Hiện trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 51)

3. Yêu cầu của đề tài

3.1.4. Hiện trạng phát triển cơ sở hạ tầng

3.1.4.1. Giao thông:

Trên địa bàn huyện Văn Yên khai thác 3 loại hình giao thông vận tải đó là: Đường sắt, đường thuỷ và đường bộ.

- Đường thu: Tuyến đường chính là sông Hồng chảy từ tỉnh Lào Cai qua địa phận huyện Văn Yên với chiều dài 70 km; có 30 bến đò, 1 bến phà và trên 40 sông ngòi lớn nhỏ chảy ra sông Hồng.

- Đường st: Tuyến đường Yên Bái - Lào Cai chạy dọc theo chiều dài của huyện với chiều dài 60 km; có 6 nhà ga bến đỗ trong đó có 1 ga chính và 5 ga xép.

- Đường b có:

Đường tỉnh lộ: có 4 tuyến với tổng chiều dài 281 km. (có 9 loại cầu trung và lớn), trong 4 tuyến đường tỉnh lộ thì mới chỉ có 2 tuyến đường đạt loại cấp V miền núi. Tổng diện tích chiếm đất đường tỉnh lộ là: 1.441.000m2.

Tuyến đường do huyện quản lý có: 12 tuyến đường với tổng chiều dài 209,7km; Trong 12 tuyến thì có 1 tuyến đường đạt cấp V miền núi, 3 tuyến đường đạt cấp IV miền núi, 8 tuyến đạt cấp A nông thôn miền núi, 6 tuyến đạt cấp B nông thôn miền núi.

Tuyến đường liên thôn, bản do xã quản lý: có 138 tuyến đường với tổng chiều dài 501,3 km. Trong 501,3 km thì có 48,2 km đường cấp A nông thôn miền núi, 356,8 km đạt cấp B nông thôn miền núi. Tổng diện tích chiếm đất các tuyến đường liên thôn, liên bản do xã quản lý là: 1.398.835m2.

Tiến độ một số công trình trọng điểm và các dự án chuyển tiếp công trình đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường Yên Bái - Khe Sang, duy trì được tiến độ. Tổng giá trị thực hiện đầu tư phát triển giao thông năm 2013 đạt 525 tỷ 222 triệu đồng.

- Kết quả triển khai thực hiện đề án giao thông nông thôn năm 2013: Làm đường giao thông liên thôn đạt tiêu chuẩn cấp A: 105,9 km, bằng 202,5% kế hoạch, trong đó: Kiên cố hoá bằng bê tông hoặc rải nhựa 25,76 km, bằng 143% kế hoạch.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 Với điều kiện khai thác 3 loại hình giao thông: với những đặc thù riêng giao thông đường sắt chỉ cơ bản phục vụ cho việc đi lại của nhân dân; giao thông đường bộ đóng góp 1 phần nhỏ vào vận chuyển hàng hoá; do đó cơ bản là khai thác mạng lưới giao thông đường bộ với những ưu điểm riêng của nó. Mặt khác từ đầu năm 2000 đến nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế, nhiều nhà máy phân xưởng sản xuất đi vào hoạt động như: nhà máy sắn Đông Cuông, nhà máy giấy Mậu Đông, nhà máy giấy Yên Hợp, các nhà máy chế biến tinh dầu quế tại các xã Đông Cuông, Xuân Tầm, Viễn Sơn, Đại Sơn, Ngòi A; phân xưởng sản xuất đũa xuất khẩu, phân xưởng chế biến chè, đường mật… với mức tiêu thụ hàng trăm tấn/ngày. Đã hình thành những vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất chế biến. Trong đó mạng lưới giao thông trên toàn Huyện còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với đường bộ. Ngoại trừ đường tỉnh lộ đã có nền, mặt đường và hệ thống thoát nước tương đối hoàn chỉnh, còn các tuyến liên xã, liên thôn, các tuyến vào vùng nguyên liệu còn ở cấp độ thấp, chỉ có 1 vài tuyến tương đương với cấp 6 miền núi, còn lại là đường loại A, B nông thôn và đường mòn.

3.1.4.2. Thuỷ lợi.

Tổng giá trị thực hiện đầu tư phát triển thuỷ lợi năm 2013 đạt 2 tỷ 992 triệu đồng. Hiện nay huyện Văn Yên đã xây dựng được mạng lưới công trình thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh với tổng số là 227 công trình thuỷ lợi. Các công trình thuỷ lợi của Huyện hầu hết là các công trình nhỏ thuộc các công trình cấp IV và cấp V nên tần suất thiết kế thấp tối đa là 75%. Bên cạnh đó do các công trình thuỷ lợi đến nay năng lực tưới chủ động chỉ đạt 65 - 70% năng lực tưới tiêu thiết kế. Đặc biệt là các công trình hồ chứa thì việc đảm bảo chủ động nước tưới hết diện tích do công trình đảm nhiệm là hết sức khó khăn kể cả một số công trình đầu mối và kênh chính đã được kiên cố hoá như: công trình Khe Vải Xuân Ái chỉ đạt 80/200 ha thiết kế đạt 40%, công trình Ngòi Lợ Yên Phú đảm bảo tưới 60/120 ha thiết kế đạt 50%.

Mc độ kiên c hoá công trình:

+ Công trình đầu mối: tổng số 219 công trình, trong đó: đập dâng 186 công trình, hồ chứa 33 công trình, đã kiên cố được 100 công trình.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 + Kênh mương: tổng số kênh mương trong toàn Huyện là 583,76 km, trong đó: kênh chính 244,81km, kênh nội đồng 338,95km, đã kiên cố được 346,72 km 311,47 km.

3.1.4.3. Giáo dục - đào tạo

Công tác giáo dục tiếp tục được ổn định và phát triển ở tất cả các cấp học, ngành học, quy mô giáo dục tăng mạng lưới học được củng cố, đội ngũ cán bộ giáo viên được tăng cường theo hướng chuẩn hoá, duy trì phổ cập giáo dục tiểu học ở 27/27 xã, thị trấn, phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở 25/27 xã. Tiếp tục thực hiện đề án nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao, tỷ lệ lên lớp, tốt nghiệp đều đạt kết quả cao so với năm học trước. Toàn huyện có 92 trường (3 trường trung học phổ thông), tăng 2 trường so với năm học 2005-2006, toàn Huyện có 818 phòng học, trong đó: kiên cố 371 phòng; bán kiên cố 423 phòng và tạm 24 phòng. Tổng diện tích đất giáo dục năm 2006 là 602.596 m2, bình quân diện tích đất/ học sinh là: 21,92 m2/học sinh.

3.1.4.4. Y tế:

Hiện tại toàn Huyện có 1 bệnh viện đa khoa 105 giường bệnh; 2 phòng khám đa khoa khu vực 25 giường bệnh; 27 Trạm y tế xã, thị trấn 153 giường bệnh. Bình quân đạt 22,43 giường bệnh/10.000 dân. Bệnh viện đa khoa đã được đầu tư xây dựng khu nội nhi cấp cứu; nâng cấp các trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh như: điện tâm đồ, xét nghiệm sinh hoá, đảm bảo các trang thiết bị thường qui cho công tác khám chữa bệnh; Trung tâm y tế dự phòng cũng đã được trang bị các tủ bảo quản vác xin đảm bảo yêu cầu; các trạm y tế xã: 100% được xây từ cấp IV trở lên đảm bảo cho hoạt động khám bệnh tối thiểu cho nhân dân. Một số xã được đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn Quốc gia về y tế xã như: Tân Hợp, Mỏ Vàng, Phong Dụ Thượng, Quang Minh…Trang thiết bị được cung cấp đảm bảo cho hoạt động khám chữa bệnh thông thường tại xã. Tuy nhiên một số Trạm Y tế xã xây dựng từ những năm 70 hiện nay đã rất xuống cấp như Xuân ái, Châu Quế Hạ, Hoàng Thắng, Lâm Giang, Đông An ... Thực hiện mục tiêu xây dựng xã đạt chuẩn quốc gia về y tế ở 6 xã. Số hộ dùng nước hợp vệ sinh đạt tỷ lệ là 80%, tăng 29,3 % so với năm 2005, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn 19,5%, giảm 7,5% so với năm 2005.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44

3.1.4.5. Văn hoá, thể thao :

- Phong trào văn hoá, thể thao trong những năm gần đây của Huyện luôn được duy trì phát triển cả bề sâu và bề rộng. Chất lượng các danh hiệu văn hoá như làng văn hoá, gia đình văn hoá được nâng lên, cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa được triển khai có hiệu quả ở vùng thấp và vùng cao. Chất lượng công tác phát thanh truyền hình được nâng lên đáng kể, đời sống văn hoá tinh thần từng bước được cải thiện.

Hiện tại hầu hết ở tất cả các xã, thị trấn trong toàn Huyện đều có quỹ đất dành cho hoạt động văn hoá, thể thao phục vụ cho nhân dân trong Huyện giải trí sau những ngày làm việc. Tổng số làng văn hoá toàn Huyện lên 109 làng. Duy trì hoạt động của 312 nhà văn hoá thôn bản, khu phố và 2 xã văn hóa (Yên Hưng và Đại Phác).

3.1.4.6. Năng lượng - Bưu chính viễn thông:

*. Năng lượng:

Ngành năng lượng ở huyện ngày càng được đầu tư mở rộng, nâng cao cả về số lượng và chất lượng.

Năm 2000 chỉ có 13/27 xã có điện lưới quốc gia, đến năm 2013 ngành năng lượng làm tốt công tác quản lý, duy trì, bảo dưỡng điện nông thôn, số xã có điện lưới quốc gia 27/27, toàn huyện có 85,2% số hộ dùng điện lưới quốc gia.

*. Bưu chính viễn thông:

Hệ thống bưu chính viễn thông được củng cố và phát triển, hoạt động tích cực. Năm 2000 số xã đã có máy điện thoại là 17/27 xã, tổng số máy điện thoại là 200 máy; đến năm 2013 Huyện đã có một tổng đài vi ba hoạt động 24/24giờ, 27/27 xã đã có điện thoại đến trung tâm xã, tổng số máy điện thoại được lắp đặt tính đến năm 2013 là 2.085 máy, 27 xã có điểm bưu điện văn hoá xã.

3.1.4.7. Quốc phòng an ninh:

- Công tác Quốc phòng: Hoàn thành chỉ tiêu giao quân năm 2013, (180/180 công dân nhập ngũ), bảo đảm về phẩm chất chính trị, sức khỏe, văn hóa, công bằng dân chủ, đúng luật; thường xuyên duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, trực chỉ huy, trực ban, trực chiến, trực phòng không, đảm bảo đủ quân số vũ khí, trang bị theo quy định.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 - Công tác an ninh, trật tự an toàn xã hội: Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn huyện Văn Yên năm 2013 được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được ổn định, không xảy ra các “điểm nóng”.

* Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

Với những lợi thế về vị trí địa lý kinh tế - xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Tỉnh, sự giúp đỡ của các cấp, các ngành trong giai đoạn 2010-2020 Đảng bộ và nhân dân huyện Văn Yên đã nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều kết quả quan trọng. Kinh tế Huyện tiếp tục tăng trưởng khá so với các địa phương trong Tỉnh, cơ cấu kinh tế phát triển đúng hướng, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển, thương mại - dịch vụ có nhiều khởi sắc nhất là kinh tế ngoài quốc doanh, sản xuất nông lâm nghiệp đã và đang tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi áp dụng công nghệ cao vào sản xuất. Văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ, quốc phòng được tăng cường, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Trong hàng loạt các chỉ tiêu cơ bản trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Huyện đã được thực hiện đạt và vượt như tăng trưởng kinh tế chung và tăng trưởng từng ngành, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu nhập bình quân đầu người hàng năm luôn tăng, giảm tỷ lệ hộ nghèo, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tỷ lệ sử dụng điện thoại/100 dân, tỷ lệ bác sỹ/10.000 dân… Một số chỉ tiêu chưa đạt như xuất khẩu trên địa bàn, tổng mức đầu tư phát triển trong giai đoạn, sản lượng lương thực, thực phẩm giảm…

Qua so sánh cho thấy thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua cùng với sự gia tăng dân số, mật độ phân bố dân cư không đồng đều, mức độ sử dụng đất rất khác nhau trong từng khu vực đã và đang tạo nên những áp lực đối với đất đai của huyện ngày càng lớn hơn, dẫn đến sự thay đổi trên phạm vi rộng và sâu sắc. Do đó trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lâu dài huyện cần phải xem xét một cách nghiêm túc việc khai thác sử dụng đất theo hướng khoa học trên cơ sở: tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả cao; bố trí sử dụng phải đáp ứng được nhu cầu về đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội về hiện tại cũng như lâu dài.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46

3.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và các loại hình sử dụng đất của huyện Văn Yên Văn Yên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 51)