Giảm thâm hụt ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu phân tích diễn biến lạm phát của việt nam giai đoạn từ 2004 đến 2014 (Trang 34)

II. Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế

2.Giảm thâm hụt ngân sách nhà nước

Tăng thu gắn liền với thắt chặt, tiết kiệm chi tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, hạn chế bội chi ngân sách. Thủ tướng yêu cầu hệ thống chính trị phải gương mẫu thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên; cắt giảm các khoản chi chưa thật cần thiết; thực hiện các biện pháp tiết kiệm xăng, dầu; rà soát và giảm các hạng mục, công trình chưa thật bức thiết, đồng thời kêu gọi nhân dân thực hành tiết kiệm tiêu dùng.

Giảm thâm hụt ngân sách bằng cơ chế quản lý đầu tư công Chính sách giảm tổng cầu thông qua thắt chặt chi tiêu công là đúng đắn, cần thiết nhưng chưa đủ. Nỗ lực giảm chi tiêu công của Chính phủ chỉ thực sự có hiệu lực nếu như Chính phủ đồng thời có cơ chế để đảm bảo những khoản đầu tư còn lại có hiệu quả.

Để thu hẹp thâm hụt ngân sách thì song song với việc giảm chi tiêu, Chính phủ cũng cần cải thiện các nguồn thu ngân sách, tránh tình trạng ngân sách phụ thuộc quá nhiều (tới hơn 40%) vào các nguồn thu không bền vững từ dầu mỏ và thuế nhập khẩu như hiện nay. Cải cách thuế, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân (hiện chiếm 2% tổng ngân sách của Việt Nam trong khi con số này ở các nền kinh tế hiện đại đều lớn hơn 20%) và thuế bất động sản.

3. Cân đối cung cầu trong nền kinh tế

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành phải chịu trách nhiệm đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống và sản xuất như xăng, dầu, gạo, thuốc, xi măng, sắt, thép, phân bón... gắn liền với kiểm soát chặt chẽ giá cả. Khẳng định không tăng giá bán than cho ngành điện, không tăng giá điện và giá xăng dầu. Nhà nước tiếp tục bù lỗ cho các mặt hàng này nhằm ổn định giá.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh để duy trì tăng trưởng. Phấn đấu với tinh thần cao nhất để giải quyết vốn cho các doanh nghiệp, nhất là vốn lưu động. Thủ tướng cũng chỉ đạo các Bộ ngành tích cực, chủ động hơn nữa trong việc tháo gỡ khó khăn. Đặc biệt, các Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hoạt động của các tập đoàn, Tổng công ty thuộc bộ mình quản lí.

Một phần của tài liệu phân tích diễn biến lạm phát của việt nam giai đoạn từ 2004 đến 2014 (Trang 34)