Phát triển kinh tế hộ gia đình

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hợp tác xã ở tỉnh Thái Nguyên Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 103)

7. Bố cục của luận văn

3.3.2 Phát triển kinh tế hộ gia đình

Phát triển mạnh mẽ và lâu dài kinh tế hộ gia đình tạo nhu cầu hợp tác tự nhiên, đích thực là tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển HTX, nhất là khi Thái Nguyên lại có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại. Để thúc đẩy kinh tế hộ phát triển cần phải tiếp tục tạo điều kiện pháp lý trong việc đảm bảo quyền tự chủ của các hộ gia đình. Trong thời gian qua việc ra đời Luật đất đai, Luật Dân sự, Luật HTX, đã tạo điều kiện pháp lý rất quan trọng trong việc bảo đảm quyền tự chủ của hộ nông dân. Tuy vậy, để phát triển kinh tế hộ trong thời gian tới, tỉnh Thái Nguyên cần tiếp tục chú ý giải quyết những vấn đề sau:

- Khuyến khích hộ nông dân thực hiện tốt chủ trƣơng dồn điền, đổi thửa nhằm tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn theo hƣớng CNH-HĐH; Hoàn thành việc giao ruộng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông

dân, đảm bảo tính pháp lý ổn định lâu dài đối với loại tƣ liệu sản xuất rất cơ bản trong nông nghiệp, đảm bảo tính pháp lý của hộ trong hoạt động kinh tế đối với các tổ chức kinh tế khác. Việc chuyển đổi ruộng đất thực sự sẽ mang lại lợi ích kinh tế do nâng cao đƣợc khả năng chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng; giảm diện tích bờ, tăng diện tích giao thông nội đồng. Tuy nhiên, đây là công việc phức tạp, vì nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi của nông dân và việc thực hiện các văn bản pháp quy; đồng thời Thái Nguyên là tỉnh có rất nhiều dân tộc ít ngƣời, phong tục tập quán canh tác rất khác nhau mà trình độ và điều kiện sản xuất của các hộ nông dân còn thấp cho nên việc chuyển đổi càng phức tạp hơn.

- Thực hiện quy hoạch, cải thiện kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nông thôn Đây là vấn đề có ý nghĩa rất lớn trong vấn đề phát triển kinh tế hộ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế HTX. Thái Nguyên có địa hình không phức tạp so với các tỉnh miền núi phía Bắc, song với địa hình nhƣ vậy, việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, trong thời gian tới, hệ thống kết cấu hạ tầng cần tiếp tục đƣợc cải thiện trên cơ sở một quy hoạch phù hợp sẽ tạo điều kiện trực tiếp nâng cao khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm thiểu các chi phí sản xuất có liên quan đến các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của vùng, tạo điều kiện nâng cao thu nhập và đời sống của các hộ gia đình. Mặt khác, nâng cao chất lƣợng của hệ thống kết cấu hạ tầng tạo điều kiện hạ thấp các chi phí dịch vụ nhƣ: điện, thủy lợi, giao thông vận tải, thông tin liên lạc,.. tạo điền kiện cho các HTX phát huy đƣợc khả năng hoạt động của mình trong điều kiện kinh tế thị trƣờng.

- Tạo điều kiện để các hộ nông dân dễ dàng tiếp cận đƣợc các nguồn vốn của hệ thống tài chính kết hơp với sự hỗ trợ của các chƣơng trình kinh tế xã hội khác.

Để tiến hành sản xuất, đặc biệt là thúc đẩy theo hƣớng phát triển kinh tế hàng hóa cần phải có vốn. Song đa số nông dân hiện nay của tỉnh Thái Nguyên đang ở tình trạng thiếu vốn, vì vậy khó có điều kiện để mở rộng sản xuất để tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Hiện nay, chính sách của Nhà nƣớc, trực tiếp thông qua hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách – xã hội đã đƣợc cải thiện nhiều. Bên cạnh đó, việc đảm bảo thế chấp cho các món vay đã mở rộng sang các hình thức tín chấp và quy mô của vốn vay cũng đƣợc gia tăng. Điều

cần thiết là phải tiếp tục cải tiến các thủ tục sao cho đảm bảo tính pháp lý, vừa đảm bảo thuận tiện và phù hợp với trình độ của nông dân. Thời hạn vay phù hợp với nhu cầu tái sản xuất trong kinh doanh nông nghiệp và các ngành nghề; chính sách lãi suất phù hợp, cần phải đảm bảo vốn vay trực tiếp đƣợc đến các hộ nhƣng không bị gia tăng chi phí lãi suất so với quy định. Kết hợp với việc khai thác các nguồn vốn thông qua hệ thống Ngân hàng thƣơng mại với các kênh vốn khác, kể cả thông qua các chƣơng trình dự án Chính phủ và nƣớc ngoài để đa dạng hóa các nguồn vốn và hạ lãi suất tiền vay.

- Đẩy mạnh và thực hiện các biện pháp khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngu phù hợp; gắn với chuyển giao tiến bộ KH – CN với nâng cao năng lực kinh doanh của các hộ nông dân.

Tỉnh Thái Nguyên có ƣu thế trong lâm nghiệp, trồng chè,.. vì thế trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm kết hợp với đƣa các tiến bộ KH – CN vào trong nông nghiệp nông thôn, đảm bảo năng suất, chất lƣợng cây trồng, vật nuôi, đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng, tăng thu nhập của các hộ nông dân, bảo vệ môi trƣờng cũng nhƣ sự an toàn sức khỏe của ngƣời sản xuất và tiêu dùng. Song đi đôi với việc đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm cần phải có hình thức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ phù hợp sẽ mang lại hiệu quả. Ngoài ra, cần phải lựa chọn các hình thức chuyển giao KH - CN phù hợp với trình độ dân trí và tập quán vùng trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nƣớc ngoài và của các vùng. Đồng thời, Nhà nƣớc hỗ trợ một phần kinh phí cho các hộ nông dân, trang trại, HTX trong việc đầu tƣ ứng dụng tiến bộ KH – CN vào sản xuất.

- Tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế làng nghề phi nông nghiệp ở nông thôn, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế, khôi phục, phát triển các ngành nghề truyền thống và tăng thu nhập của các hộ gia đình nông thôn. Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ phân công lao động trong nông thôn tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp chế tạo máy nông cụ, thiết bị phục vụ chế biến nhỏ ở nông thôn, trƣớc hết là các ngành nghề phục vụ nhu cầu dân sinh tại chỗ, các ngành công nghiệp chế biến, bảo quản gắn với thị trƣờng nông sản,..

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hợp tác xã ở tỉnh Thái Nguyên Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 103)