Cái tôi trong thế giới tinh khiết, lộng lẫy đang hoài thai sự

Một phần của tài liệu Tư duy thơ nguyễn quang thiều qua tập thơ châu thổ (Trang 43)

7. Cấu trúc khóa luận

2.3.2. Cái tôi trong thế giới tinh khiết, lộng lẫy đang hoài thai sự

của tương lai

Có thể nhìn ngắm hiện thực trong thơ Nguyễn Quang Thiều với nhiều gam màu dị biệt, lạnh lùng, u tối nhưng không bi lụy, tuyệt vọng… mà ngược lại luôn thấy ánh sáng hy vọng, niềm tin mãnh liệt vào một tương lai tốt đẹp. Đó cũng chính là vẻ đẹp vĩnh cửu và quyền năng tái tạo thế giới của thi ca:“Nhìn xa chân trời nơi bình minh hé môi cười là bóng/ Những gót chân đích thực, những gót chân đang khuất/ Như những vệt nước lớn bay hơi nhẹ

nhõm không rên rỉ điều gì…/ Cho đến khi từ vòm miệng hôi nồng, nhớp nháp/ Những cái lưỡi của người tìm được lối ra” (Bình minh đang lên). Bằng linh cảm nhạy bén và khả năng tiên tri của thi sĩ, Nguyễn Quang Thiều đã nhìn thấy khoảng cách từ bóng tối tới ánh sáng trong một cự li quá gần:“Chúng ta ngỡ bóng tối chứa đầy vũ trụ/ Thực ra chỉ mỏng manh như màng mắt người mù/ Và chỉ cần bước thêm một bước/ Chúng ta sẽ sáng lên sau những hãi hùng”(Bóng tối).

Những chuyển động, những cuộc lên đường trong thơ Nguyễn Quang Thiều cũng là để tiến gần hơn đến bờ sự sống. Đó là con tằm chui ra từ vỏ kén, là mầm cây bật lên từ khe đá, là cơn mưa xuống ngọn đồi trơ trọc, là những thua thiệt trong đời sống được đền bù: “Và giờ đây trong bóng tối của tháng chạp đông cứng như một chiếc hàm thiếc/ Tỏa rừng rực hơi nóng những bao hạt giống/ trong tiếng nghiến kiên trì khủng khiếp của bánh xe/đi đến cánh đồng đang chờ quyền phép của tháng Giêng ban tặng”(Quyền phép của thời gian). Sự ra đi trong thơ Thiều là ánh sáng để tái tạo hàn gắn, sắp đặt lại thế giới. Tương lai tốt đẹp, ngập tràn hi vọng, ấm áp và ân cần: “Người đang đến. Người đang trở về/ Con đường tinh kết. Con đường lan tỏa”. Cuối mỗi bài thơ, bạn đọc như vừa tự tìm ra được một lối rẽ, tự mình vừa đặt tay lên những nắm cửa để giải thoát mình sang một không gian khác.

Nhìn trái đất, ông nghĩ về sự kết thúc và nối tiếp như một quy luật. Và con người cũng không thể khác: “Trái đất sẽ kết thúc bằng sự tự bóc vỏ/ Con trai ơi, con sẽ sinh lại cùng ngày với cha”. Và “Trái đất sẽ kết thúc bằng sự tự nghiền hạt/ Con trai ơi, con sẽ sinh lại cùng ngày với tổ tiên con” (Lời trăn trối của tương lai). Mọi sự vật đều phải tự bóc vỏ để sinh thành, mọi nỗ lực đều phải chiến thắng những phi lí, nghịch lý và vô nghĩa bởi con người là một sinh tồn có điều kiện nếu con người không tự buông xuôi trước sự xâm thực, rạn vỡ của vũ trụ. Ngay cả trong những nghịch lí của đời sống cũng luôn tồn tại những nghịch đảo. Và sự hồi sinh sẽ lại bắt đầu. Thơ Nguyễn Quang Thiều

ám ảnh đến triết lí về những điều nghịch lý như thế cũng để cho chúng ta hiểu trong tận cùng tuyệt vọng thì sự sống lại tự bóc vỏ hồi sinh: “Những cây khô đang cầu kinh cho lá mới/ Những ngọn cỏ hát ru đám mây ngũ sắc vô sinh/ Những bông hoa bày ra khao khát để che đậy những khao khát/ Những dòng sông làm u mê từng luồng cá chép/ Ánh sáng trắng đang tìm giấy khai sinh lần thứ nhất của mình”.

Luôn từ một ranh giới nào đấy, đường chân trời của một cánh đồng, khúc quành của một dòng sông, đường viền của một đỉnh đồi, cái thế giới bên này luôn là một dự phóng cho thế giới bên kia còn khuất lấp. Nhưng luôn luôn là một thế giới đã được báo hiệu tốt lành:“Đẻ cho ban mai một dải trứng hồng”. Rất nhiều bài thơ của ông được kết thúc theo cách này. Trong Nhịp điệu châu thổ mới, cuộc tiễn đưa cái chết của bà nội như hành trình về một xứ sở khác, sự ra đi ấy cũng như sự gieo cấy một sứ mệnh mới: “Thổ ngữ gieo từ bàn tay người nông dân già vào tay cậu bé. Cậu bé chầm chậm mở vương quốc của mình” rồi từ đó “Mở ra một con đường”, “Một cây cầu” được dựng lên mà ở đó đứa bé “Như một trụ cầu mọc lên để đỡ một giọng nói”.

Sự sống bao giờ cũng bắt đầu bằng âm thanh của chính từng sự vật, hiện tượng. Giữa những âm thanh chết chóc, đổ nát và hỗn loạn, nhà thơ lắng nghe tiếng con chim đêm, tiếng ca trong giấc mơ mong manh của bầy trẻ. Thế giới như bừng tỉnh trong tiếng chim khai sáng, những giá trị trinh nguyên buổi ban sơ như được phục sinh thoát khỏi những tha hoá, ảo tưởng và ngộ nhận. Cái thế giới nhốn nháo kia trở nên một cái nền thanh bình câm lặng để vút lên tiếng chim “rền rĩ, xối vào không gian”, “rống lên làm hoảng sợ những vòm cây”. Tiếng chim đêm bỗng trở nên dữ dội, bi hùng tạo ấn tượng về sự quật khởi hùng vĩ của sự sống của cái đẹp, của chất thơ, của lương tâm và sự thanh bình trong sạch.

Cây ánh sáng hắt lên nguồn sáng từ phía chân trời rạng đông cho ta thấy hết vẻ đẹp trinh nguyên, bất tận của một sớm mai tuyệt đẹp, cho ta biết

được một ngày mới đang đến với bao khác biệt, nhiều bí ẩn, bất ngờ. Và có lẽ thông điệp sau cùng tác giả muốn gửi đến bạn đọc ở đây chính là niềm lạc quan luôn cho phép chúng ta được quyền tin, yêu và hi vọng vào những điều tốt đẹp trên thế gian này.

Thế giới lộng lẫy ấy đang được hoài thai. Cái gắng gỏi nỗ lực giải phóng của lương tri, của thiên nhiên và cái Ðẹp mới cảm động làm sao? Nó thức tỉnh ta, thanh lọc ta, làm ta trong giây lát trở nên giác ngộ, mạnh mẽ và thánh thịên. Và ở thế giới này, cái tôi trữ tình cũng hân hoan tự lãnh nhận một phần sứ mệnh bí truyền: kẻ cứu rỗi. Trong cuộc hành hương từ thế giới điêu linh, tàn tật bên này đến thế giới huyền nhiệm bên kia, kẻ cứu rỗi ấy sẵn sàng lãnh đủ khổ nhục tai ương, sẵn sàng tử vì đạo. Đó là kẻ “đẩy chiếc xe một bánh lên đường”, kẻ cõng trên lưng bóng tối khổng lồ, kẻ ra đi về miền gieo hạt “đến những vụ gieo trồng của cánh đồng bên kia”. Cái tôi hiện diện trong

Châu thổ dường như để lan truyền một đức tin thần thánh:“Còn hạt giống là

còn cánh đồng/ Còn một giọt nước là còn dòng sông/ Còn một người có đức tin là cả thế gian được cứu rỗi”. Và cuối cùng, nỗ lực ấy cũng được đền đáp bằng một thế giới của mầm sống đang hiển thị ở tương lai.

Chƣơng III

MỘT SỐ YẾU TỐ VỀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT TRONG TẬP THƠ CHÂU THỔ

3.1. Biểu tƣợng

3.1.1. Cánh đồng – Dòng sông

Dường như trong bảng từ vựng Nguyễn Quang Thiều không có mặt các biến cố chính trị, xã hội thông thường mà hầu hết những hình ảnh thân thiết, đời thường như nước, lửa, mẹ, cánh đồng, dòng sông… đã thay thế cho hệ thống thi ảnh trong những diễn ngôn mang tính sử thi trong thơ một thời như đất nước, nhân dân, chiến tranh, đạn lửa…

Trong Châu thổ phong nhiêu của Nguyễn Quang Thiều, thiên nhiên

cũng là một ngôn ngữ, một tiếng nói kết bện nhiều tiếng nói. Nối kết những giấc mơ và hệ thống thi ảnh thơ Nguyễn Quang Thiều, ta sẽ nhận ra hệ thống biểu tượng trong đó nổi bật nhất là cánh đồng, dòng sông. Sông nước, đồng ruộng là những không gian thân mật vừa li tâm vừa hướng tâm trong Châu thổ, là những biểu tượng đa phân được phái sinh từ cổ mẫu làng Chùa.

3.1.1.1. Cánh đồng

Không đau thương, tan tác:“Ôi những cánh đồng quê chảy máu/ Dây thép gai đâm nát trời chiều” như trong thơ Nguyễn Đình Thi, không quá thi vị ngọt ngào: “Việt Nam đất nước ta ơi/ Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”, trong thơ Nguyễn Quang Thiều, khi nói đến cánh đồng, một cách tự nhiên nhất người ta nghĩ đến nền văn minh lúa nước từ thưở khởi nguyên. Hình ảnh lưỡi cày, luống đất gợi nhớ Lễ tịch điền cầu một mùa vàng bội thu, no ấm:

“Trên cánh đồng mênh mông cỏ không đặt ra nghi lễ bốn mùa Tôi trở về không có tiếng người, không có bóng cây

Dựng lên những luống đất của cơn mơ, một người lạ đến gieo trồng”

(Độc thoại)

“Đêm rền vang tiếng thử hơi của những cây kèn

Tôi là nhạc công sót lại cuối cùng bước dần ra ánh sáng

Trong nghi lễ của đất đai, của bầu trời, tôi nâng kèn ngước mắt Tất cả những cánh đồng loa kèn bùng nổ - bình minh”

(Hồi tưởng tháng tư) Đó là cánh đồng của ngôn ngữ cấy trồng, gặt hái, nơi người nắm chặt những hạt giống và thả vào bầu trời đất nâu. Cánh đồng là hiện thân của đất Mẹ bao dung, là yên tâm mùa màng no ấm. Nó cũng là tín hiệu của làng mà nói rộng ra là quê hương – nơi luôn mở rộng lòng đón những đứa con Trốn lo âu về lại cánh đồng. Cánh đồng như bầu sữa mẹ ngọt ngào nuôi lớn bao thế hệ người. Nhắc đến cánh đồng như một biểu tượng gắn liền với quê hương chính là sự biết ơn với Đất mẹ, là ý thức hướng về nguồn cội nơi mình đã sinh ra.

3.1.1.2. Dòng sông

Tâm thức người Việt tự ngàn xưa luôn mang nặng ân nghĩa với sông. Họ coi sông như mẹ của châu thổ trù phú đem đến cho con người những mùa vàng tốt tươi. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. Dòng sông như khúc ruột của làng. Nước sông xanh mát, tưới thắm ruộng đồng. Nước bao giờ cũng vậy, mềm mại, dịu dàng. Nước làng Chùa cội nguồn sông Đáy lặn sâu vào lớp đá ong chảy mát xanh như suối lệ trong hồn người:“Thuở ấu thơ tôi thường ra bờ sông. Tâm hồn bé nhỏ của tôi vang lên tiếng nước chảy (…) Tôi đứng bên bờ sông như đứng bên bờ của thế gian. Những con thuyền trôi trước tôi như ở một thế giới khác” (Nhân chứng của một cái chết, Khúc 3).

Sông còn là nơi hò hẹn, nơi tình yêu đầu đời khẽ rung lên những dư chấn nhẹ nhàng và xốn xang:“Ta chạy đến hai phía bờ, quỳ xuống trước sông/ Sông ở giữa đôi ta – một chân trời chuyển động/ Những vầng mây xỉn

màu vì gió/ Những cánh buồm khổ đau tự xé và tự vá lại mình/ Những con bống sông, những chiếc chìa khóa vàng đang mở cửa” (Dòng sông).

Sông ở đây được cụ thể hóa bằng dòng sông Đáy thân thương. Thực ra về tầm vóc, dòng chảy,… nó đâu có bằng những dòng sông cuồn cuộn sử thi: Hồng Hà, Đà Giang, Cửu Long, hay sông Volga, sông Hằng, sông Nin…- những con sông kì vĩ, kiêu hãnh trên thế giới. Nhưng ở đây, rõ ràng sông Đáy được sống, được vươn lên bằng một đời sống khác, một tâm hồn khác, mang nguồn cội và tâm hồn Việt. Sông cũng là biểu tượng gần gũi nhắc ta về hình bóng của tuổi thơ, của quê nhà.

3.1.2. Bóng tối - Ánh sáng

Nguyễn Quang Thiều là một trong số ít những nhà thơ đương đại chú tâm trình hiện những chuyển động, những chuyển hóa bên trong. Trong thơ ông, mọi triết lý, chiêm nghiệm phải được toát ra từ những chuyển dịch không ngừng của đời sống, tư tưởng cả ở phía khách thể và bản thể, ngay trong cả những mâu thuẫn và thống nhất. Bóng tối - ánh sáng là một biểu tượng sinh động, tiêu biểu cho những chuyển dịch đầy chiêm nghiệm ấy.

3.1.2.1. Bóng tối

Ấn tượng đầu tiên sau khi đọc tập thơ là “bóng tối”. “Bóng tối” tràn lan, vây phủ. Gam trầm kéo theo nó là giọng điệu buồn, lắng đọng, cô đơn. Chủ âm “bóng tối” và các đồng vị “đêm”, “tối”, “trăng”, “đen”… là “tiêu điểm” nổi trội trong thơ Châu thổ, đã tạo thành một thế giới thơ “thẫm màu”. Ngay tên một số bài trong tập đã sẵn “thẫm màu”: Đêm gần sáng; Bữa tối;

Chuyển dịch màu đen; Đoản ca về buổi tối; Chúng ta có quyền ăn bữa tối;

Tuyết lúc nửa đêm; Bóng tối; Bài ca những con chim đêm; Bài ca trong đêm cuối cùng của năm cũ;… nhưng bài cuối cùng lại có tên là Cây Ánh sáng.

Đêm là không gian của thi giới Thiều. Đào Duy Hiệp cất công tính đến một cấu trúc bóng tối trong thơ Thiều (ở Châu thổ), qua so sánh với ánh sáng thì bóng tối xuất hiện 165 lần, ánh sáng xuất hiện 70 lần. Như vậy nhìn chung

hay nhìn riêng, thơ Thiều bóng tối vẫn tràn đầy. Có 2 con đường để dẫn thơ Thiều vào bóng tối: một là nhờ bóng tối mà lửa (ánh sáng) hiện hữu, hai là tối vốn là khoảng không gian âm u bao trùm vây phủ sẵn mà ta không thể xuyên qua. Chức năng của “bóng tối” ở đây vì vậy mang tính chất đối lập với “ánh sáng”, đồng thời vươn tới ánh sáng: “Đường bay của ánh sáng vang tiếng vỗ cánh bóng tối” là sứ mệnh của nhà thơ. Các hình thức “vỗ cánh bóng tối” hay sự “chuyển động” của bầy sên trong “đêm trăng” đều như hướng tới ý thức về một thực tại khác.

Sự tranh chấp giữa “dương” (ánh sáng) và “âm” (bóng tối) không ngang sức, “ánh sáng” bị lép vế càng cho ta nhận rõ hơn chủ âm “bóng tối”. Và nó càng chủ âm hơn khi chính “ánh sáng” cũng bị “chuyển hoá” vào “bóng tối” (ánh sáng đèn, sáng trăng,…). Từ đây, “bút pháp về bóng tối”, tạm gọi thế, của Nguyễn Quang Thiều chìm trong nội tâm của những đối thoại, thức tỉnh và giác ngộ của chủ thể trữ tình. Chính ý thức về sự “đắm chìm” đó, từ lí thuyết phê bình ý thức, hợp tác với ý thức tác giả, tôi nghĩ, đó là hành động trăn trở của nhà thơ để đi tìm “ánh sáng” đích thực cho thơ và cái đẹp, trong đó, hẳn nhiên, con người là trung tâm.

Ở giai đoạn đầu, chẳng hạn, trong Những con thuyền sông Đáy, không có hình vị “bóng tối” và “ánh sáng”. Nhưng “Chiều nay con ngồi ho bên cửa / Bao sợi mưa đứt hết cuối trời” thì “chiều” cũng đã là thời gian đang chuyển dần sang “tối” rồi, ẩn dụ cho nhiều điều đã muộn mằn, đứt gãy, tiếc nuối. Song ở giai đoạn đầu này, “bóng tối” chưa “trầm trọng”, gay gắt lắm, vẫn còn trung tính. Dù đã gượng lại, nhưng trong Cây Ánh sáng, “bóng tối” vẫn 42 lần xuất hiện, gấp rưỡi “ánh sáng” (28 lần) càng khẳng định hơn cái chủ âm trầm, buồn và khó hiểu nói chung trong thơ Châu thổ.

3.1.2.2. Ánh sáng

Ánh sáng trong thơ Thiều hiện lên ở nhiều dạng thức khác nhau. Ánh sáng bình dị nhất là từ ngọn lửa nhỏ bé, le lói một góc bếp nào đó của làng.

Lửa cũng hiện hữu trực tiếp trong lửa, ngọn lửa, mặt trời, đám cháy, bén lửa, đống lửa, tro ấm, tia sáng, lóe sáng, ánh sáng,…. Lửa hiện hữu xa xôi, gián tiếp trong ngọn khói, đất ấm, lóe sáng lưỡi cày, lóe ánh sáng thủy thần thắm đỏ…. Lửa sinh ra không phải để cháy ào ạt, cuồng nhiệt trong dương cực. Lửa Thiều cháy âm thầm như lửa nến, bị bóng tối bủa vây nhưng kiên trinh sáng. Sáng và ấm, bền bỉ và dai dẳng. Lửa được thổi bùng lên bởi không gian của tối, trong đêm. Lửa sinh ra để phủ định đêm tối nhưng phủ định một điều gì thì lập tức bị chính điều đó quay ngược lại quy định. Đêm tối bỗng tìm về quy định ánh sáng lửa.

Nếu ánh sáng trong Sự mất ngủ của lửa là ngọn đuốc, là đèn pha, là lửa đỏ thì trong Cây ánh sáng, ánh sáng ấy hắt lên từ đường chân trời rạng đông trinh nguyên và bất tận: “Và lúc này những cái cây trên thế gian, những ngọn nến xanh khổng lồ thắp lên trên tất cả các con đường/ Trong một ánh sáng ấy, một âm nhạc ấy, một ngôn ngữ ấy, trong một bầu trời ấy/ và Người đã biến thành chiếc lá nhỏ không bao giờ tàn úa/ trên cành của tán lá ban mai kì vĩ trong vũ trụ ngập tràn” (Cây ánh sáng), ánh sáng lan tỏa chan hòa, gội rửa những uế trọc tục lụy đưa con người vươn tới thanh khiết: “Chàng quỳ xuống

Một phần của tài liệu Tư duy thơ nguyễn quang thiều qua tập thơ châu thổ (Trang 43)