Cánh đồng – Dòng sông

Một phần của tài liệu Tư duy thơ nguyễn quang thiều qua tập thơ châu thổ (Trang 47)

7. Cấu trúc khóa luận

3.1.1. Cánh đồng – Dòng sông

Dường như trong bảng từ vựng Nguyễn Quang Thiều không có mặt các biến cố chính trị, xã hội thông thường mà hầu hết những hình ảnh thân thiết, đời thường như nước, lửa, mẹ, cánh đồng, dòng sông… đã thay thế cho hệ thống thi ảnh trong những diễn ngôn mang tính sử thi trong thơ một thời như đất nước, nhân dân, chiến tranh, đạn lửa…

Trong Châu thổ phong nhiêu của Nguyễn Quang Thiều, thiên nhiên

cũng là một ngôn ngữ, một tiếng nói kết bện nhiều tiếng nói. Nối kết những giấc mơ và hệ thống thi ảnh thơ Nguyễn Quang Thiều, ta sẽ nhận ra hệ thống biểu tượng trong đó nổi bật nhất là cánh đồng, dòng sông. Sông nước, đồng ruộng là những không gian thân mật vừa li tâm vừa hướng tâm trong Châu thổ, là những biểu tượng đa phân được phái sinh từ cổ mẫu làng Chùa.

3.1.1.1. Cánh đồng

Không đau thương, tan tác:“Ôi những cánh đồng quê chảy máu/ Dây thép gai đâm nát trời chiều” như trong thơ Nguyễn Đình Thi, không quá thi vị ngọt ngào: “Việt Nam đất nước ta ơi/ Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”, trong thơ Nguyễn Quang Thiều, khi nói đến cánh đồng, một cách tự nhiên nhất người ta nghĩ đến nền văn minh lúa nước từ thưở khởi nguyên. Hình ảnh lưỡi cày, luống đất gợi nhớ Lễ tịch điền cầu một mùa vàng bội thu, no ấm:

“Trên cánh đồng mênh mông cỏ không đặt ra nghi lễ bốn mùa Tôi trở về không có tiếng người, không có bóng cây

Dựng lên những luống đất của cơn mơ, một người lạ đến gieo trồng”

(Độc thoại)

“Đêm rền vang tiếng thử hơi của những cây kèn

Tôi là nhạc công sót lại cuối cùng bước dần ra ánh sáng

Trong nghi lễ của đất đai, của bầu trời, tôi nâng kèn ngước mắt Tất cả những cánh đồng loa kèn bùng nổ - bình minh”

(Hồi tưởng tháng tư) Đó là cánh đồng của ngôn ngữ cấy trồng, gặt hái, nơi người nắm chặt những hạt giống và thả vào bầu trời đất nâu. Cánh đồng là hiện thân của đất Mẹ bao dung, là yên tâm mùa màng no ấm. Nó cũng là tín hiệu của làng mà nói rộng ra là quê hương – nơi luôn mở rộng lòng đón những đứa con Trốn lo âu về lại cánh đồng. Cánh đồng như bầu sữa mẹ ngọt ngào nuôi lớn bao thế hệ người. Nhắc đến cánh đồng như một biểu tượng gắn liền với quê hương chính là sự biết ơn với Đất mẹ, là ý thức hướng về nguồn cội nơi mình đã sinh ra.

3.1.1.2. Dòng sông

Tâm thức người Việt tự ngàn xưa luôn mang nặng ân nghĩa với sông. Họ coi sông như mẹ của châu thổ trù phú đem đến cho con người những mùa vàng tốt tươi. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Dòng sông như khúc ruột của làng. Nước sông xanh mát, tưới thắm ruộng đồng. Nước bao giờ cũng vậy, mềm mại, dịu dàng. Nước làng Chùa cội nguồn sông Đáy lặn sâu vào lớp đá ong chảy mát xanh như suối lệ trong hồn người:“Thuở ấu thơ tôi thường ra bờ sông. Tâm hồn bé nhỏ của tôi vang lên tiếng nước chảy (…) Tôi đứng bên bờ sông như đứng bên bờ của thế gian. Những con thuyền trôi trước tôi như ở một thế giới khác” (Nhân chứng của một cái chết, Khúc 3).

Sông còn là nơi hò hẹn, nơi tình yêu đầu đời khẽ rung lên những dư chấn nhẹ nhàng và xốn xang:“Ta chạy đến hai phía bờ, quỳ xuống trước sông/ Sông ở giữa đôi ta – một chân trời chuyển động/ Những vầng mây xỉn

màu vì gió/ Những cánh buồm khổ đau tự xé và tự vá lại mình/ Những con bống sông, những chiếc chìa khóa vàng đang mở cửa” (Dòng sông).

Sông ở đây được cụ thể hóa bằng dòng sông Đáy thân thương. Thực ra về tầm vóc, dòng chảy,… nó đâu có bằng những dòng sông cuồn cuộn sử thi: Hồng Hà, Đà Giang, Cửu Long, hay sông Volga, sông Hằng, sông Nin…- những con sông kì vĩ, kiêu hãnh trên thế giới. Nhưng ở đây, rõ ràng sông Đáy được sống, được vươn lên bằng một đời sống khác, một tâm hồn khác, mang nguồn cội và tâm hồn Việt. Sông cũng là biểu tượng gần gũi nhắc ta về hình bóng của tuổi thơ, của quê nhà.

Một phần của tài liệu Tư duy thơ nguyễn quang thiều qua tập thơ châu thổ (Trang 47)