Cung ứng tiền tệ của ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu phân tích diễn biến lạm phát của việt nam giai đoạn từ 2004 đến 2014 (Trang 30)

II. Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế

3.Cung ứng tiền tệ của ngân hàng nhà nước

Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát.

Đây là dạng thức lạm phát lộ diện khá rõ. Năm 2007, với việc tung một khối lượng lớn tiền đông để mua ngoại tệ từ các nguồn đổ vào nước ta đã làm tăng lượng tiền trong lưu thông với mức tăng trên 30%, hạn mức tín dụng cũng tăng cao, mức tăng 38%. Ấy là chưa kể sự tăng tín dụng trong các năm trước đã tạo nên hiện tượng tích phát tác động đến năm 2007 và có thể cả những năm sau.

“Nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát cao là do cung tiền những năm qua có sự nới lỏng quá mức. Nếu như năm 2000, tỉ lệ cung tiền (M2) trên GDP của VN chỉ ở mức dưới 60% thì đến cuối năm 2010, tỉ lệ này đã lên đến trên 130% GDP (tổng dư nợ tín dụng trên 110% GDP). Mức tăng kỷ lục trong giai đoạn 2001-2011 chính là nguyên nhân gây lạm phát cao vào

P (Mức giá) (Mức giá) Q (Sản lượng) AS 0 AS 1 AS 2 AD0 AD1 P 1 P 2 P 0 Q* Q,

năm 2008: 19,9% và năm 2010: 11,8%, 9 tháng đầu năm 2011 tăng 18,16%”.

Chỉ ra nguyên nhân của nguyên nhân, các chuyên gia cho rằng: “Chính sách lãi suất thấp được duy trì trong các năm trước đây, cùng với chính sách tiền tệ nới lỏng đã đẩy tăng trưởng tín dụng lên cao. Chính điều này đã làm tăng tổng cầu có khả năng thanh toán, gây áp lực đẩy giá cả lên cao; từ đó lại dẫn đến nhu cầu phải tăng trưởng tín dụng để đáp ứng yêu cầu của sản xuất, kinh doanh theo mặt bằng giá mới và lại tác động đẩy giá cả lên cao. Đây chính là vòng lẩn quẩn của tín dụng. Lạm phát cao lại đẩy lãi suất huy động và cho vay lên rất cao, vượt xa mức lợi nhuận của DN. Hậu quả là các DN khó khăn. Việc phá giá khá mạnh đồng VN cũng “góp gió” làm gia tăng lạm phát, trong khi các kênh đầu tư đều đóng băng, thì thị trường vàng, đôla sôi động và khó kiểm soát.

4.Điều tiết vĩ mô kém

Chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ liên tục mở rộng từ 2001- 2006 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Trong vòng 3 năm trở lại đây kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng ở mức rất cao trên 8%, và mục tiêu của giai đoạn này đối với Chính phủ Việt Nam là ưu tiên tăng trưởng kinh . Chính sách tài chính, tiền tệ nới lỏng đã thực hiện trong nhiều năm liền nhưng quản lý chưa chặt chẽ; nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và đây cũng là nhân tố góp phần khiến lạm phát bình quân từ 2005 đến 2007 tăng trên 8,01%. Tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế tăng mạnh trong một thời gian dài nhằm phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế là một nguyên nhân quan trong làm gia tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế. Các ngân hàng cũ mở rộng tín dụng bằng việc nới lỏng điều kiện cho vay, cạnh tranh nhau bằng giảm lãi suất cho vay, tăng lãi suất huy động để tìm kiếm nguồn vốn cho vay,chuyển đổi mô hình, liên doanh liên kết với các

doanh nghiệp, tập đoàn để tăng vốn điều lệ, mở rộng mạng lưới nhanh chóng vượt quá khả năng quản trị, cho thành lập thêm các ngân hàng mới và tất cả các ngân hàng chủ yếu đua nhau tìm kiếm lợi nhuận từ nghiệp vụ cho vay nên càng làm cho tín dụng của hệ thống ngân hàng tăng cao trong suốt năm 2007 và 3 tháng đầu năm 2008, đó là nguyên nhân rất quan trong gây sức ép rất lớn làm gia tăng lạm phát trong thời gian qua.

Do những bất cập trong điều hành kinh tế vĩ mô trong thời gian qua không chỉ làm giảm hiệu quả của chính sách cắt giảm lạm phát mà còn kích thích kỳ vọng lạm phát cao trong dân chúng.

Do thiếu sự phối hợp chặt chẽ và thiếu ăn khớp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá đã làm suy giảm đáng kể hiệu quả kiềm chế lạm phát ở nước ta. Điều này đã được nhiều bài viết đã đưa ra, chúng tôi đồng tình với những phân tích đã có. Vấn đề cần phải đề cập thêm ở đây là, cách công bố và thực thi nhiều chính sách trong thời gian qua, đã có tác động kích thích kỳ vọng lạm phát cao. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xu hướng “hình thành một mặt bằng giá mới ở Việt Nam”. Tiêu biểu cho tác động trên có thể kể đến chính sách tiền lương. Quan sát thực tế ở nước ta trong thời gian qua đều cho thấy: khi có nguồn tin Nhà nước sẽ điều chỉnh tiền lương tối thiểu thì chỉ sau một thời gian rất ngắn, hầu hết giá cả hàng hoá đều tăng lên: người tiêu dùng sợ giá cả tăng nên tăng mức mua hàng hoá, làm tăng thêm mất cân đối cung cầu trên thị trường, nhiều doanh nghiệp lợi dụng thực tế này, cộng thêm việc suy tính khả năng tăng giá các đầu vào có thể xẩy ra, đã tăng giá bán ra. Đặc biệt, ở nước ta khi nhận thức còn hạn chế, tâm lý đám đông rất phổ biến nên đã kích thích mạnh mẽ đến thị trường và giá cả trong nền kinh tế. Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng nếu như tác động của các chính sách của Nhà nước lên các chỉ số khác có độ trễ nhất định thì đối với lạm phát, phản ứng về tâm lý tăng nhanh hơn rất

nhiều.

Việc điều chỉnh tiền lương danh nghĩa để góp phần cải thiện (hoặc chí ít là không làm suy giảm) mức sống của người lao động là chính sách cần thiết, phải coi đó là một việc làm thường xuyên và hết sức bình thường của các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, việc lựa chọn thời điểm thực hiện và cách thực hiện phải hết sức thận trọng để tránh kích thích, tăng mặt bằng giá của nền kinh tế. Không nên đưa tin tăng lương trên phương tiện thông tin đại chúng nhưng sau một thời gian dài rồi mới thực hiện. Bởi vì, với sự hình thành mặt bằng giá mới, khi đồng lương danh nghĩa tăng thêm đến tay người lao động thì giá cả đã tăng cao hơn nhiều so với mức tăng lương, việc điều chỉnh tiền lương trở nên mất ý nghĩa.

Bên cạnh đó, giá cả tăng lên còn tạo ra sự bất ổn trong môi trường kinh tế xã hội và điều đó đến lượt nó lại có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh

CHƯƠNG V

Một phần của tài liệu phân tích diễn biến lạm phát của việt nam giai đoạn từ 2004 đến 2014 (Trang 30)