3. Yêu cầu của đề tài
2.3.4. Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất
2.3.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế
* Các chỉ tiêu sử dụng cho đánh giá đối với cây hàng năm: (hiệu quả tính trên 1 ha đất trồng cây hàng năm):
Để tính hiệu quả kinh tế sử dụng đất trên một ha đất của các loại hình sử dụng đất (LUT) sản xuất nông nghiệp đề tài sử dụng hệ thống các chỉ tiêu:
- Giá trị sản xuất (GTSX) là toàn bộ giá tri sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định, thường là một vụ hoặc một năm. Với hệ thống cây trồng, giá trị sản xuất là giá trị của sản lượng trên một đơn vị diện tích;
- Chi phí trung gian (CPTG) là toàn bộ chi phí vật chất được tính bằng tiền tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra hàng hóa đó;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó:
GTGT = GTSX - CPTG
- Hiệu quả kinh tế tính trên ngày công lao động (LĐ), quy đổi bao gồm: GTSX/công LĐ; GTGT/công LĐ, thực chất là đánh giá kết quả lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng loại cây trồng, nhằn so sánh chi phí cơ hội của từng người lao động.
Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng bằng tiền theo thời gian, giá hiện hành. Các chỉ tiêu đạt giá trị càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
* Đánh giá hiệu quả kinh tế đối với cây lâu năm:
- Giá trị sản xuất: Toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ.
- Chi phí cố định, hệ số chiết khấu - Chi phí sản xuất trực tiếp hàng năm - Giá trị gia tăng trong 1 thời kỳ
- Tỷ lệ lợi ích - đầu tư thuần: Là tỷ số của giá trị hiện tại của thu nhập thuần chia cho giá trị hiện tại của vốn đầu tư ban đầu.
2.3.4.2. Đánh giá hiệu quả xã hội
Đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó định lượng, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu sau:
- Khả năng giải quyết việc làm thể hiện qua số công lao động cần thiết của loại hình sử dụng đất trong một chu kỳ kinh tế, mức thu hút lao động (nhu cầu sử dụng lao động, tạo ra việc làm, tăng thu nhập);
- GTSX/công LĐ/ha, GTGT/công LĐ/ha;
2.3.4.3. Đánh giá hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường cũng là một chỉ tiêu khó đánh giá về mặt định lượng. Do vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tôi chỉ đánh giá hai chỉ tiêu mang tính định tính có ảnh hưởng lớn đến môi trường của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện:
- Hệ thống luân canh cây trồng tác động đến đất đối với đất trồng cây hàng năm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28 - Mức độ xói mòn, rửa trôi, độ che phủ của loại hình đất nương rấy được tưới nhờ nước trời và loại hình đất trồng cây lâu năm.
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất cần kết hợp chặt chẽ giữa 3 hệ thống chỉ tiêu kinh tế, xã hội và môi trường trong một thể thống nhất. Tuy nhiên, tùy từng điều kiện cụ thể mà ta có thể nhấn mạnh từng hệ thống chỉ tiêu ở mức độ khác nhau.