Trung Quốc

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hợp tác xã ở tỉnh Thái Nguyên Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 45)

7. Bố cục của luận văn

1.2.1.2 Trung Quốc

Phong trào HTX Trung Quốc là một trong những phòng trào xuất hiện từ rất sớm trên thế giới, đã tồn tại và phát triển hơn 90 năm qua. HTX đầu tiên của Trung Quốc là HTX tiêu dùng trong trƣờng Đại học Bắc Kinh đƣợc thành lập năm 1918. Từ đó đến nay, trải qua rất nhiều giai đoạn thăng trầm, phong trào HTX Trung Quốc đã vƣợt qua rất nhiều khó khăn, thách thức để có đƣợc những thành công nhƣ hôm nay.

Một số giai đoạn phát triển chính của kinh tế HTX ở Trung Quốc:

- Giai đoạn từ 1920 – 1940: Các HTX đã hỗ trợ rất nhiều cho cách mạng Trung Quốc và góp phần to lớn vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Nhật. Trong thời kỳ này, nhiều loại hình HTX khác nhau đƣợc thành lập nhƣ HTX sản xuất nông nghiệp, HTX của những ngƣời công nhân, HTX giao thông vận tải, HTX phụ nữ và HTX tiêu dùng.

35

Cộng sản và Chính phủ Trung Quốc luôn hỗ trợ cho phong trào HTX và coi HTX là lực lƣợng quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nƣớc, đặc biệt là phát triển kinh tế nông thôn và phục vụ xã viên trong sản xuất nông nghiệp, cũng nhƣ cải thiện đời sống của ngƣời dân ở các vùng nông thôn. Dần dần, nhiều loại hình HTX mới đƣợc thành lập nhƣ HTX cung tiêu, HTX của những ngƣời nông dân, HTX tín dụng, HTX tiểu thủ công nghiệp,..

Năm 1950, Liên đoàn HTX cung tiêu toàn Trung Quốc đƣợc thành lập để tổ chức và hƣớng dẫn các HTX cung tiêu ở Trung Quốc phát triển. HTX cung tiêu là loại hình đƣợc xã hội và chính phủ ủng hộ, hỗ trợ nhiều nhất trong số các loại hình HTX. HTX cung tiêu phát triển trở thành HTX mạnh nhất và phổ biến nhất trong số các loại hình HTX thời kỳ đó.

- Giai đoạn từ 1980 đến nay: Trung Quốc bắt đầu tiến hành cải cách nền kinh tế và áp dụng chính sách mở cửa để chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trƣờng mang màu sắc Trung Quốc. Thời kỳ này thực sự khó khăn với HTX cung tiêu và HTX tiểu thu công nghiệp, dần dần các loại hình này mất đi sự độc tôn trong sản xuất kinh doanh mà trƣớc đó nhà nƣớc dành cho các HTX. Từ năm 1992 đến năm 2000, hoạt động kinh doanh của HTX nhìn chung bị lỗ. Để vƣợt qua đƣợc giai đoạn khó khăn, HTX cung tiêu và HTX thủ công nghiệp đã tiến hành một loạt những cố gắng để cải tổ chính mình nhằm thích nghi với tình hình mới. Chính phủ cũng tạo một số điều kiện hỗ trợ để giúp các HTX tiếp tục tồn tại và phát triển.

Để xây dựng một hệ thông kinh doanh hiện đại và hiệu quả, năm 2006 HTX cung tiêu đã đề xuất sáng kiến “Dự án mạng lƣới mới” với mục tiêu thành lập 4 mạng lƣới kinh doanh, dịch vụ trên toàn quốc đó là: mạng lƣới cung ứng cho sản xuất nông nghiệp; mạng lƣới bán buôn, bán lẻ hàng tiêu dùng; mạng lƣới tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và mạng lƣới tái chế phế liệu.

Các loại hình HTX ở Trung Quốc: HTX cung tiêu và HTX thủ công nghiệp. Tính đến tháng 6/2010, HTX cung tiêu toàn Trung Quốc có gần 310.000 HTX với hơn 160 triệu hộ xã viên, chiếm 1/8 tổng số hộ nông dân trên toàn quốc. Các HTX cung tiêu từng bƣớc mở rộng hoạt động kinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác nhƣ

36

chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, cung cấp dịch vụ tài chính nông thôn, chuyển đổi đất canh tác phù hợp hơn với yêu cầu phát triển mới trong sản xuất nông nghiệp. Một số hoạt động chính của HTX cung tiêu:

- Hướng dẫn nông nghiệp:

Một trong những nhiệm vụ chính của HTX cung tiêu là hƣớng dẫn cho ngƣời nông dân trong việc phát triển sản xuất hàng hóa, hỗ trợ kinh tế nông nghiệp và sự thịnh vƣợng chung của ngƣời nông dân. HTX cung tiêu trên toàn quốc với 200.000 cán bộ kỹ thuật hỗ trợ những ngƣời nông dân thành lập trên 4.000 cơ sở sản xuất với quy mô lớn.

- Cung ứng dịch vụ:

Để đáp ứng đƣợc tốt hơn nhu cầu sản xuất của ngƣời nông dân, HTX cung tiêu đã thành lập đƣợc một hệ thống cung cấp và dịch vụ đầu vào nông nghiệp hoàn chỉnh bao gồm việc mua, lƣu kho, phân phối, cung ứng và phân tích đất, phân bón và các ứng dụng khoa học trong việc sử dụng thuốc trừ sâu. Trong những năm gần đây, theo nhu cầu phát triển của thị trƣờng và kinh tế nông thôn, HTX cung tiêu đã mở rộng loại hình kinh doanh cung ứng của mình để làm phong phú hơn các loại hàng hóa nhƣ xăng, thép, kim loại màu và ô tô.

- Hoạt động tiêu thụ:

Nhiều cơ sở tiêu thụ đƣợc HTX cung tiêu xây dựng trong các khu vực sản xuất nông nghiệp chính, các trung tâm thu mua nông sản, các thành phố lớn và vừa. Hiện nay có hàng nghìn trạm thu mua những nông phẩm của HTX cung tiêu và 2.500 trung tâm tiêu thụ ở Trung Quốc.

- Kinh doanh bán buôn, bán lẻ:

Việc bán buôn và bán lẻ các hàng hóa tiêu dùng đƣợc coi là một trong những hoạt động quan trọng nhất của các HTX. Dựa vào các HTX cơ sở và sự hỗ trợ từ các cửa hàng tổng hợp lớn và vừa, HTX cung tiêu đã thành lập đƣợc một mạng lƣới mua và tiêu thụ hàng hóa tiêu dùng, thực hiện công việc kinh doanh qua các chuỗi cửa hàng, mua chung và tiêu thụ riêng. Hiện nay, HTX cung tiêu có trên 10.000 cửa hàng các loại, trong số đó có hơn 3.000 cửa hàng lớn và vừa có diện tích kinh doanh trên 3.000m2.

37

- Tái chế phế liệu:

HTX cung tiêu có một mạng lƣới rộng khắp đất nƣớc bao gồm trên 100.000 trung tâm thu mua phế liệu, tuyển dụng trên 800.000 ngƣời và số tiền thu mua phế thải hàng năm là 1,5 tỷ nhân dân tệ. Hoạt động này không chỉ giúp việc sử dụng tốt hơn các nguồn thiên nhiên mà còn đóng góp vào việc bảo vệ môi trƣờng.

- Kho bãi, chuyên chở:

HTX cung tiêu đã hình thành đƣợc một hệ thống lƣu kho và vận chuyển hoàn chỉnh gồm hơn 103 triệu m2

kho tổng hợp, 58,76 triệu m2 kho chứa hàng ngoài trời, kho lạnh với tổng công suất là 1,134 triệu tấn, hơn 200.000 xe gắn máy, hơn 2.000 tàu vận tải và 213,85 km đƣờng tuyến đƣờng sắt chuyên dụng.

- Ngành dịch vụ:

Hiện nay, HTX cung tiêu điều hành 34.000 đơn vị kinh doanh dịch vụ, trong đó có 290 doanh nghiệp lớn và vừa, gồm du lịch, nhà hàng, khách sạn, sửa chữa, hiệu ảnh, cửa hàng đồ chơi và thu hút 180.000 cán bộ và công nhân. Thu nhập hàng năm của những ngành này đạt khoảng 4 tỷ nhân dân tệ.

- Khoa học, công nghệ:

HTX cung tiêu có 60 viện nghiên cứu thực hiện việc nghiên cứu và phổ biến những công nghệ ứng dụng tiên tiến. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đã đƣợc nghi trong danh sách là các dự án xúc tiến trọng điểm của quốc gia, ví dụ nhƣ áp dụng kỹ thuật sử dụng phân bón, chống và xử lý các bệnh cho cây và động vật phá hoại, công nghệ chế biến chè và ƣớp nhài, trồng nấm ăn trên diện rộng,…

- Giáo dục - đào tạo:

HTX cung tiêu Trung Quốc đã thành lập đƣợc gần 1.000 viện giáo dục ở nhiều loại hình đào tạo khác nhau trong đó có 3 trƣờng cao đẳng và 102 trƣờng dạy nghề với hơn 30.000 giáo viên và cán bộ. Trong vài năm qua, một số lớn cán bộ quản lý và kỹ thuật cấp trung và cấp cao đƣợc đào tạo cho sự nghiệp của hợp tác xã cung tiêu.

- Chế biến và sản xuất:

38

những năm gần đây. HTX cung tiêu có trên 6.100 nhà máy hoạt động nhƣ các đơn vị độc lập. Các sản phẩm chính đƣợc sản xuất tại những nhà máy này là thực phẩm, quần áo, dệt, đồ gỗ, hàng gia dụng, điện tử, ô tô, hóa chất,.. Chế biến hoa quả, bông, chè và rau xanh chiếm một vị trí qua trọng ở Trung Quốc.

- Hợp tác quốc tế:

Là thành viên của Ban lãnh đạo Liên minh HTX quốc tế (ICA), Liên đoàn HTX cung tiêu toàn Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng trong phong trào HTX quốc tế. Trong nhiều năm qua, các HTX cung tiêu Trung Quốc đã và đang phối hợp với các HTX và doanh nghiệp của hơn 30 nƣớc và khu vực, thành lập trên 1.100 liên doanh ở Trung Quốc và trên 2.000 doanh nghiệp, liên doanh và các văn phòng thƣơng mại ở nƣớc ngoài.

Hiện nay, HTX cung tiêu Trung Quốc không ngừng cố gắng để tăng cƣờng những chức năng phục vụ nông nghiệp của họ, điều chỉnh cơ cấu các ngành, mở rộng các phạm vi kinh doanh và dịch vụ của họ.

1.2.2 Kinh nghiệm trong nước

1.2.2.1 Bắc Kạn

Kinh tế HTX ở Bắc Kạn mặc dù chƣa có đóng góp nhiều cho ngân sách nhƣng các HTX trong thời gian qua đã có những bƣớc chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

Năm 2003, cả tỉnh mới chỉ có 27 HTX thì đến năm 2012 có 131 HTX đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, doanh thu ƣớc đạt 200 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 2.000 lao động, với mức thu nhập trung bình 2 triệu đồng/ngƣời/tháng. Trong 131 HTX đang hoạt động sản xuất kinh doanh, với tổng số vốn điều lệ là 270 tỷ đồng thì có 7 HTX tiểu thủ công nghiệp; 30 HTX nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp; 45 HTX chế biến lâm sản; 18 HTX chăn nuôi, 2 Hợp tác xã vận tải ...

Nhìn chung các HTX đều hoạt động tƣơng đối ổn định, tổ chức các dịch vụ cho kinh tế hộ xã viên, tổ chức tập trung sản xuất tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu đời sống xã hội địa phƣơng, liên kết hợp tác giữa những ngƣời lao động và các đơn vị kinh tế. Trong đó, các HTX nông lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong

39

việc tiếp thu, hƣớng dẫn chuyển giao tiến bộ KHKT vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tiến hành quy hoạch lại sản xuất, cải tạo đồng ruộng, hình thành những vùng tập trung theo hƣớng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trên một đơn vị diện tích. Nhiều HTX nông nghiệp hoạt động rất hiệu quả phù hợp với chủ trƣơng xây dựng nông thôn mới nhƣ HTX chế biến miến dong Côn Minh, HTX Đồng Tâm (Na Rì), HTX chè Bằng Phúc (Chợ Đồn) .... Các HTX này đều đầu tƣ và tiêu thụ hiệu quả sản phẩm của nông dân, tạo ra vùng sản xuất hàng hoá ổn định bền vững. Một số HTX mở thêm dịch vụ cung cấp sản phẩm phục vụ du lịch hồ Ba Bể nhƣ rau, quả, rƣợu hoặc sản xuất chế biến gỗ, vận tải, cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho xã hội.

Bằng sự nỗ lực của các HTX, sự hỗ trợ của các cấp chính quyền và cơ quan Liên minh HTX tỉnh thông qua các cơ chế chính sách thông thoáng, các khoản vay tín dụng ƣu đãi, nhiều HTX đã mạnh dạn đầu tƣ trang thiết bị hiện đại, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, tạo đƣợc sản phẩm từng bƣớc có sức cạnh tranh trên thị trƣờng...tạo đƣợc nhiều việc làm cho xã viên, thể hiện sự năng động thích ứng với cơ chế thị trƣờng nhƣ HTX vận tải du lịch hồ Ba Bể, HTX vận tải Thống Nhất, HTX miến dong Côn Minh, HTX chăn nuôi Khau Ruộng….

Trong quá trình xây dựng và phát triển, các HTX luôn đƣợc Liên minh HTX và Sở Công-Thƣơng quan tâm triển khai các chƣơng trình tập huấn công tác tổ chức, nâng cao năng lực quản trị cho đội ngũ cán bộ quản lý HTX nên đã hạn chế đƣợc tình trạng HTX giải thể do yếu kém. Tập trung tƣ vấn cho các HTX về thị trƣờng, đăng ký thƣơng hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, chất lƣợng hàng hoá để sản phẩm của HTX làm ra có sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Do vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX ngày càng có hiệu quả, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trƣớc, góp phần tăng trƣởng kinh tế, ổn định đời sống cho xã viên và ngƣời lao động.

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, xét về tổng thể kinh tế HTX ở tỉnh Bắc Kạn còn nhiều hạn chế, quy mô hoạt động nhỏ, vốn đăng ký kinh doanh thấp, việc tham gia đóng góp của xã viên có hạn, nội lực của HTX nói chung còn yếu, sản xuất hàng thủ công là chủ yếu, chất lƣợng hàng hóa chƣa đủ sức cạnh tranh trên

40

thƣơng trƣờng, công tác quản lý điều hành mặc dù đã đƣợc tập huấn, hƣớng dẫn nhƣng cũng chƣa thật sự đáp ứng đƣợc công việc, dẫn tới nhiều HTX hoạt động không hiệu quả. Khó khăn nhất của các HTX hiện nay là nguồn vốn vì hầu hết các HTX đều tự phát huy nội lực mà chƣa có nguồn vốn nào để hỗ trợ phát triển. Để thúc đẩy phát triển mô hình HTX trên địa bàn tỉnh đòi hỏi phải có sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền và Liên minh HTX Việt Nam.

1.2.2.2 Hải Phòng

Theo thống kê của các ngành, các quận, huyện, năm 2011 Hải Phòng có 430 HTX, trong đó: 173 HTX nông nghiệp, 8 HTX thủy sản, 113 HTX công nghiệp – thủ công nghiệp, 10 HTX xây dựng, 44 HTX thƣơng mại – dịch vụ, 22 HTX giao thông vận tải, 26 quỹ tín dụng nhân dân, 33 HTX ngành nghề khác và 1 liên hiệp HTX. Hầu hết các HTX đã thực hiện chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX 2003. Nhiều HTX đã tìm đƣợc hƣớng đi đúng đắn và có những bƣớc phát triển vƣợt bậc do có phƣơng án sản xuất kinh doanh hợp lý, sản phẩm phù hợp, đƣợc thị trƣờng và khách hàng chấp nhận. số HTX làm ăn khá có mức tăng trƣởng từ 10 – 15%. Các HTX (chuyển đổi hay thành lập mới) đƣợc củng cố về tổ chức quản lý, về năng lực hoạt động, về trách nhiệm hai chiều giữa xã viên và HTX, dần khắc phục tình trạng thua lỗ kéo dài.

Căn cứ vào nội dung cũng nhƣ phƣơng thức hoạt động, có thể thấy các HTX ở Hải Phòng trong những năm vừa qua hoạt động chủ yếu theo 3 mô hình:

Mô hình HTX dịch vụ hỗ trợ:

Đây là mô hình mà đa số các HTX của Hải Phòng đang tổ chức thực hiện. Theo mô hình này, Hợp tác xã làm một số khâu mà xã viên làm riêng rẽ sẽ không hiệu quả, nhƣ làm dịch vụ thủy lợi, hƣớng dẫn khoa học kỹ thuật, cung ứng vật tƣ,.. Mô hình Hợp tác xã dịch vụ hỗ trợ khá phổ biến vì nó giảm đƣợc chi phí sản xuất cho hộ xã viên, bảo đảm các quyền tự chủ của xã viên và mở ra nhiều cơ hội tiếp cận thị trƣờng.

Bƣớc đầu, các HTX hoạt động theo mô hình dich vụ hỗ trợ cũng đã có sự gắn kết giữa “bốn nhà”: nhà nông, Nhà nƣớc, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp.

41

Các hoạt động liên doanh, liên kết để cung ứng vật tƣ, tiêu thụ sản phẩm và chuyển giao công nghệ vì thế cũng đƣợc hình thành và có xu hƣớng tăng nhanh.

Mô hình HTX dịch vụ kinh doanh tổng hợp:

Đây là mô hình có sự kết hợp giữa dịch vụ với sản xuất, chế biến, phát triển ngành nghề, kinh doanh thƣơng mại, xây dựng. Các HTX này huy động đƣợc vốn đầu tƣ lớn, có phƣơng án sản xuất kinh doanh khả thi, giải quyết đƣợc nhiều việc làm cho xã viên. Nói đến mô hình hoạt động này không thể không kể đến HTX Lại Xuân (Thủy Nguyên – Hải Phòng).

HTX Lại Xuân đƣợc thành lập từ tháng 5 năm 1997 với 63 xã viên và 280 triệu đồng tài sản để lại từ HTX cũ thì đến nay HTX đã có 350 xã viên với gần 5 tỷ đồng tài sản, HTX đã phát triển về mọi mặt trong đó có ba lĩnh vực chính là: dịch vụ nông nghiệp, chăn nuôi; kinh doanh dịch vụ điện và sản xuất; khai thác vật liệu

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hợp tác xã ở tỉnh Thái Nguyên Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)