Hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 76)

3. Yêu cầu của đề tài

3.3.3. Hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất

Việc nghiên cứu đánh giá sự ảnh hưởng của việc sử dụng đất của các kiểu sử dụng đất hiện tại tới môi trường là vấn đề rất lớn và phức tạp. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi chỉ xin được đề cập đến một số ảnh hưởng lớn về mặt môi trường của các kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hiện tại thông qua các chỉ tiêu:

- Hệ thống luân canh cây trồng tác động đến đất của các loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm.

- Mức độ xói mòn, rửa trôi, độ che phủ của loại hình đất nương rấy được tưới nhờ nước trời và loại hình đất trồng cây lâu năm.

3.3.3.1. Hiệu quả môi trường xã hội của các loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm

Hầu hết các hộ nông dân khi được hỏi đều cho rằng canh tác cây lúa, đậu tương, lạc không ảnh hưởng đến môi trường đất, cây trồng luôn luôn thích nghi và cho năng suất cao ổn định. Các loại rau cũng cho năng suất cao nhưng mức độ thích hợp để cho năng suất cao trong nhiều năm liền là rất ít, hơn nữa các cây rau như bắp cải, su hào, đậu đỗ.... thường dùng nhiều và không cân đối phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến đất đai, môi trường do người dân bón nhiều phân đạm, phun nhiều thuốc bảo vệ thực vật và sử dụng thuốc chưa đúng theo quy trình hướng dẫn, lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong quá trình sản xuất ở các loại cây trồng cho thấy lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng tương đối nhiều, hầu hết các loại cây trồng đều được phun thuốc bảo vệ thực vật ít nhất 1 lần/vụ, các công thức trồng toàn cây rau gây ảnh hưởng xấu đến môi trường do thường xuyên phải phun thuốc trừ sâu, dùng thuốc kích thích phát triển cây ảnh hưởng cho sức khoẻ của người tiêu dùng.

- Kiểu sử dụng đất lúa xuân - lúa mùa tập trung chủ yếu ở các xã vùng thấp, sử dụng đất 2 lúa là tập quán canh tác lâu đời, nông dân đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, có trình độ thâm canh thuần thục, năng suất ngày càng tăng. Cây lúa được

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66 đổi mới cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng, kết hợp bón phân hoá học với phân hữu cơ, phát triển sử dụng phân vi sinh trong nông nghiệp đã có tác dụng cải tạo, bảo vệ đất, hệ thống tưới tiêu được đầu tư rất tốt, không làm ô nhiễm môi trường. Qua điều tra thực tế cho thấy người dân đã tăng sử dụng phân vi sinh kết hợp với việc bón phân hoá học và kiểm soát việc dùng thuốc bảo vệ thực vật, để tăng độ màu mỡ cho đất đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Các loại hình sử dụng đất có trồng các cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương và cây lương thực như hiện nay thì không những cho hiệu quả kinh tế khá cao mà còn có tác dụng cải tạo đất rất tốt, đây là loại hình sử dụng đất góp phần cải tạo đất do trả lại cho đất phần tàn dư hữu cơ khá lớn. Bên cạnh đó việc sử dụng lượng phân bón lớn đặc biệt là phân hữu cơ hoai mục để lại tồn dư nhiều từ vụ này sang vụ khác cũng góp phần tăng độ phì nhiêu cho đất.

3.3.3.2. Hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất nương rẫy được tưới nhờ nước trời và loại hình sử dụng đất trồng Cây công nghiệp lâu năm.

Trong những năm gần đây việc phát triển sản xuất gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái, ngăn chặn sự thoái hoá, xói mòn đất, tăng độ che phủ cho đất là nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm chỉ đạo bởi nó có ý nghĩa hết sức quan trọng trong vấn đề phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.

Qua điều tra tình hình sử dụng đất nương rẫy được tưới nhờ nước trời và loại hình sử dụng đất trồng cây lâu năm ở 3 xã cho thấy:

* Đối với loại hình sử dụng đất nương rẫy được tưới nhờ nước trời. - Trong loại hình sử dụng đất nương rẫy được tưới nhờ nước trời có 04 kiểu sử dụng đất chính là lúa nương, ngô nương, sắn nương, đậu tương nương. Loại hình sử dụng đất này là nguồn cung cấp lương thực tại chỗ có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều người dân. Tuy nhiên các kiểu sử dụng đất này chủ yếu dưới dạng độc canh và trong quá trình canh tác chưa áp dụng các biện pháp canh tác bền vững trên đất dốc.

- Một số nơi vẫn còn những hình thức canh tác nương rẫy du canh, trồng tỉa theo vụ mưa, trồng chay, gây xói mòn, rửa trôi đất làm mất dinh dưỡng và độ phì của lớp đất mặt. Một số nơi để có diện tích canh tác, ngươi dân đã chặt phá rừng để làm nương rẫy, đốt rừng trước mùa mưa, khi đất đất đã bạc màu người dân phải bỏ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67 hóa vùng đất này để chuyển sang vùng khác, tiếp tục chặt phá rừng để làm nương mới làm giảm diện tích rừng, mất thảm thực vật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái như hạn hán, lũ lụt, lũ quét.

Diện tích sắn của huyện hàng năm khoảng trên 5000 ha, đây là cây trồng từ lâu đời phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của huyện. Trước đây cây sắn chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tự cung tự cấp nhưng trong những năm gần đây với sự phát triển của khoa học công nghệ trong sản suất và sự ra đời của giống sắn cao sản cho năng suất cao cùng với nhu cầu lớn của thị trường trong và ngoài nước thì cây sắn đã nhanh chóng trở thành cây trồng mang tính hàng hóa, mang lại thu nhập chính cho người dân Văn Yên. Tuy nhiên việc canh tác chuyên sắn liên tục trong nhiều năm đã làm cho đất mặt bị xói mòn, rửa trôi, độ phì nhiêu của đất giảm dần và có nguy cơ bị thái hóa đất, do đó năng suất và sản lượng sắn cũng giảm dần.

Trong thời gian tới để đảm bảo cho năng suất của các các kiểu sử dụng đất được tưới nhờ nước trời trên nương rẫy ổn định và không làm ảnh hưởng đến môi trường đất, hạn chế được xói mòn, rửa trôi đất huyện cần có quy hoạch cụ thể để giữ lại một phần diện tích đảm bảo an ninh lương thực tai chỗ cho người dân và phát huy thế mạnh của vùng đối với cây sắn. Chuyển một phần diện tích sang trồng quế, đặc biệt cần tuyên truyền, vận động nhân nhân không du canh, du cư, chặt phá rừng làm nương rẫy đồng thời triển khai nhanh và có hiệu quả các biện pháp canh tác bền vững trên đất dốc góp phần hạn chế tối thiểu xói mòn rửa trôi đất, tăng độ che phủ, bảo vệ môi trường sinh thái.

* Đối với loại hình sử dụng đất trồng cây lâu năm.

Trong hệ thống Cây công nghiệp lâu năm của huyện có hai loại cây trồng chủ yếu là cây chè và cây quế.

- Đối với cây chè: Là Cây công nghiệp lâu năm phù hợp với điều điện đất đai của huyện cho năng suất, sản lượng ổn định và có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo vệ môi trường trong việc chống xói mòn, rửa trôi, tăng độ che phủ đất nhưng trong nghững năm gần đây vấn đề đầu ra của cây chè gặp nhiều khó khăn, thu nhập từ cây chè giảm xuống đáng kể do đó diện tích chè đang giảm dần để chuyển đổi sang các loại cây trồng khác. Vì vậy các cơ quan chức năng cần có quy hoạch và định hướng cụ thể trong việc chuyển đổi cây chè sang cây trồng khác để tăng thu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68 nhập cho người dân đồng thời đảm bảo độ che phủ, chống xói mòn, rửa trôi, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Đối với cây Quế: Là cây trồng truyền thống của huyện, rất phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu, thời tiết của huyện Văn Yên, cho năng suất cao và ổn định. Trong những năm gần đây với sự phát triển của khoa học công nghệ, hệ thống đường giao thông nông thôn, các nhà máy triết suất tinh dầu quế mọc lên ngày càng nhiều ngay tại các vùng nguyên liệu quế trọng điểm của huyện như tại xã Đại Sơn, Viễn Sơn, Xuân Tầm.... tạo điều kiện cho nguyên liệu quế được tận dụng tối đa, giảm chi phí vận chuyển làm tăng hiệu quả kinh tế. Sản phẩm quế của Văn Yên được đánh giá là có diện tích, sản lượng tiêu thụ đứng đầu trong toàn quốc. Sản phẩm quế Văn Yên đã được xác lập Chỉ dẫn địa lý và trở thành thế mạnh của huyện, là một trong những cây xóa đói giảm nghèo hiệu quả nhất cho người dân. Với tổng diện tích quế hiện nay của huyện khoảng 15.450,0 ha, cây quế đã đóng góp rất lớn vào việc tăng độ che phủ của huyện, cùng với đặc điểm là cây rễ chùm, lượng lá rụng hàng năm tương đối lớn đã làm tăng độ phi nhiêu của đất, giảm thiểu xói mòn, rửa trôi đất góp phần bảo vệ đất và môi trường sinh thái bền vững.

+ Từ khi được giao đất sản xuất cho từng hộ gia đình, cá nhân thì diện tích đất trồng quế của huyện đã dần tăng lên, từng bước hình thành các khu sản xuất tập trung. Các dự án như: Chương trình 327, 661 của Chính phủ về vấn đề phủ xanh đất trống đồi núi trọc, dự án 672 Đo đạc thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/10.000 và cấp giấy CNQSDĐ lâm nghiệp đang triển khai trên địa bàn huyện đã giúp người dân yên tâm sản xuất góp phần quan trọng trong việc phát triển sản xuất, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.

+ Các địa phương đã xây dựng tổng quan phát triển kinh tế - xã hội xây dựng quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 trong đó có nội dung quan trọng về phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đã quy hoạch và xác định được cơ cấu diện tích đất trồng quế hợp lý, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của từng khu vực và tiểu khu vực đảm bảo vừa phát triểm sản xuất vừa bảo vệ tốt nhất tài nguyên đất và môi trường sinh thái.

+ Các hộ gia đình đã chủ động nhận một phần đất chưa sử dụng để cải tạo thành đất sử dụng cải tạo thành đất nông nghiệp trong đó có nhiều diện tích đất trồng quế, nhờ đó mà diện tích đất trồng quế tăng lên đáng kể, mức độ che phủ đối với

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69 những vùng đất trống, đồi núi trọc cũng tăng nhanh, năm 2013 diện tích đất trông quế đã tăng hơn 30 ha góp phần tăng độ che phủ đất. Các hộ gia đình coi đây là tài sản quý giá của gia đình họ. Vì vậy mà đất đai đã được chăm sóc màu mỡ dần, màu xanh được phủ trở lại trên nhiều diện tích đồi núi trọc.

+ Qua phỏng vấn 90 gia đình đều cho rằng nhờ trồng quế đồng thời quản lý bảo vệ, chăm sóc tốt cây quế nên thu nhập ngày càng tăng cao và môi trường trong xã đang cải thiện.

+ Nhờ có chính sách giao đất giao rừng mà độ che phủ rừng ngày càng tăng, mức độ xói mòn rửa trôi đất đang được hạn chế. Cũng theo thống kê của các cơ quan chức năng, địa phương nào làm tốt công tác giao đất, giao rừng thì độ che phủ rừng tăng nhanh, hiện tượng xói mòn rửa trôi đất đã được giảm xuống đáng kể.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện văn yên tỉnh yên bái (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)