3. Yêu cầu của đề tài
3.3.4. Đánh giá tổng hợp các loại hình sử dụng đất
Từ các kết quả nghiên cứu, đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất (hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả mội trường) tôi đi đến một số nhận xét như sau:
- Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện có sự chênh lệch khá lớn. Tuy nhiên một số LUT điển hình không những cho hiệu quả kinh tế khá cao mà còn tạo nhiều việc làm với giá trị ngày công lớn, đó là các LUT chuyên màu, các LUT 2 vụ lúa mùa - cây vụ đông, LUT Cây công nghiệp lâu năm.
- LUT lúa màu, LUT chuyên màu cho hiệu quả kinh tế tương đối cao, phù hợp với năng lực sản xuất của nông hộ tại địa phương, vừa tận dụng hết nguồn lực lao động dư thừa ở địa phương, đảm bảo an toàn lương thực và phát triển bền vững.
- Việc chuyển đổi từ đất 1 vụ lúa sang 1 vụ lúa - cây màu hoặc chuyển từ đất 2 vụ lúa sang đất 2 vụ lúa - cây vụ đông nâng cao hiệu quả kinh tế (GTSX/ha) đã mang lại kết quả tích cực ở nhiều khu vực trên địa bàn huyện.
- LUT chuyên rau, đậu các loại cho hiệu quả kinh tế khá nhưng việc áp dụng LUT này không phổ biến và thường ảnh hưởng sấu đến môi trờng do thường xuyên phải sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích với lượng lớn hơn. Mặt khác thị trường tiêu thụ sản phẩm ở phạm vi hẹp và ít có điều kiện mở rộng thành các vùng chuyên canh lớn do yêu cầu đầu tư lớn cả về vốn lẫn trình độ thâm canh.
- LUT nương rẫy được tưới nhờ nước trời: Các kiểu sử dụng đất lúa nương, ngô lương, đậu trương nương, mặc dù trong thời gian qua đã có nhiều chính sách
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70 của Nhà nước như hỗ trợ giống, trợ giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... song điều kiện canh tác chủ yếu dự vào tự nhiên, địa hình cao làm cho hiệu quả sử dụng đất đạt được không cao, gây ảnh hưởng sấu đến môi trường sinh thái và hệ số sử dụng đất thấp nhưng loại hình sử dụng đất này góp phần cung cấp lương thực tại chỗ cho người dân. Kiểu sử dụng đất sắn nương đã phát triển theo hướng hàng hóa, mang lại thu nhập chính cho người dân nhưng cần có những biện pháp cụ thể, triển khai nhanh phương pháp canh tác sắn bền vững trên đất dốc để bảo vệ đất và môi trường sinh thái.
- LUT Cây công nghiệp lâu năm: Cho năng suất cao, ổn định. Sản phẩm quế đã phát triển theo hướng hàng hóa, mang lại giá trị kinh tế cao và có ý nghĩa rất lớn về mặt xã hội và môi trường. Do vậy ngay từ bây giờ huyện cần tiếp tục quy hoạch thêm các vùng trồng quế, có những chính sách cụ thể để khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng mới, trồng lại, chăm sóc và bảo vệ cây quế đồng thời tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm quế cho người dân.
- Qua kết quả điều tra và những khó khăn trong sản xuất của hộ gia đình, cùng ý kiến của lãnh đạo địa phương đã xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở huyện Văn Yên như sau:
* Nhóm các yếu tố về kinh tế xã hội
Vấn đề tiêu thụ sản phẩm, giá cả nông sản đầu ra và giá vật tư đầu vào đang là vấn đề mà nông dân quan tâm. Giá vật tư đầu vào liên tục tăng. Giá cả và thị trường tiêu thụ nông sản không ổn định làm ảnh hưởng đến tâm lý sản xuất của người dân. Ví dụ: Tại thời điểm cuối năm 2013, giá sắn khô trên địa bàn huyện từ 4.200 - 4.500 đông/kg, thời điểm này tiêu thụ thuận lợi, nhưng ở thời điểm tháng 6 năm 2014 giá sắn khô giảm xuống còn 3.200 - 3.400 đồng/ kg, nông sản tồn đọng khó tiêu thụ. Chính vì vậy để phát triển sản xuất thì yếu tố thị trường là yếu tố quan trọng nhất và có tính chất quyết định đến việc lựa chọn các LUT với cây trồng hàng hóa của hộ nông dân. Cùng với đó, các thể chế chính sách (kinh tế, đất đai, các chính sách hỗ trợ…) cũng góp phần không nhỏ trong sự thành công của sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa (quan trọng nhất là hệ thống thủy lợi, giao thông, các trung tâm dịch vụ thương mại).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71
* Nhóm yếu tố vềđiều kiện tự nhiên
Các cây trồng trong huyện đều có hiệu quả kinh tế khác nhau đó là do điều kiện tự nhiên mối quan hệ mật thiết đến sự sinh trưởng phát triển của cây trồng. Việc bố trí cây trồng phù hợp trên mỗi chân đất, mỗi vùng nhằm phát huy lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên là rất quan trọng, nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Mặt khác, việc bố trí phù hợp cây trồng với điều kiện tự nhiên sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đất và môi trường. Ví dụ như đối với các loại cây ăn quả trồng tại các xã Lâm Giang, An Bình, Lang Thíp Phong Dụ.... cho năng suất khá cao nhưng tại các xã An Thịnh, Yên Phú, Yên Hợp, thị trấn Mậu A thì thường xuyên mất mùa, năng sất rất thấp hay cùng cây quế tại một số xã như Viễn Sơn, Đại Sơn, Xuân Tầm... cho năng sất cao hơn, chất lượng tinh dầu quế cũng cao hơn so với một số xã trong huyện.
* Nhóm yếu tố về tổ chức sản xuất kỹ thuật
Hiện nay, vấn đề kỹ thuật, tổ chức sản xuất ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Thực tế, quy trình sản xuất của nhân dân tuy đã có sự giám sát, hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật nhưng một phần do trình độ của cán bộ kỹ thuật còn yếu, phần khác sự giám sát cũng chưa chặt chẽ, dẫn đến sản xuất chưa đảm bảo về chất lượng; việc sử dụng phân bón còn thiếu cân đối; một bộ phận hộ nông dân sử dụng thuốc trừ sâu tràn lan không có sự kiểm soát… Việc đưa các giống cây trồng mới, phương thức canh tác mới vào sản xuất còn hạn chế. Cùng với đó huyện vẫn chưa quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất đối với một số laoị cây trồng, diện tích cây trồng phân bố không tập trung, việc tổ chức dịch vụ đầu vào, đầu ra cho hàng nông sản còn kém, nên ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất. Điều đó chứng tỏ mối quan hệ mật thiết giữa các yếu tố về tổ chức, sản xuất và kỹ thuật với hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt khi nông nghiệp chuyển dần sang sản xuất hàng hoá. Việc tổ chức dịch vụ đầu vào, đầu ra cho các hộ sản xuất hàng hóa là rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của quá trình sản xuất hàng hóa và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Việc đầu tư vật chất và khoa học kỹ thuật là vấn đề trọng tâm để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng nông sản. Bên cạnh đó, việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn ảnh hưởng không chỉ đến hiệu quả kinh tế mà còn nâng cao hiệu quả xã hội, môi trường.
Trên cơ sở những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất, chính quyền địa phương sẽ có những giải pháp, chính sách kịp thời để tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72