Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 90)

3. Yêu cầu của đề tài

3.4.4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản

nghiệp, nâng cao thu nhập, năng suất lao động và hiệu quả xã hội. Khi sản xuất hàng hoá phát triển, ngành dịch vụ trong nông nghiệp được mở rộng và thu hút một lực lượng lao động lớn tham gia gián tiếp vào sản xuất nông nghiệp. Do đó việc tạo ra nhiều việc làm cho người lao động góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao mức thu nhập và mức sống cho người dân. Nâng cao năng suất lao động xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế trên 1 ha đất, góp phần tăng tổng giá trị sản lượng nông nghiệp từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Sau định hướng thì hiệu quả sản xuất nông nghiệp đều tăng. Dự kiến GTSX/LĐ tăng 35,00 nghìn đồng, GTGT/LĐ tăng 30,00 nghìn đồng. Với việc định hướng sản xuất như trên mỗi năm tăng thêm khoảng 900 nghìn công lao động góp phần giảm số người thất nghiệp, nâng cao thu nhập, năng suất lao động và hiệu quả xã hội. Khi sản xuất hàng hoá phát triển, ngành dịch vụ trong nông nghiệp được mở rộng và thu hút một lực lượng lao động lớn tham gia gián tiếp vào sản xuất nông nghiệp. Do đó việc tạo ra nhiều việc làm cho người lao động góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao mức thu nhập và mức sống cho người dân. Nâng cao năng suất lao động xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế trên 1 ha đất, góp phần tăng tổng giá trị sản lượng nông nghiệp từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

3.4.4. Mt s gii pháp ch yếu nhm nâng cao hiu qu s dng đất sn xut nông nghip nông nghip

3.4.4.1. Giải pháp về thị trường tiêu thụ nông sản

Trong sản xuất thị trường là yếu tố quyết định. Đối với sản xuất nông nghiệp thì thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản đóng vai trò hết sức quan trọng là động lực góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Vì vậy, việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản phẩm là khâu rất quan trọng quyết định nhiều đến hiệu quả sản xuất của ngành nông nghiệp nói chung và nông nghiệp theo hướng hàng hoá nói riêng.

Đối với tỉnh Yên Bái đã thành lập Liên minh hợp tác xã nông lâm nghiệp để tiêu thị nông sản cho nông hộ tuy nhiên cơ cấu, chức năng hoạt động của tổ chức này còn kém hiệu quả. Các hợp tác xã thành phần chưa chủ động phối hợp cũng như chưa thích nghi tốt với cơ chế thị trường. Tình trạng nông sản tồn đọng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 80 vẫn thường xuyên xáy ra. Với hai sản phẩm hàng hóa rất lớn là sắn và quế, huyện Văn Yên cần khuyến khích thành lập thêm các hợp tác xã thu mua nông sản trên địa bàn huyện tổ chức các buổi hội thảo, hội trợ để giới thiệu sản phẩm, tham vấn các ý kiến chuyên gia đồng thời có các chính sách phù hợp để khuyến khích đấu tư, mở rộng thị trường trong và ngoài nước để tiêu thụ nông sản cho các nông hộ với giá thành cao, đặc biệt là không để tình trạng ế thừa nông sản.

3.4.4.2. Giải pháp về vốn đầu tư

Qua điều tra phỏng vấn nông hộ cho thấy có khoảng 45-50% số hộ nông dân thiếu vốn sản xuất và có khoảng 80% số hộ có nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất nông nghiệp. Vì vậy cần có một số giải pháp về đầu tư vốn:

- Cải tiến phương thức cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để các hộ nông dân được vay vốn với mức lãi suất ưu đãi.

- Cần có biện pháp hỗ trợ các hộ nông dân vay vốn với lãi xuất thấp và tăng thời hạn trả lãi suất, điều đó giúp cho người dân yên tâm trong sản xuất.

- Cần có sự quan tâm hơn nữa và sự phối hợp giữa các cấp chính quyền, tổ chức, đoàn thể như Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân….để nông dân nghèo có điều kiện vay vốn phát triển sản xuất.

3.4.4.3. Giải pháp về giống

Tập trung chủ yếu ứng dụng các thành tựu khoa học và sản xuất giống, lựa chọn giống phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng và yêu cầu của thị trường.

Cần nâng cao năng lực các cơ sở, trang trại có khả năng chọn lọc nhân giống để có thể cung cấp giống tốt, sạch bệnh đủ tiêu chuẩn cung cấp cho thị trường và chế biến công nghiệp. Đưa các giống mới có năng suất cao, chịu nhiệt độ thấp trong vụ đông vào sản xuất.

3.4.4.4. Giải pháp về khoa học công nghệ

Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức dịch vụ nông lâm nghiệp nhất là các dịch vụ về vật tư, giống, thủy lợi, bảo vệ thực vật, công tác thú y, mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 81 việc chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học về giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng.

Tăng cường liên kết với các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học trong nước nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ về công nghệ và kỹ thuật đối với các ngành chủ đạo.

3.4.4.5. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng

Đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, trước hết cần tập trung xây dựng nâng cấp hệ thống thủy lợi (cải tạo hệ thống trạm bơm, kiên cố hóa hệ thống kênh mương tưới tiêu,…), cải tạo, mở rộng các tuyến đường giao thông và nâng cấp các tuyến đường hiện có để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa.

3.4.4.6. Giải pháp về môi trường

Cần có cơ chế quản lý sử dụng thuốc BVTV, phân bón hoá học, nhằm giảm dư lượng thuốc BVTV để đảm bảo môi trường đất, nước, không khí. Mặt khác cán bộ khuyến nông cần thường xuyên thăm đồng kiểm tra dịch bệnh phát hiện kịp thời tình hình sâu bênh hại để thông báo trên hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng cho người dân biết và phun thuốc kịp thời tránh tình trạng như hiện nay là quá lạm dụng thuốc BVTV.

3.4.4.7. Giải pháp nguồn nhân lực

Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững cần yêu cầu lao động nâng cao trình độ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong những năm tới huyện cần tập trung giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, có chính sách khuyến khích nguồn lao động có kỹ thuật cao từ nơi khác đến.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 82

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)