Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 39)

3. Yêu cầu của đề tài

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

* To độ địa lý ca huyn: 104o23’ đến 104o30’ độ kinh đông và từ 21o50’30” đến 22o12’ độ vĩ bắc.

* Các mt tiếp giáp:

- Phía Đông giáp huyện Lục Yên và huyện Yờn Bình. - Phía Tây giáp huyện Văn Chấn.

- Phía Nam giáp huyện Trấn Yên.

- Phía Bắc giáp huyện Văn Bàn, huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai.

Tổng diện tích đất tự nhiên là 139.023,0 ha. Huyện Văn Yên cách trung tâm tỉnh lỵ Yên Bái 40 km về phía Bắc. Toàn Huyện có 26 xã và 01 thị trấn, với 312 thôn bản.

Thị trấn Mậu A là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của Huyện. Với vị trí nằm trên tuyến đường sắt Yên Bái - Lào Cai, tuyến đường tỉnh lộ Yên Bái - Khe Sang và đường sông với lợi thế này thị trấn Mậu A sẽ là động lực để phát triển kinh tế xã hội cho các vùng trong toàn Huyện.

Văn Yên là huyện có vị trí địa lý tương đối thuận lợi trong việc khai thác và sử dụng đất đối với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường.

3.1.1.2. Địa hình

Địa hình huyện tương đối phức tạp, đồi núi liên tiếp và cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc, thuộc thung lũng sông Hồng, kẹp giữa hai dãy núi Con Voi và Púng Luông; hệ thống sông ngòi dày đặc, với các kiểu địa hình khác nhau: vùng núi cao hiểm trở, vùng đồi bát úp lượn sóng nhấp nhô xen kẽ với các thung lũng và các cánh đồng phù sa nhỏ hẹp ven sông. Sự chênh lệch địa hình giữa các vùng trong huyện rất lớn, có đỉnh cao nhất là 1952m, nơi thấp nhất là 20m so với mặt nước biển.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

3.1.1.3. Khí hậu thời tiết

Huyện Văn Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, kết hợp với địa hình bị chia cắt mạnh tạo nên hai tiểu vùng khí hậu:

- Vùng phía Bắc (từ Trái Hút trở lên) có độ cao trung bình 500m so với mặt nước biển, đặc điểm vùng này ít mưa, nhiệt độ trung bình 21-230C, lượng mưa bình quân 1800 mm/năm. Độ ẩm thường xuyên 80-85%, có những ngày chịu ảnh hưởng của gió Lào.

- Vùng núi phía nam (từ Trái Hút trở xuống): chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có lượng mưa lớn, bình quân từ 1800-2000 mm/năm, nhiệt độ trung bình 23-240C, độ ẩm không khí 81-86%.

- Những lợi thế, hạn chế về khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp, tác động đến đời sống dân sinh: Quá trình hình thành đất liên quan chặt chẽ với các yếu tố khí hậu. Quá trình phong hoá đất ở những vùng có khí hậu khác nhau thì hàm lượng các chất dinh dưỡng khác nhau do quá trình phân giải các chất hữu cơ có thành phần cơ giới khác nhau, quyết định đến việc trồng các loại cây thích hợp và hình thành những vùng chuyên canh.

- Nhiệt độ cao, lượng nước bốc hơi mạnh, độ ẩm thấp vào mùa khô thường gây ra hạn hán, thiếu nước cho sinh hoạt đời sống của nhân dân và cho cây trồng vật nuôi.

Vào mùa mưa, lượng mưa lớn, tập trung vào tháng 5 đến tháng 9 gây xói mòn mạnh trên vùng đất dốc, làm giảm độ phì của đất, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, gây lũ lụt phá hoại mùa màng, nhà cửa và các công trình thuỷ lợi, gây ách tắc giao thông, khó khăn trong việc giao lưu, phát triển kinh tế.

3.1.1.4. Thuỷ văn và nguồn nước

Do địa hình dốc, lượng mưa lớn và tập trung tạo cho Văn Yên một hệ thống sông, suối khá dày đặc, có tốc độ dòng chảy lớn và lưu lượng nước thay đổi theo từng mùa. Mùa khô nước cạn, mùa mưa dễ gây lũ lụt.

Sông Hồng chảy qua địa phận Văn Yên bắt đầu từ xã Lang Thíp chảy qua Châu Quế Thượng, Châu Quế Hạ, Lâm Giang, An Bình, Đông An, Đông Cuông, An Thịnh, Tân Hợp, Mậu Đông, thị trấn Mậu A, Yên Thái, Yên Hưng, Yên Hợp, Xuân ái và kết thúc ở xã Hoàng Thắng. Lưu lượng nước sông Hồng thường thay đổi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 thất thường, mùa khô, mực nước thấp, gây ra tình trạng thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Mùa mưa, lưu lượng nước sông Hồng tăng nhanh, nước lũ tràn về đột ngột gây ra tình trạng ngập lụt.

Do sông Hồng phát nguyên và chảy qua vùng đất đỏ đá vôi, đá biến chất và vùng trầm tích có chứa phốt phát nên phù sa ven sông Hồng của huyện Văn Yên rất giàu chất dinh dưỡng, thích hợp với nhiều cây hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày.

Ngòi Thia chảy qua huyện Văn Yên bắt đầu từ xã Mỏ Vàng chảy qua các xã Đại Sơn, Viễn Sơn, Đại Phác, Yên Phú, An Thịnh và đổ vào sông Hồng ở cửa Quảng Mạc thuộc xã Yên Hợp, ở phần chảy qua địa phận xã Mỏ Vàng có lòng hẹp, độ dốc lớn có dòng chảy xiết, nhiều ghềnh đá nên sản phẩm bồi đắp là dạng lũ tích, thành phần cơ giới nhẹ, tạo nên những bãi mầu, thích hợp cho việc trồng cây ngắn ngày.

Ngòi Hút chảy qua huyện Văn Yên bắt đầu từ xã Phong Dụ Thượng qua các xã Phong Dụ Hạ, Xuân Tầm và đổ vào Sông Hồng tại xã Đông An. Có độ dốc lớn, lòng hẹp, dòng chảy xiết, nhiều ghềnh đá nên sản phẩm bồi đắp là dạng lũ tích, thành phần cơ giới nhẹ tạo nên những bãi mầu và những cánh đồng lúa khá mầu mỡ, thích hợp cho trồng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.

Ngoài ra Văn Yên còn nhiều hệ thống ngòi, suối khác có lòng hẹp, chiều dài ngắn, độ dốc lớn, mực nước thay đổi thất thường, khô hạn về mùa khô và dễ gây lũ lụt về mùa mưa.

Hệ thống ao hồ: ao hồ của Văn Yên nằm chủ yếu ở các xã An Thịnh, Đông Cuông, Đông An, Đại Phác, Xuân ái, Yên Hợp, Yên Hưng, Yên Phú. Ao hồ ở đây được hình thành chủ yếu là do đắp đập làm thuỷ lợi, đào ao thả cá.

Tóm lại, hệ thống sông ngòi, suối của Văn Yên là nơi cung cấp nguồn nước dồi dào để phát triển sản xuất và phục vụ sinh hoạt của người dân. Hệ thống sông ngòi còn khả năng vận tải lưu thông giữa các vùng trong Huyện và ngoài Huyện, các dòng suối lớn có khả năng làm thuỷ điện vừa và nhỏ, các hồ, ao nhỏ ngoài tác dụng giữ nước để phục vụ sản xuất còn được sử dụng vào nuôi cá nước ngọt.

Do địa hình phức tạp, độ dốc lớn, rừng đầu nguồn bị suy giảm, vào mùa mưa lượng mưa lớn, nước tập trung đổ vào sông suối với lưu tốc dòng chảy lớn gây ra hiện tượng lũ lụt, càn quét gây thiệt hại lớn đến tài sản, hoa mầu của nhân dân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32

3.1.1.5. Đặc điểm về đất đai

Theo tiêu chuẩn phân loại của FAO-UNESCO, đất đai của huyện Văn Yên có những loại đất chủ yếu sau:

- Các nhóm đất

a) Nhóm đất phù sa: Ký hiệu (P) (Fluvisols) (FL)

Nhóm đất này có khoảng 2.156,0 ha, chiếm 1,55% diện tích tự nhiên toàn huyện, được phân bố chủ yếu ở các xã vùng ven sông Hồng, ngòi Thia. Khu vực có diện tích tập trung nhiều nhất là những cánh đồng phù sa trồng lúa nước thuộc các xã Yên Hợp, An Thịnh, Yên Phú, Đại Phác, Đông Cuông, Xuân ái, Hoàng Thắng, Mậu Đông.

b) Nhóm đất Glây (GL) (Gleysols) (GL)

Nhóm đất này có diện tích khoảng 560 ha, chiếm 0,4% diện tích tự nhiên toàn Huyện, phân bố rải rác ở hầu hết các xã, trên các địa hình thấp trũng hoặc thung lũng giữa các dãy núi khả năng thoát nước kém.

c) Nhóm đất xám (X) Acrisols (AC)

Nhóm đất này có diện tích khoảng 129.791,79 ha, chiếm 93,36% diện tích tự nhiên toàn Huyện, là nhóm có diện tích lớn nhất Huyện. Phân bố ở phần lớn diện tích đất đồi núi của Huyện, ở độ cao dưới 1800m ở tất cả các xã trong Huyện, song tập trung nhiều nhất ở các xã vùng cao của Huyện.

Đây là nhóm đất được hình thành tại chỗ, đặc trưng trong điều kiện nhiệt đới ẩm. Chúng được phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau từ dạng bằng thấp ven các khe hợp thuỷ, các dạng đồi thấp thoải đến dạng địa hình dốc núi cao.

d) Nhóm đất đỏ(F) Ferralsols (FR)

Nhóm đất này có khoảng 2.423 ha, chiếm khoảng 1,74% diện tích tự nhiên toàn Huyện, được phân bố rải rác ở các xã vùng cao của triển trên đá vôi, đá Mắc ma bazơ hoặc trung tính.

e) Nhóm đất mùn Alit núi cao (A) (Alitsols) (AL)

Nhóm đất này có diện tích khoảng 195 ha, chiếm 0,14% diện tích tự nhiên toàn Huyện. Phân bố chủ yếu ở Phong Dụ Thượng, nơi có độ cao tuyệt đối trên 1800m.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33

f) Nhóm đất tng mng (E) Leptosols (LP)

Nhóm đất này có diện tích khoảng 789 ha, chiếm khoảng 0,57% diện tích tự nhiên toàn Huyện. Phân bố tập trung ở các xã Phong Dụ Hạ, Phong Dụ Thượng, Ngòi A, Xuân Tầm. Trên vùng đất đồi, có độ dốc trên 20%, đất có tầng mỏng dưới 30 cm, có nơi có nhiều đá lộ đầu.

Nhóm đất này được hình thành trên địa hình đồi cao. Đất thường có phản ứng chua(PhKCL < 4,5), độ no bazơ thấp, hàm lượng dinh dưỡng thấp.

- Nhng li thế, hn chế v tài nguyên đất trong vic khai thác s dng cho các mc đích sn xut nông, lâm nghip và các mc đích khác.

Văn Yên là một trong những Huyện có tiềm năng đất đai lớn; trong đó đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm và đất rừng trồng sản xuất là một trong những thế mạnh của Huyện, đặc biệt là diện tích đất trồng quế. Đất đai của Văn Yên nhìn chung còn khá tốt, chưa bị ô nhiễm, khá thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp. Song với điều kiện địa hình cao, bị chia cắt mạnh, diện tích đất trống, đồi núi trọc còn lớn. Văn Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa trung bình hàng năm lớn, đất đai bị xói mòn, rửa trôi mạnh đặc biệt là diện tích đất trống đồi núi trọc. Mặt khác, do tập quán canh tác và trình độ thâm canh của nhân dân còn hạn chế, quá trình sử dụng đất chưa chú trọng đến cải tạo, bồi dưỡng, nâng cao độ phì nhiêu của đất nên đất đai đang có nguy cơ bị thoái hoá, đất bị rửa trôi mạnh các chất dinh dưỡng cả ở chiều sâu và bề mặt dẫn đến năng suất cây trồng thấp. Việc khai thác sử dụng cho các mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp và các mục đích khác còn có những hạn chế nhất định như: đất đai còn manh mún, độ dốc lớn, việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, máy móc vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Mặt bằng để bố trí các khu dân cư tập trung, các cụm tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp tập trung bị hạn chế.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)