3. Yêu cầu của đề tài
1.3.4. Nhóm các yếu tố kinh tế xã hội
Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá cũng giống như ngành sản xuất vật chất khác của xã hội, nó chịu sự chi phối của quy luật cung cầu, chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố đầu vào, quy mô các nguồn lực như: đất, lao động, vốn sản xuất, thị trường, kiến thức và kinh nghiệm trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.
+ Thị trường là nhân tố quan trọng, dựa vào nhu cầu của thị trường nông dân lựa chọn hàng hoá để sản xuất. Theo Nguyễn Duy Tính (1995), ba yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là năng suất cây trồng, hệ số quay vòng đất và thị trường cung ứng đầu vào và tiêu thụ đầu ra. Trong cơ chế thị trường, các nông hộ hoàn toàn tự do lựa chọn hàng hoá họ có khả năng sản xuất, đồng thời họ có xu hướng hợp tác, liên doanh, liên kết để sản xuất ra những nông sản hàng hoá mà nhu cầu thị trường cần với chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Muốn mở rộng thị trường phải phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin, dự báo, mở rộng các dịch vụ tư vấn.... Đồng thời, quy hoạch các vùng trọng điểm sản xuất hàng hoá để người sản xuất biết nên sản xuất cái gì? bán ở đâu? mua tư liệu sản xuất và áp dụng khoa học công nghệ gì? Sản
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19 phẩm hàng hoá của Việt Nam đa dạng, phong phú về chủng loại, chất lượng, giá rẻ và đang được lưu thông trên thị trường là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có hiệu quả.
+ Hệ thống chính sách về đất đai, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, hỗ trợ... có ảnh hưởng lớn đến sản xuất hàng hoá của nông dân. Đó là công cụ để nhà nước can thiệp vào sản xuất nhằm khuyến khích hoặc hạn chế sản xuất các loại nông sản hàng hoá.
Sau hơn hai mươi năm Việt Nam đã thực hiện chính sách đổi mới trong nông nghiệp tập trung vào trọng tâm: làm rõ và giao cho nông dân nhiều quyền đối với ruộng đất; tự do hóa thương mại trong nước và xuất nhập khẩu; giao quyền quyết định sản xuất cho nông dân; đổi mới các hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích kinh tế tư nhân. Đồng thời nhà nước tăng đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp tín dụng, chuyển giao khoa học công nghệ. Những chính sách mới đã khuyến khích mạnh mẽ nhân dân đầu tư vào phát triển sản xuất. Nông nghiệp Việt Nam đã phát triển nhanh, liên tục trong thời kỳ thực hiện chính sách đổi mới. Từ chỗ phải nhập khẩu lương thực triền miên trong vài thập kỷ, nay đã xuất khẩu được trên 4 triệu tấn gạo hàng hoá đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo. Nền nông nghiệp từng bước chuyển từ sản xuất tự cung, tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng, hướng ra xuất khẩu.
Chính sách đất đai của nước ta đã được thể hiện trong Hiến pháp, Luật Đất đai năm 1993, 1998 sửa đổi 2003, hệ thống các văn bản dưới luật có liên quan đến khai thác và sử dụng đất đai được quy định một cách thích hợp cho những đối tượng, những vùng khác nhau; các Nghị định của Chính phủ về phương pháp tính thuế sử dụng đất và khung giá của các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đất khi thu hồi.
Luật Đất đai số ngày 29/11/2013 và Nghị định số 43/2013/NĐ –CP ngày 15/5/2013 của chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật đất đai ra đời là căn cứ pháp lý quan trong trong việc quản lý, sử dụng đất. Đặc biệt trong việc quy định về chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng tới việc phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Do vậy, nhiều chính sách thúc đẩy nền kinh tế quốc dân như: Chương trình 327 “phủ xanh đất trống đồi núi trọc”, Chính sách xoá đói giảm nghèo, chính sách 773 về “khai thác mặt nước hoang, bãi chiều ven sông biển”, Chính sách dồn điền, đổi thửa.
+ Sự ổn định chính trị - xã hội và các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp của Nhà nước. Cùng với những kinh nghiệm, tập quán sản xuất nông nghiệp, trình độ năng lực của các chủ thể kinh doanh, là những động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
Trong quá trình nông nghiệp chuyển mạnh sang nền kinh tế hàng hoá hội nhập quốc tế thì nguồn động lực quan trọng trước hết vẫn là những lợi ích chính đáng của nông dân được bảo vệ bằng các chính sách đã ban hành, đồng thời tiếp tục hoàn thiện, xây dựng các chính sách mới.