Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Thái Nguyên trong phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hợp tác xã ở tỉnh Thái Nguyên Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 53)

7. Bố cục của luận văn

1.2.3 Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Thái Nguyên trong phát triển

kinh tế HTX

Qua nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm phát triển HTX ở nƣớc ngoài cũng nhƣ trong nƣớc, có thể rút ra một số bài học có thể vận dụng đối với tỉnh Thái Nguyên trong quá trình phát triển kinh tế HTX

Thứ nhất, Việc hoàn thiện khung khổ pháp lý của các HTX là một trong nhân tố cơ bản để duy trì, phát triển các HTX. Hoàn thiện khung khổ pháp lý đƣợc hƣớng vào: xây dựng và tổ chức thực thi luật HTX tới các HTX cơ sở, tới các chính quyền địa phƣơng , mở rộng việc tuyên truyền sâu rộng về luật HTX trong xã hội; hoàn thiện điều lệ mẫu, điều lệ Hợp tác xã; tiến hành sửa đổi, bổ sung luật HTX nhằm đảm bảo và tạo nhiều điều kiện hơn nữa về kinh tế – xã hội cho khu vực kinh tế HTX.

Thứ hai, Đảm bảo tính tự chủ và độc lập của các HTX. Kinh nghiệm ở nhiều nƣớc cho thấy, nhà nƣớc tạo điều kiện thuận lợi về khung khổ pháp lý, kinh tế – xã hội làm cơ sở cho các HTX phát triển. Bên cạnh đó các HTX cũng phải tự nâng cao khả năng và trách nhiệm để thực hiện có hiệu quả các điều kiện do nhà nƣớc tạo ra. Mọi sự hỗ trợ và giúp đỡ của nhà nƣớc đều không có hiệu quả, nếu các HTX không có nguồn nhân lực cần thiết để thực hiện sự hỗ trợ đó. Các chính sách về HTX do nhà nƣớc hoạch định nhằm làm cho HTX trở thành khu vực tự chủ, dựa vào sức mình, là động lực thúc đẩy khả năng sáng tạo của hàng triệu ngƣời lao động vì sự dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội.

Thứ ba, HTX chỉ có thể trở thành HTX đích thực khi các HTX hiểu, vận dụng giá trị và các nguyên tắc HTX vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Các giá trị và nguyên tắc đƣợc nêu ra và áp dụng vào luật HTX đồng thời cụ thể hoá trong điều lệ HTX. Muốn thực hiện tốt điều này các HTX phải thƣờng xuyên coi trọng công tác giáo dục cho xã viên về ý nghĩa kinh tế - xã hội của các giá trị HTX. HTX phải cải tiến và nâng cao công tác đào tạo cán bộ quản lý HTX; kiểm tra việc thực hiện và tuân thủ các nguyên tắc, vì các nguyên tắc định ra tƣ tƣởng chủ đạo hoạt động trong các HTX.

43

Thứ tư, Tăng cƣờng định hƣớng xã hội trong khu vực kinh tế HTX. Định hƣớng xã hội trong khu vực kinh tế HTX là sự chia xẻ một cách đặc biệt giữa HTX với các chủ thể kinh tế khác của kinh tế thị trƣờng. Kinh tế HTX là bộ phận cấu thành nền kinh tế quốc gia, tham gia tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị – xã hội của một nƣớc: ổn định thị trƣờng hàng hoá, dịch vụ cho xã viên và ngƣời lao động trong xã hội, đặc biệt là vùng nông thôn; giải quyết việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp; thực hiện chƣơng trình phát triển kinh tế – xã hội ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa và giải quyết vấn đề môi trƣờng cũng nhƣ các vấn đề khác.

Thứ năm, Chú trọng phát triển mô hình HTX đa năng trong hệ thống tổ chức, quản lý HTX. Thực tiễn cũng nhƣ kinh nghiệm phát triển HTX cho thấy, các HTX đa năng hoạt động kinh doanh, sản xuất và thực hiện các dịch vụ tốt hơn các HTX đơn năng. Cùng một lúc HTX đa năng hoạt động nhằm 2 mục đích là đứng vững trong cơ chế thị trƣờng và gia tăng khối lƣợng dịch vụ cho xã viên, ngƣời lao động trong xã hội.

Thứ sáu, đƣa công tác kiểm toán trong HTX thành công việc thƣờng xuyên của các HTX. Chúng ta biết rằng, kiểm toán là một trong công tác quản lý của các HTX trong các nƣớc trên thế giới. Nhờ thực hiện công tác kiểm toán thƣờng xuyên đã làm cho tài chính của các HTX lành mạnh lên.

44

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2003 ĐẾN NAY

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hợp tác xã ở tỉnh Thái Nguyên Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)