Phân tích các loại lãng phí tại công ty.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI ÁP DỤNG SẢN XUẤT TINH GỌN NHẰM GIẢM THIỂU LÃNG PHÍ (Trang 29)

Diện phân xưởng là 24 m(rộng)×72 m(dài)=1728m2 với 10 máy gia công ,1 văn phòng làm việc, một khu vực mạ và lối vào kho chứa sản phẩm hoàn thiện.

2.2.2. Phân tích các loại lãng phí tại công ty.

Để phân tích tình hình lãng phí tại nhà máy của Vneco.ssm, trước tiên đề tài xin đề cập tới các điểm chưa hợp lý tại từng phân xưởng sản xuất rồi từ đó phân tích và đưa ra định hướng giải quyết.

Không có kho có mái để cất NVL đầu vào, NVL để ngoài trời dẫn đến chất lượng kém bị Ôxi hóa, bên canh đó NVL đề khá xa

khu vực sản xuất nên công nhân phải mất thời gian lấy NVL. Nguyên vật liệu nhập về quá nhiều vượt quá so với mức cần cho sản xuất hiện tại.

Xưởng thép thanh.

Trên phân xưởng sản xuất các sản phẩm lỗi để bừa bãi, không có thẻ đánh dấu đâu là sp lỗi đâu là sản phẩm chuyển công đoạn sau. Chưa

có công cụ để xác định rõ ràng nguyên nhân gây ra sản phẩm lỗi mà chỉ dựa vào kinh nghiệm. Lãng phí do sản phẩm lỗi do công nhân thực hiện sai công đoạn gia công, NVL đầu vào không đạt yêu cầu sản phẩm có nhiều ba via, sai lệch kích thước. Sản phẩm lỗi để ngay trên đường di chuyển của cần trục, chưa có khu vực xử lí sản phẩm bị trả lại. Bố trí máy móc chưa hợp lý dẫn đến dòng chảy của NVL đi vòng.

Lãng phí do vận chuyển biểu hiện ở chổ sản phẩm không đạt chuyển đi chuyển lại, khoảng cách vận chuyển giữa các công đoạn quá nhiều.

Trên đây là các bất cập gây ra lãng phí đang tồn tại tại xưởng gia công thép thanh và khu vực để NVL. Nhưng do khuôn khổ thời gian và mục đích, đề tài sẽ dựa vào lý luận của Lean để tập trung đi giải quyết những lãng phí nào phù cần giải quyết trước tiên với một doanh nghiệp lần đầu áp dụng Lean. Theo nhận định ban đầu, đó là các lãng phí về sản phẩm bị sai hỏng trong quá trình sản xuất, nguyên vật liệu trong kho quá nhiều, mặt bằng sản xuất chưa hợp lý. Các phân tích dưới đây sẽ chỉ rõ những loại lãng phí chính mà nhà máy đang gặp phải.

2.2.2.1 Nhập NVL với khối lượng lớn gây tồn kho lớn tăng chi phí tồn kho.

Vneco.ssm đã có mối quan hệ chặt chẽ với những nhà cung cấp chính trong nước như Công ty TNHH Thương mại thép Nguyên Phát cung cấp các loại thép hình H, U, I, V thép tấm, thép hộp các loại, Công ty TNHH

Nhật Trường Vinh cung cấp thép hình, thép tấm, thép cuộn, thép lá, thép lưới theo yêu cầu mẫu mã của Vneco.ssm, Công Ty TNHH thép Tân Hoàng Giang cung cấp các loại thép hình U, I, V, thép tấm, thép xây dựng, thép ống, thép hộp, lưới thép, dây thép, dây thép mạ kẽm, Công Ty TNHH

thương mại và sản xuất Hải Yến chuyên cung cấp thép hình U-I-C-V, thép cuộn, thép tấm, thép lá, thép ray, thép thanh tròn trơn, thép bản mã, lốc ống thép và rất nhiều nhà cung cấp lớn nhỏ khác. Sau 13 năm hoạt động sản xuất, công ty đã tạo lập được rất nhiều mối quan hệ với các nhà cung cấp. Vì thế, hoạt động sản xuất luôn được đáp ứng đủ và kịp thời lượng nguyên vật liệu trong nước. Quy cách nhập NVL của công ty là dựa vào hợp đồng cụ thể khi có hợp đồng thì Công ty sẽ thực hiện việc nhập kho NVL, tuy nhiên thường thì công ty sẽ nhập kho khối lượng NVL đủ luôn cho cả hợp đồng, cho nên sẽ dẫn tới tình trạng NVL tồn kho quá nhiều, gây ra sự chiếm diện tích kho, NVL không được che đậy dẫn tới tình trạng oxi hóa gây hư hỏng, chất lượng kém, việc nhập NVL một lúc thế này làm cho các chi phí như vận chuyển, đặt hàng, tồn kho tăng lên. Một hợp đồng sản xuất của nhà máy thường từ 1 tháng đến 2 tháng và có nhiều thời điểm giao hàng. Cụ thể bảng thống kê các hợp đồng sản xuất tại xưởng thép thanh trong năm 2013 của Vneco.ssm.

Bảng 2.2 Các hợp đồng sản xuất năm 2013 được gia công tại xưởng thép thanh.

STT Tên hợp đồng Ngày hợp đồng có hiệu lực Khối lượng sản phẩm(tấn) Giao đợt I Giao đợt II Giao đợt III 1 Cải tạo ĐZ 110kV Nhà bè - An nghĩa lên 2 mạch 3/1/13 461 15/2/13 4/3/13 2 ĐZ 110kV đấu nối NMTĐ Hòa phú 17/1/13 48 22/2/13 3 ĐZ 110kV Vĩnh sơn - Phù mỹ 27/2/13 623 31/3/13 12/5/13 4 ĐZ 220kV Phan thiết - Phú mỹ 2 12/3/13 3059 18/5/13 18/6/13 8/9/13 5 ĐZ 220kV Plieku - kon tum 5/5/13 1170 10/6/13 10/7/13 6 Trạm biến áp 220kV Tháp chàm và các đường dây đấu nối

25/5/13 969 10/6/13 11/7/13

7 ĐZ 220kV Cầu bông -

Đức hòa 13/6/13 1705 15/7/13 20/8/13

( PGNV số 2/2014) 9 Xe đẩy hàng- PGNV số

11/14 15/8/13 1.8 16/9/13

10 ĐZ500kV Quảng ninh

-Hiệp hòa 4/9/13 3579 21/9/13 25/10/13 30/11/13 11 TBA 110kV Chân mây

và Nhánh rẽ 11/10/13 229.3 13/11/13 22/12/13

(Nguồn: Bộ phận sản xuất của Vneco.ssm)

Quy trình nhập NVL của Công ty là dựa vào khối lượng của hợp đồng và mua thép với khối lượng lớn hơn 10% so với khối lượng của hợp đồng ví dụ: Hợp đồng số 1 ở bảng trên là Cải tạo ĐZ 110kV Nhà bè - An nghĩa lên 2 mạch thì khối lượng của hợp đồng này là 460,929 kg thép kết cấu đã gia công. Như vậy căn cứ vào đây công ty sẽ tiến hành mua NVL với khối lượng là: 460,929×110% = 507,022 kg NVL. Để giải thích tại sao lại mua với khối lượng NVL lớn hơn 10% này thì Công ty dựa vào kinh nghiệm khi sản xuất một chi tiết sẽ thường trải qua các giai đoạn đục, cắt, doa, khoan… gây ra tình trạng hao hụt khối lượng bên cạnh đó còn có trường hợp chi tiết gia công bị hỏng dẫn đến hao hụt nên muốn gia công đúng khối lượng của hợp đồng thì Công ty sẽ nhập liệu với khối lượng lớn hơn 10% và con số 10% này là dựa vào kinh nghiệm sản xuất tại nhà máy.

Bảng 2.3. Bảng xuất nhập kho trong năm 2013 cho xưởng thép thanh.

Tháng Nhập kho (tấn) Xuất kho (tấn)

1 560 235 2 685 685 3 3,365 1,058 4 0 689 5 2,353 2,364 6 1,876 2,031 7 35 1,037 8 1.8 782 9 3,937 1,257 10 253 940 11 0 1,860 12 0 132 Tổng 13,070 13,070

(Nguồn: Bộ phận sản xuất của Vneco.ssm) Theo bảng trên thì số liệu nhập kho là số liệu được nhập trong tháng, nhưng số liệu xuất kho được hiểu là trong tháng này Công ty xuất kho với khối lượng được liệt kê trong bảng, chứ không hoàn toàn là khối lượng NVL được sử dụng trong tháng. Ví dụ như bảng trên, kết hợp với bảng 2.6 các hợp đồng sản xuất ta thấy, trong tháng một có 2 hợp đồng, trong đó hợp đồng 1 đợt giao đầu tiên là 15/2/13 và hợp đồng 2 là 22/2/13. Như vậy trong tháng một công ty sẽ xuất kho khối lượng 235 tấn cho việc sản xuất, nhưng khối lượng này có thể sản xuất sang cả tháng hai chứ không nhất thiết là tháng một mặc dù nó được xuất kho trong tháng một.

Hình 2.6 Biểu đồ nhập xuất kho

Qua biểu đồ có thể thấy rằng, mức nhập kho và mức sử dụng chênh lệch nhau rất nhiều cụ thể trong tháng 3 và tháng 9 mức nhập kho rất cao đột biến vì khối lượng nhập kho lớn nhập về và sử dụng trong thời gian dài nên có sự chênh lệch. Điều này cho thấy công ty nhập kho với lượng lớn NVL mà thực tế tại thời điểm sản xuất chưa thực sự cần đến một khối lượng lớn NVL như vậy.

Đánh giá về ưu nhược điểm của hình thức nhập kho của công ty.

Ưu điểm: Có thể được chiết khấu khi mua hàng khối lượng lớn, nhập một lúc khối lượng lớn NVL có thể phòng chống rủi ro về tăng giá, đáp ứng được việc sản xuất liên tục mà không bị thiếu NVL giữa chừng.

Nhược điểm: Theo lý luận của lean thì Công ty phải bỏ ra một khoản tiền lớn cho các chi phí mua hàng, đặt hàng, vận chuyển một lúc khối lượng lớn NVL, bên cạnh đó

còn gây ra tình trạng đã đề cập ở trên là tồn kho lớn, ảnh hưởng tới chất lượng NVL vì kho chứa công ty không có mái che và thực tế cho thấy kho chứa của công ty luôn luôn đầy NVL, nhiều lúc NVL còn phải chồng chất lên nhau ảnh hưởng tới chất lượng rất nhiều.

Nhận xét: Việc hạn chế tối đa tồn kho NVL là xu thế sản xuất được hướng tới nhiều nhất trong hoạt động sản xuất của các Công ty hiện nay vì nó tạo ra nhiều lợi ích về tiết kiệm chi phí, theo lý luận của Lean thì lượng tồn kho cao dẫn đến chi phí tài chính cao hơn về tồn kho, chi phí bảo quản cao hơn và tỷ lệ khuyết tật cao hơn. Cho nên việc áp dụng một công cụ của Lean thì bài toán chi phí tồn kho NVL của Vneco.ssm sẽ cải thiện đáng kể. Đề tài sẽ sử dụng công cụ giảm thiểu lô sản xuất của Lean và mô hình đặt hàng kinh tế EOQ để giải quyết vấn đề này cụ thể được trình bày ở chương kế tiếp. 2.2.2.2 Sản phẩm lỗi nhiều gây lãng phí thời gian gia công sửa chữa

Trong năm 2013 tại phân xưởng thép thanh đã sản xuất được 11,882,345 kg thép kết cấu lắp ghép cho 11 hợp đồng. Tuy nhiên, khối lượng NVL nhập về để có thể gia công được khối lượng hợp đồng như trên là 13,070,573 kg mức chênh lệch là 1,188,288 kg, mức chênh lệch này bao gồm khối lượng hao hụt, khối lượng gia công bị lỗi không tái tạo được. Đây là sự lãng phí không chỉ là giá trị mà còn lãng phí về thời gian sửa chữa.

Bảng 2.4 Bảng thống kê khối lượng khuyết tật không thể tái sử dụng 2013

Loại khuyết tật Năm 2013 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng (tấn) Đột sai vị trí lỗ 5.4 3. 5 7. 5 9.7 3.7 2. 8 4. 4 2. 5 40

Cắt ngắn chi tiết hơn

yêu cầu 1.9 3. 3 8. 5 6.4 2. 5 23 Doa lỗ quá rộng 5. 7 7. 9 6. 8 5. 4 9. 5 8. 5 44 Vát sai góc 9.3 3.6 6. 9 4.3 2.2 26 Không mạ được 1.4 3. 6 2. 6 2.6 3.2 3. 7 17 Thép bị cong méo 4. 4 2.6 4. 7 2. 2 4.8 2. 6 21 Khoan thừa lỗ 5.7 3. 5 4. 4 8.8 4. 6 27

Tổng 28 19 6 18 27 21 8 26 10 13 7 14 197

(Nguồn: Bộ phận sản xuất của Vneco.ssm)

Qua bảng trên ta có thể thấy được mức hư hỏng của các chi tiết gia công trong năm 2013 là 197 tấn. Đây là một con số được coi là lãng phí xét về khía cạnh giá trị cho công ty, nhưng khối lượng thép được thống kê ở đây là khối lượng hư hỏng mà không thể tái sử dụng cho việc gia công các sản phẩm khác trong nhà máy. Hiện tại nếu có lượng thép lỗi như thế này thì công ty sẽ bán phế phẩm. Bên cạnh đó còn có một lượng thép lỗi nhưng có thể tái sửa chữa và tái sử dụng được chiếm khối lượng 5 -7% của khối lượng NVL mua về thì đây là nguyên nhân gây ra hao phí thời gian gia công sủa chữa.

Từ số liệu trên thì tính toán được giá trị lãng phí từ BTP hư hỏng không thể gia công lại hay tái sử dụng như sau: Giá sản phẩm bán ra của công ty là 24,356 đồng/kg cho thép kết cấu gia công đây là mức trung bình trong năm 2013 và nếu sản phẩm hỏng thì giá bán phế phẩm là 7,000 đồng:

Lãng phí = 24,356×197,000 - 7000×197,000 = 3,419,132,000 đồng ( 3,4 tỷ đồng) Như vậy mức lãng phí là hơn 3,4 tỷ đồng từ các hợp đồng thép gia công tại xưởng thép thanh trong năm 2013 bởi phế phẩm. Bên cạnh đó còn các chi tiết gia công bị lỗi mà có thể sửa chữa gây tốn thời gian gia công lại.

Nhận xét: Hiện tại thì công ty chưa có phương án nào để truy tìm nguyên nhân

và đề ra phương án giải quyết tình trạng này. Mặc dù, lượng phế phẩm không thể tái sử dụng chiếm khối lượng có thể chấp nhận được nhưng còn một khối lượng BTP lỗi có thể sửa chữa lại lớn. Quy trình quản lý chất lượng hiện tại củng chưa kiểm soát chặt chẽ được luồng BTP hoàn thiện và BTP lỗi. Mặc dù Công ty có thống kê số liệu, tuy nhiên chỉ thống kê để năm bắt tình hình và điều chỉnh nguyên nhân và giảm thiểu lãng phí dựa theo kinh nghiệm, chứ chưa có một quy tình cụ thể nào. Cho nên, ở phần này đồ án sẽ tiến hành sử dụng công cụ quản lý chất lượng ngày từ gốc của Lean kết hợp với phương pháp giản đồ Pareto, sơ đồ xương cá để truy tìm nguồn gốc gây lỗi, lỗi nào là chiếm phần lớn nhất để từ đó định hướng giải quyết. Nội dung của phương pháp sẽ được trình bày ở chương kế tiếp.

2.2.2.3 Bố trí line thủ công trong xưởng thép thanh chưa hợp lý.

Với mục tiêu là mọi quá trình vận chuyển mà không làm tăng giá trị sản phẩm theo Lean thì đều được gọi là lãng phí do vận chuyển. Do đó, qua quan sát thực tế thì do việc bố trí lại mặt bằng sản xuất chưa hợp lý, dẫn đến lãng phí do di chuyển tại khu

vực A trên hình vẽ mà cụ thể là tại line thủ công có máy cắt thủ công 2 và máy đóng số thủ công 3, máy đột lỗ 4 và máy gia công tinh 10. Khu vực B máy CNC 204 và máy CNC 142 và máy gia công tinh 11. Khu vực máy C bao gồm máy khoan B2532, máy cắt thủ công 9 và máy gia công tinh 12. Để phân tích các lãng phí trong bố trí máy thì đồ án tiến hành áp dụng sơ đồ chuỗi giá trị của Lean, nhằm biểu thị ra các dòng thời gian tăng giá trị cho sản phẩm và dòng thời gian không tăng giá trị cho sản phẩm, bên cạnh đó căn cứ vào diện tích làm việc, diện tích cần cho tồn kho BTP, để bố trí lại máy cho hợp lý nhằm giảm được thời gian không gia tăng giá trị cho sản phẩm.

Hình 2.7 Dòng chảy NVL trong xưởng thép thanh

Quy trình sản xuất đã được trình bày cụ thể tại mục 2.2.1. Ở đây NVL sẽ được phân loại và đưa vào 3 line A,B,C từ khu vực chứa NVL, ta thấy khoảng cách giữa các máy gia công và khu vực chứa BTP là khá loãng nên sẽ gây ra tình trạng lãng phí do di chuyển BTP giữa các máy cho nên việc rút ngắn khoảng cách của các máy này là cần thiết. Như phân tích dưới đây:

Đối với line máy A

Qua khảo sát thực tế tại line thủ công và tiến hành đo thời gian làm việc khi line này gia công trong 52 phút như sau:

Bảng 2.5 Thời gian làm việc thống kê tại line máy A

Cắt 30 12 22

Đóng số 29 10 22

Đục lỗ 34 11 19

GC tinh 23 14 18

- Trong đó CT: Thời gian gia công CO: Thời gian chuyển đổi WT: Thời gian chờ

Hình 2.8 Sơ đồ chuỗi giá trị hiện tại của line máy A

Thời gian khảo sát ở line là 52 phút và tổng thời gian( Lead time) là 244 phút

Bảng 2.6 Tỷ lệ thời gian làm việc thực tế ở mỗi trạm tại line A

Thông số Cắt Đóng số Đục lỗ GC tinh

Gia công(phút) 52 52 52 52

Hao phí(phút) 6 8 5 4

Thực tế(phút) 46 44 47 48

Hữu dụng % 88% 84% 90% 92%

Mức hữu dụng này cho thấy tỷ lệ thời gian làm việc thực tế của công nhân trên một khoảng thời gian đang xét.

Bảng 2.7 Bảng thông số chuỗi giá trị tại line A

Chỉ số Giá trị

Thời gian không tăng giá trị (phút) 128

Thời gian gia tăng giá trị (phút) 116

Chỉ số PCE (%) 53%

Chỉ số PCE cho thấy tỷ lệ NVA chiếm 53% trong tổng thời gian gia công, chứng tỏ

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI ÁP DỤNG SẢN XUẤT TINH GỌN NHẰM GIẢM THIỂU LÃNG PHÍ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w