7. Bố cục của luận văn
3.2 Định hƣớng phát triển kinh tế HTX ở Tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
Thứ nhất, củng cố kinh tế HTX, tiếp tục phát triển rộng rãi và đa dạng hóa các loại hình hợp tác, hợp tác xã
quy mô, trình độ khác nhau trong các ngành, lĩnh vực, địa bàn có điều kiện; tiếp tục phát triển các loại hình dịch vụ cho kinh tế hộ nông dân, từng bƣớc xây dựng các HTX trong nhiều lĩnh vực theo Luật hợp tác xã.
Chế độ hợp tác bao hàm các loại hình, các trình độ tổ chức liên kết giữa các hộ, các thành phần kinh tế từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp. Có loại hình đƣợc tổ chức,có tƣ cách pháp nhân, có cơ quan quản lý,điều khiển chúng đó là hợp tác xã. Đồng thời cũng có những loại hình hợp tác không có tƣ cách pháp nhân, không có cơ quan chung quản lý, điều khiển mà chủ yếu do sự thỏa thuận giữa các hộ với nhau nhằm hợp tác để thực hiện một số khâu nào đó trong sản xuất kinh doanh. Do đó, trong thời gian tới vừa nhân rộng các mô hình đã có, đồng thời khuyến khích, hƣớng dẫn tổ chức các loại hình mới nhƣ: HTX chế biến, HTX tạo vốn tín dụng, các HTX trong lĩnh vực y tế, giáo dục, thƣơng mại,.. song cần lƣu ý là phong trào hợp tác hóa phải đƣợc tổ chức từ thấp đến cao, phải thật sự dân chủ trong quản lý.
Cùng với sự thay đổi nhanh chóng về hình thức và nội dung hoạt động của các HTX ở trong nƣớc cũng nhƣ một số nƣớc trên thế giới, ở Thái Nguyên cần tập trung vào xây dựng và phát triển mô hình HTX đa năng.
Thực tiễn cũng nhƣ kinh nghiệm phát triển HTX của các nƣớc cho thấy, các nƣớc rất chú trọng xem xét phát triển HTX đa năng vì các HTX đa năng hoạt động kinh doanh, sản xuất và thực hiện các dịch vụ tốt hơn các HTX đơn năng. Cùng một lúc HTX đa năng hoạt động nhằm 2 mục đích là đứng vững trong cơ chế thị trƣờng và gia tăng khối lƣợng dịch vụ cho xã viên, ngƣời lao động trong xã hội. Vì thế, phát triển mô hình HTX đa năng ở Thái Nguyên là xu thế phát triển phù hợp.
Thứ hai, phát triển HTX phải dựa trên nền tảng kinh tế, phát huy vai trò tự chủ, tiềm năng to lớn, vị trí quan trọng, lầu dài của kinh tế hộ
Kinh tế HTX là sản phẩm của nền sản xuất hàng hóa trên nền tảng kinh tế hộ, kinh tế hộ càng phát triển thì nhu cầu hợp tác của họ càng cao, họ càng gần HTX. Đồng thời, sự ra đời của các HTX lại thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển hơn nữa.
Phát triển HTX không phải là mục đích tự thân. Các HTX đƣợc thành lập với mục đích trƣớc hết là hỗ trợ kinh tế hộ xã viên phát triển, chúng chỉ có thể tồn tại khi thực sự đem lại lợi ích cho các hộ gia đình tham gia HTX. Do vậy, sự hình thành và định hƣớng hoạt động của các HTX phải dựa trên sự tôn trọng tính tự chủ, phát huy hơn nữa vai trò to lớn của kinh tế hộ xã viên.
Thứ ba, hoạt động của HTX phải theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đảng và Nhà nƣớc ta đã xác định, nền kinh tế trong thời kỳ quá độ ở nƣớc ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa; trong đó kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nƣớc cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
Hợp tác xã là nòng cốt của thành phần kinh tế tập thể, hoạt động của HTX cũng phải theo nguyên tắc thị trƣờng, phải chịu sự quản lý của Nhà nƣớc và cùng phấn đấu vì mục tiêu XHCN của cả nền kinh tế. Phát triển các HTX trong bối cảnh nền kinh tế thị trƣờng có nghĩa là phải xóa bỏ bao cấp, bảo hộ tràn lan đối với các HTX, đặt chúng vào sự cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh với các thành phần kinh tế khác của nền kinh tế. Đồng thời, phải chú trọng liên kết, hợp tác giữa các HTX, giữa HTX với các tổ chức và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; không ngừng củng cố, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa kinh tế nhà nƣớc với kinh tế HTX, trong đó kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo, giúp đỡ, tạo điều kiện cho kinh tế HTX cùng phát triển.
Thứ tư, phát triển kinh tế HTX gắn với đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, xã viên, người lao động coi đây là khâu đột phá trong điều kiện thực tế ở Thái Nguyên
Thực tiễn phát triển kinh tế HTX ở nƣớc ta cũng đã cho thấy các HTX hoạt động tốt trƣớc hết là những HTX có đội ngũ cán bộ tốt, cả về năng lực và phẩm chất, đặc biệt là các cán bộ chủ chốt. Họ phải là ngƣời có trình độ tổ chức, quản lý, am hiểu về pháp luật, nguyên tắc hoạt động của HTX; nắm vững quyền lợi, nghĩa vụ bản thân.
Bên cạnh đó, cũng cần phải chăm lo đào tạo, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học – kỹ thuật cho xã viên, ngƣời lao động của HTX và nâng cao dân trí cho nhân dân của tỉnh nói chung. Khi có trình độ văn hóa, chuyên môn cao, cả đội ngũ cán bộ và xã viên, cả ngƣời lao động của HTX và ngƣời chƣa vào HTX, cả xã hội sẽ có nhận thức đúng đắn hơn về vị trí, vai trò, chức năng của HTX, về quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với HTX đồng thời hiệu quả hoạt động của các HTX sẽ đƣợc nâng cao.
Do vậy chăm lo đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, xã viên, ngƣời lao động của HTX và nâng cao trình độ dân trí nói chung có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển HTX ở nƣớc ta nói chung và Thái Nguyên nói riêng trong tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn..
3.3 Một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế Hợp tác xã ở Tỉnh Thái Nguyên