7. Cấu trúc khóa luận
2.3.1. Cái tôi trong thế giới đang tự sát khuôn mặt trần trụi của
Khởi đầu từ những dự cảm bất an và ở cấp độ cao hơn trở thành sự sợ hãi là cảm hứng mạnh mẽ nhất chi phối trực giác nghệ thuật mãnh liệt của nhà thơ. Thế giới điêu linh ấy chẳng khác nào một bản nháp cẩu thả, một âm bản rách tướp bị gặm nhấm nham nhở. Cảm hứng thơ xuất phát từ nỗi đau buồn và đau thương, tinh thần chịu nạn nên cảm thức về cái khủng khiếp càng mở rộng biên độ, bao trùm tất cả. Cái khủng khiếp ấy vừa là sự đe dọa đến từ môi trường bên ngoài, vừa là trạng thái nội tại thích nghi và đáp trả mối đe dọa đó ở một độ căng cực điểm. Cảm giác khủng khiếp ấy tích tụ, lớn lên và bùng nổ có thể dẫn tới hai khả năng: hoặc là sự hủy hoại hoặc là sự giải thoát. Người đọc dễ bị cuốn vào những hình tượng thơ của ông, những không gian thơ mà ở đó cái hồn thơ vạm vỡ, dư thừa cá tính, năng lượng, cái tôi và sự ương ngạnh của ông tỏa ra, lấp đầy. Tiếng chó sủa đêm mất ngủ, một tiếng cá quẫy trong đêm trăng sông Đáy, một bông hoa cô đơn tỏa hương thầm, một cơn mê trong cơn sốt, một thị xã ven đô mất điện trong đêm, một cái lưỡi nhớp nháp bò trong một cái miệng xấu xa, và những cành cây, những chiếc lá vật vã trong cơn mưa dài bất tận mùa lụt... Chỉ có thế thôi, quá nhỏ, quá vụn, nhưng cũng quá đủ để nói lên đầy đủ những dự cảm của một trái tim đa sự, một đầu óc tỉnh táo và tinh tường về những vẻ đẹp trong trẻo đang mất dần, về một không gian thuần khiết đang bị xâm lấn và thu hẹp, về một ngôi làng có tên cụ thể nhưng cũng rất mơ hồ đang chìm vào ký ức, và về một Châu thổ nồng nàn ấm áp đang cứng lạnh dần dưới bêtông.
Sự tự diệt vong hiển hiện trực tiếp và dễ nhìn thấy nhất là sự tàn phá môi trường sống của chính con người. Cứ mỗi khi đất nước bước vào cuộc
canh tân là lại xuất hiện những nhà thơ khóc thương những ngôi làng, đau đáu một nỗi niềm hoài cổ, nức nở kiếm tìm những bóng dáng xa xưa. Nguyễn Quang Thiều đã kiểm kê di sản của đồng quê từ những tập thơ đầu, nhưng phải đến Bài ca những con chim đêm anh mới bắt đầu thực sự khóc thương và kêu cứu.
Chốn nương náu tưởng như an bình nhất là làng quê cũng bị bánh xe của công nghiệp hóa nghiến nát. Chưa bao giờ hình ảnh tổ tiên, cánh đồng, ngọn gió, dòng sông, ngôi nhà lại day dứt cắt xé lòng ta đến thế, dù nó đã bị cả hai lần tan nát - một lần do trận bão canh tân cào xé, một lần do chính những tưởng tượng liên tưởng mới mẻ, bất ngờ phong phú và táo bạo của thi nhân.
Nguyễn Quang Thiều lắng nghe những đổ vỡ sâu sắc trong đời sống tâm linh văn hóa trước mỗi bước đi của kỷ nguyên đô thị hoá, công nghiệp hoá. Ðến nỗi, có cảm giác như thi sĩ cảm nhận được những cái chết đang thấm vào trong từng tế bào đời sống, những bữa cơm gia đình cũng trở nên nặng nề khủng khiếp với những đổ vỡ, bóng tối, ám ảnh, sợ hãi, đợi chờ. Cánh đồng giêng hai thơm mùa rau khúc ngày nào giờ đây trở thành “Cánh đồng sặc mùi hóa chất kêu lên một tiếng cười ngái ngủ. Và lịm vào những thửa ruộng bùn nâu”. Thiên nhiên than khóc cho số phận của chính mình:“Những cánh đồng đắng cay vì bệnh tật kéo dài. Hoàng hôn xấu xí ngũ cốc đang gập mình bởi cơn ho hóa chất sặc mùi” và xung quanh:“Ngước lên những vòm cây chật vật đâm chồi/ Ngước lên bầy chim cánh chập choạng, rũ rượi bay, hát bài ca kiên nhẫn/ Ngước lên những đám mây trĩu ngực vì bụi cố bò qua cơn dị ứng của thời tiết vô luân”. Không gian chúng ta đang sống mất dần sinh khí, cằn cỗi và già nua đi:“Tôi đi qua những kẻ sát nhân đang bắn vào hơi thở/ Không nhìn thấy nhà tù nào mà mỗi ngày tôi mất đi một cỏ/ Không nghe tiếng súng nào mà ngực cỏ vỡ đêm đêm/ Chiều nay trên thế giới bê tông xuyên vào thế giới cuối cùng của cỏ/ Một con ngựa trắng đi cúi mặt rũ bờm/ Cỗ xe tang trở cái chết của màu xanh với hai cánh mũi lên cơn sốt rát bỏng/ Và tất cả vệt cơ
đang rung lên tiếng hí gọi hồn”.Và đáng sợ hơn, cái thế giới ấy đang dần biến mất không chỉ do tác động từ bên ngoài mà còn bởi chính sự tuyệt vọng đang gặm nhấm dần từng phần bên trong:“Những vòm cây tự xé rách lưỡi mình/ Trong cơn ngứa ăn nhầm ánh sáng/ Những dòng sông tự cào tướp họng/ Cơn buồn nôn những bến giả không thuyền…/ Và những đền chùa gục ngã/ Trước những pho kinh phản bội bồ đề”. Trong Những người lang thang ta thấy rõ cánh đồng, bầu trời, chim chóc, cỏ cây không còn là nơi cư ngụ của hồn quê như trong các bài thơ trước của Thiều mà đã bị tả tơi, nhàu nát, biến dạng, trên đó những ma quỷ bắt đầu cư trú và nhảy múa. Những ngôi nhà chạy trốn, những ngôi nhà bị quét vôi trắng, dòng nước hiền lành bỗng trở nên một quái vật hung tợn, cây xanh bị cắt xẻ, nước sông thì câm lặng, chết chóc, hoang vắng và quạnh quẽ, đầy những bất trắc cuồng nộ. Những hàng cây thì đau ốm, lụi tàn, bị giật đổ sau bão, rũ rượi trong đêm vẫn cố ôm ghì những ký ức tuổi thơ và đau đớn vì không nhận ra con người hôm nay nữa. Những bông hoa thì luôn phải gắn với nghi lễ, tham dự vào nghi lễ, cả khi mệt mỏi lụi tàn và cô quạnh và du đãng vẫn cố ánh lên những chất thơ xa, những giấc mơ xa....
Tiếp theo sự hủy hoại của thiên nhiên là những báo động về tình trạng xuống cấp của lối sống, sự hư nát trong tâm hồn con người. Con người của đời sống hiện đại lúc nào cũng vội vã, gấp gáp chạy đua với guồng cay của thời gian. Vật chất đầy đủ và tiện nghi hơn nhưng con người liệu có cảm thấy hạnh phúc? Câu trả lời là không. Và khi đời sống vật chất với đời sống tinh thần trở thành 2 đối cực tỉ lệ nghịch với nhau thì con người càng mệt mỏi. Họ cuống cuồng chạy trốn trăm ngàn thứ bổn phận bao quanh:“Chạy trốn những khách sạn/ chạy trốn những kế hoạch, chữ kí/ chạy trốn điện thoại, xa lông mút/ chạy trốn lễ sinh nhật/ chạy trốn tiếng gõ cửa…”(Lời cầu nguyện). Họ bất an trong chính thế giới đô thị đủ đầy: người ta không còn chỗ nào an toàn đủ để giấu nổi một ngón tay: “Họ chạy trong thành phố: những ngõ sâu hốc
hác, những lề đường ê chề, những công việc mắc bệnh. Thành phố không chốn an toàn cho họ đủ giấu một ngón tay” (Lời cầu nguyện).
Một hiện thực thô lậu, trần trụi của đời sống “rền rĩ buồn nỗi buồn đồ vật” đã khiến nhà thơ phân thân thành kẻ khác, có những cái nhìn tỉnh táo và khách quan trước nghịch lý đáng sợ ấy:“Và vẫn nhìn thấy/ Cuộc làm tình ban ngày/ Của những kẻ thất nghiệp/ Trong chính công sở của họ/ Và vẫn nhìn thấy/ Nơi ngã tư một chiếc xe tải/ Cán nát một cô gái/ Nhưng bó hoa cô cầm trên tay/ Vẫn nở nốt bông cuối cùng/…Và vẫn nhìn thấy/ Linh hồn những người đã chết/ Xếp hàng trước cổng trụ sở tòa án thành phố”. Nhà thơ cũng mang cả tâm thế hãi hùng khi chứng kiến những cảnh tượng đời sống bị biến dạng: “Một góc phố, cửa hiệu kim hoàn bị phá cửa/ Và trong quán rượu một người say đâm chết một người say” (Đoản ca về buổi tối).
Khi môi trường bị hủy diệt, lối sống con người trở nên tiêu cực thì xã hội đảo lộn, tha hóa là viễn cảnh đương nhiên. Trong dòng chảy của đời sống đô thị hiện đại, cả nông thôn và thành thị đều có những thay đổi đa chiều. Những điều tốt đẹp có khi bị ẩn chìm dưới lớp vỏ màu mè xa lạ, con người không kịp nhận biết những phân hóa và tan rã của xã hội hiện đại. Văn hào F.Rabelais cho rằng: “Khoa học không vì con người chỉ là sự hư hỏng của tâm hồn”. Sau ông, J.J.Rousseau - nhà tư tưởng của thế kỉ ánh sáng cũng nghiêm khắc chỉ ra: “các tiến bộ của khoa học không hề mang lại sự đạo đức hóa và nhân đạo hóa như các nhà khai minh đã lầm tưởng mà ngược lại, hầu như tri thức khoa học và tiện nghi kĩ thuật chỉ mang lại sự hưởng thụ xa hoa và phung phí, tất yếu dẫn đến sự suy đồi, băng hoại về đạo đức”. Có lẽ, sự khác nhau giữa một nhà thơ và một nhà tư tưởng chính là ở chỗ, đứng trước những hiện thực tương đồng, các nhà tư tưởng gia như Rousseau viết những bài luận đồ sộ về hệ lụy của khoa học và sự bất bình đẳng trong phân chia sản phẩm xã hội thì thi nhân lại ngẩn ngơ buồn trước “những cô gái đẹp mặc váy cưỡi xe máy phóng qua/ Như dao sắc phất vào tôi ứa máu” hoặc “các cô gái
buôn chuyến đang ngoẹo đầu ngủ/ Tóc tai áo quần sặc mùi cà khô” để rồi hoang mang tự hỏi:“ Nếu lấy họ, tôi sẽ ngủ với họ thế nào?”.
Sự bệch bạc dần của các khái niệm và giá trị đối với Nguyễn Quang Thiều, giống như ngày tận thế, bởi vì nó nằm trong bức tranh toàn thể của cái khủng khiếp, vượt xa mọi suy đoán tiên lượng. Những hình ảnh huyễn hoặc về linh hồn của những con quạ khoang trên cành những cái cây cụt ngọn, những con mắt bị khoét, những trái tim bị rỉa, linh hồn ngựa chiến đầm đìa máu,… trong Bài ca những con chim đêm như một thứ khải huyền báo trước bi ca tai họa. Và sự sống sẽ bị tát cạn, đào sâu trong một biến cố kinh hoàng ở
Nhân chứng một cái chết: những cơn mưa sập giời thối đất cuốn phăng tất cả thị xã tối tăm và ô nhiễm. Sự kiện này khiến ta liên tưởng đến cơn đại hồng thủy trong kinh cựu ước, giống như sự hủy diệt tất yếu của một thế giới đang tự sát.
Trong thế giới điêu linh đang dần mục ruỗng ấy, cái tôi - cá nhân tác giả xuất hiện như một nhân chứng , trong vị trí của kẻ cần được cứu rỗi. Chúng ta có thể ghi nhận những trạng thái đầy bất an của nhân chứng ấy:“Tiếng chim vọng về từ đỉnh đồi bên kia/ Như lần đầu nghe thấy, lần đầu sợ hãi/ Chợt nhận ra ngôi nhà của mình, nhận ra thơ ấu của mình/ Nhận ra cơn mơ của mình đang đi trên con đường đơn độc…” (Bài ca những con chim đêm); “Chợt ai đó trong chúng ta choàng tỉnh trong đêm và nức nở mãi không thôi/ Nức nở và nói về tội lỗi khủng khiếp của mình không một ai biết đến” (Đoản ca về buổi tối). Bất an, sợ hãi nhưng lại bất lực trước thế giới ngập ngụa bạo loạn, hận thù, giả dối: “Họ chạy trong thành phố: những ngõ sâu mắc bệnh, những lề đường ê chề, những công viên mắc bệnh…Họ chạy trốn không nguyền rủa, không tuyên bố, không hoảng hốt, chỉ đau đớn, chỉ có chuẩn bị” (Lời cầu nguyện), bất lực khi phải ngắm nhìn hoài những phận người bị nguyền rủa, bị hô hoán, bị buộc tội và rơi vào sắp đặt mới, nhìn hoài
lúc, Nguyễn Quang Thiều cũng nhìn thấy cả những vẻ đẹp lộng lẫy, gần gũi tưởng có thể chạm được tay vào nhưng như bao người cùng thế hệ, ông cũng như ai đó đều đã kiệt sức, không thể với thêm được nữa: “Kìa những cái cây lộng lẫy và kiêu hãnh trong gió gào rít giữa đêm/ và một kẻ đang gắng sức tìm lối đến thiên đường nhưng lại không ngước được mắt lên” (Những công việc của tháng Mười Một). Là kẻ cần cứu rỗi, cái tôi ấy cũng u mê trong dục vọng, tàn tật trong tâm hồn với “những cơn mê đói khát của con đỉa khổng lồ/ Mà chàng không thể gỡ nó ra khỏi chàng, chàng vẫn phải tắm rửa cho nó và mặc quần áo cho nó, đặt tên cho nó và nhiều lúc bào chữa cho nó…”.
Thế giới hỗn mang phi lí, những sự thật tưởng chừng bất biến đã bị đổi ngôi, những giá trị bị ảo hóa khiến hoài nghi chồm lên như biển động. Cái nhìn nghi hoặc không chỉ dành cho thế giới xung quanh mà còn dành cho chính bản thân mình. Nhà thơ tự hỏi mình, bất chợt phân vân và lưỡng lự khi phải chọn hành trình: “Ta sẽ bắt đầu điều gì khi bình minh thức dậy/ Đi về phía biển khơi hay trở lại rừng”; rồi lại hỏi lũ chó mục đích nguyên cớ sủa:“ Bầy chó ơi, sủa vào đâu/ Sủa vào trăng?/ Sủa vào ngọn đèn dầu/ Hay sợ đêm mà sủa vào bóng tối/ Hay sợ nhau mà sủa vào nhau”. Tràn ngập trong tập thơ là một nỗi sợ hãi bất lực trước sự lãng quên, tàn phai đơn điệu của đời sống đương đại, một khát vọng về nguồn tìm lại quê hương xa, linh hồn xa vẫn khắc khoải thẳm sâu trong tâm khảm nhà thơ.