3. Yêu cầu của đề tài
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Dựa trên cơ sở về đặc điểm tự nhiên (địa hình, độ dốc, hệ thống thuỷ hệ, nguồn gốc phát sinh đất, kiểu sử dụng đất, trình độ canh tác...) lãnh thổ huyện có 3 tiểu vùng. Mỗi tiểu vùng có đặc điểm sử dụng đất khác nhau. Trên cơ sở phân chia tiểu vùng, tôi tiến hành chọn xã điểm đại diện để nghiên cứu. Cụ thể:
- Tiểu vùng 1: Gồm 8 xã ( Phong Dụ Thượng, Phong Dụ Hạ, Xuân Tầm, Mỏ Vàng, Nà Hẩu, Quang Minh, Viễn Sơn và Đại Sơn) đây là các xã có địa hình cao nhất của huyện, diện tích tự nhiên chủ yếu là đất rừng, diện tích đất trồng cây hàng năm rất ít, trình độ canh tác của người dân rất thấp do vậy các kiểu sử dụng đất và công thức luân canh kém đa dạng nhất trong 3 tiểu vùng. Tuy nhiên đây lại là vùng có điều kiện đất đai và khí hậu thời tiết để phát triển cây quế đặc biệt các xã này tập trung nhiều người dân tộc Dao có tập quán và truyền thống trồng quế từ lâu đời. Xã đại diện cho tiểu vùng 1 được chọn để tiến hành điều tra là xã Đại Sơn.
- Tiểu vùng 2: Gồm 6 xã (Lang Thíp, Lâm Giang, Châu Quế Thượng, Châu Quế Hạ, An Bình, Đông An), đây là các xã có địa hình trung bình so với địa hình của huyện có diện tích lớn, đất đai bằng phẳng, lượng mưa ở mức trung bình và thấp, có tiềm năng lớn về trồng màu, cây công nghiệp hàng năm (cây mía cho nămg suất, sản lượng đường mật khá cao). Xã đại diện cho tiểu vùng 2 được chọn để tiến hành điều tra là xã Đông An.
- Tiểu vùng 3: Gồm 13 xã (Yên Hưng, Yên Thái, Ngòi A, Mậu A, Mậu Đông, Đông Cuông, Hoàng Thắng, Xuân Ái, Yên Hợp, An Thịnh, Yên Phú, Đại Phác và Tân Hợp), đây là các xã vùng thấp của huyện nằm ở ven Ngòi Thia
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 và sông Hồng thuộc khu vực trung tâm huyện có nguồn nước dồi dào, đất đai màu mỡ, trình độ canh tác của người dân khá cao do vậy hệ thông cây trồng và công thức luân canh đa dạng nhất trong 3 tiểu vùng. Có tiềm năng lớn về thâm canh lúa và trồng màu. Xã đại diện cho tiểu vùng 3 được chọn để tiến hành điều tra là xã Yên Hợp.