Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hợp tác xã ở tỉnh Thái Nguyên Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 91)

7. Bố cục của luận văn

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1 Hạn chế, yếu kém

Tính hình thức trong chuyển đổi HTX theo Luật HTX chưa được khắc phục căn bản.

vốn góp mới. Đến nay, việc kết nạp xã viên mới vẫn tiến hành không đúng quy định của Luật HTX vì vậy dẫn đến xã viên không ý thức đầy đủ đƣợc quyền lợi và nghĩa vụ của họ trong HTX.

Đặc biệt, tình trạng không rõ ràng về quyền sở hữu tài sản của các HTX con khá phổ biến, nhất là các tài sản gắn với đất đai. Nhiều nơi, UBND xã thay mặt cộng đồng giao cho HTX quản lý nhƣ hệ thống kênh mƣơng, công trình điện,.. Điều này còn gây nên sự can thiệp của chính quyền địa phƣơng vào các hoạt động của các HTX làm ảnh hƣởng đến tính tự chủ của HTX và cũng là nguyên nhân dẫn đến tính hình thức trong chuyển đổi của các HTX chƣa thể khắc phục triệt để.

Hạn chế về nguồn lực:

Bên cạnh một bộ phận HTX chuyển đổi tốt, làm ăn có hiệu quả, đƣợc xã viên tin tƣởng, còn nhiều HTX vẫn chƣa thể hiện đƣợc sự năng động, đổi mới trong sản xuất kinh doanh để thích ứng với cơ chế thị trƣờng. Các HTX này xuất phát từ nhu cầu của xã viên và phát huy đƣợc tính tự nguyện, dân chủ trong HTX, song do năng lực quản lỹ yếu kém, vốn, tài sản nhỏ bé do đó hoạt động cầm chừng, hiệu quả chƣa cao. Theo số liệu thống kê 2013, trình độ quản lý của cán bộ còn thấp, số cán bộ quản lý có trình độ đại học chỉ chiếm 9,3% (bảng 2.8); tổng số vốn của 339 HTX là 2.654 tỷ đồng, bình quân mỗi một HTX là 7.828,9 triệu đồng. Vì vậy, các HTX rất khó triển khai các hoạt động đòi hỏi vốn lƣu động lớn nhƣ kinh doanh vật liệu xây dựng, chế biến và tiêu thụ nông sản, tín dụng,.. Tỷ lệ HTX có trụ sở riêng chiếm 48,67% (165/339 HTX), số HTX còn lại chƣa có trụ sở riêng mà phải đi thuê hoặc mƣợn tạm phòng làm việc trong trụ sở UBND xã hoặc nhờ địa điểm tại nhà một cán bộ HTX để làm việc.

Đội ngũ cán bộ quản lý HTX còn hạn chế về trình độ, năng lực, không ổn định làm việc lâu dài trong HTX

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ HTX có tâm huyết và làm việc vì lợi ích của HTX và cộng đồng. Nhiều cán bộ đã là nhân tố quan trọng đóng góp cho thành công của không ít HTX trong cơ chế mới. Tuy vậy, một trong những khó khăn lớn nhất của các HTX là chất lƣợng đội ngũ cán bộ. Đa số chƣa đáp ứng với yêu cầu

công tác. Cán bộ HTX, nhất là cán bộ chủ chốt thƣờng không ổn định, thay đổi thƣờng xuyên, nhiều cán bộ không nhiệt tình. Số cán bộ có năng lực lại muốn chuyển sang làm công việc khác ổn định hơn.

Năm 2013 có tới 958 cán bộ quản lý HTX chƣa qua đào tạo và không có bằng cấp (64,08%), 398 cán bộ có trình độ trung cấp, cao đẳng (26,62%) và 139 cán bộ có trình độ đại học (9,3%). Tình hình này cùng với tâm lý không ổn định làm việc lâu dài cho HTX của một số cán bộ chủ chốt HTX đã ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động của HTX.

2.4.2.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan

Mặc dù hàng năm tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh cao (6,5%) song vẫn còn nhiều mặt mất cân đối nhƣ thiếu vốn đầu tƣ, trình độ công nghệ và khả năng cạnh trạnh của nhiều ngành, nhiều sản phẩm còn thấp, mức độ phát triển kinh tế thấp hơn so với tiềm năng; điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến sự phát triển của kinh tế HTX.

Tỉnh Thái Nguyên là một trung tâm giáo dục và đào tạo ở khu vực miền núi phía Bắc song chất lƣợng nguồn nhân lực còn ở trình độ thấp, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của kinh tế HTX cũng nhƣ sự phát triển của kinh tế xã hội nói chung. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh còn một số yếu kém, hệ thống giao thông vùng nông thôn chƣa hoàn chỉnh, gây khó khăn trong phát triển HTX.

Nguyên nhân chủ quan

Về nhận thức:

Nhận thức về quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với kinh tế HTX trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân còn hạn chế. Một bộ phận cán bộ các cấp, các ngành chƣa thật sự tin tƣởng vào vai trò, vị trí và xu hƣớng phát triển tất yếu của kinh tế HTX trong cơ chế thị trƣờng định hƣớng XHCN, không ít nơi cấp ủy Đảng và chính quyền còn chƣa hiểu sâu sắc HTX là tổ chức kinh tế tự chủ, chƣa phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa mô hình HTX kiểu mới với mô hình HTX kiểu cũ, chƣa hiểu hết những đặc trƣng của mô hình HTX. Thực trạng đó thể hiện công tác tuyên truyền về quan điểm, đƣờng lối của Đảng về

đổi mới và phát triển kinh tế HTX và Luật HTX v.v…chƣa đến nới đến chốn, chƣa đƣợc sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, nhất là đối với cán bộ đảng viên cơ sở.

về triển khai thực hiện cơ chế chính sách:

Nhiều nơi chính quyền chƣa thực sự quan tâm đúng mức tới lãnh đạo, chỉ đạo phát triển HTX, chủ yếu là ra văn bản chỉ đạo, hô hào nhƣng ít có hành động cụ thể. Hoạt động của các Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể của địa phƣơng hiện nay chƣa hiệu quả. Nhiều Ban chỉ đạo chƣa tháo gỡ, giải quyết các khó khăn vƣớng mắc của các HTX cũng nhƣ xúc tiến chỉ đạo tổ chức thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển HTX.

Có nơi, chính quyền địa phƣơng lại chỉ đạo hoặc can thiệp quá sâu vào công việc nội bộ của HTX nhƣng lại ít quan tâm hỗ trợ các HTX giải quyết các khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Sự phân công, phối hợp giữa các cấp, các ngành, các đoàn thể ở địa phƣơng trong việc hƣớng dẫn, hỗ trợ HTX thiếu chặt chẽ.

Tình trạng chung hiện nay là các cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX đã đƣợc ban hành tƣơng đối đầy đủ, đồng bộ nhƣng không đƣợc triển khai thực hiện tốt. Nhiều HTX không biết mình đƣợc hƣởng những hỗ trợ và ƣu đãi gì từ Nhà nƣớc để đòi hỏi các cơ quan công quyền phải thực hiện.

2.4.3 Một số vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế HTX ở Thái Nguyên

Một là, trình độ cán bộ quản lý HTX còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

So với các loại hình doanh nghiệp khác, nhìn chung trình độ của cán bộ quản lý làm việc trong các HTX còn thấp. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ chủ chốt trong HTX rất hạn chế: chỉ có khoảng 9,3% số cán bộ quản lý HTX có trình độ đại học, chỉ tiêu này tƣơng ứng với các chức danh Ban quản trị, kế toán trƣởng và Trƣởng Ban kiểm soát.

Một trong những lý do quan trọng khiến trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý trong HTX thấp là do họ ít có cơ hội đƣợc tham gia các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng. Các chƣơng trình này thƣờng hạn chế về số lƣợng và bất cập về nội dụng, phƣơng thức đào tạo. Từ thực tiễn này đặt ra yêu cầu bức thiết phải tiếp tục

đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dƣỡng và cải tiến nội dung, phƣơng thức theo hƣớng thiết thực và phù hợp hơn đối với đội ngũ cán bộ trong các HTX.

Cũng do trình độ thấp nên các HTX còn gặp nhiều lúng túng, vƣớng mắc trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, các HTX rất cần nhận đƣợc sự hỗ trợ, tƣ vấn từ phía nhà nƣớc.

Hai là, trình độ công nghệ sản xuất lạc hậu.

Cơ sở vật chất của các HTX nghèo nàn, máy móc thiết bị cũ, trình độ công nghệ lạc hậu, sản xuất thủ công là phổ biến. Do công nghệ sản xuất lạc hậu nên các HTX chỉ tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực truyền thống, mẫu mã sản phẩm đơn điệu không đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng. Chính vì vậy, các HTX hiện nay rất cần hỗ trợ, phổ biến thông tin, chuyển giao công nghệ.

Do những yếu kém trên nên việc tham gia của các HTX vào thị trƣờng cũng rất hạn chế. Vì vậy, ngoài việc hỗ trợ cho các HTX về khoa học, công nghệ và đào tạo, các HTX hiện nay cũng cần đƣợc hỗ trợ nhiều hơn trong lĩnh vực xúc tiến thƣơng mại để có thể vƣơn ra hội nhập và tiến hành các hoạt động thƣơng mại quốc tế.

Ba là, thiếu vốn sản xuất kinh doanh.

Nhìn chung vốn điều lệ của các HTX thấp, việc huy động vốn nội bộ của HTX gặp nhiều khó khăn do các xã viên chƣa tìm thấy lợi ích thiết thực của mình trong đó, mặt khác do bản thân nguồn vốn trong nội bộ xã viên là rất có hạn.

Cùng với việc nguồn vốn nội bộ hạn chế, các HTX cũng rất khó tiếp cận với nguồn vốn từ bên ngoài. Các HTX thƣờng bị thiếu thông tin về các nguồn tài chính, tín dụng, không hiểu rõ qui trình, thủ tục, không biết cách xây dựng các dự án để huy động nguồn vốn từ bên ngoài. Ngoài ra, các HTX chƣa tạo đƣợc uy tín cao đối với các tổ chức tín dụng nên việc vay vốn thƣờng gặp nhiều trở ngại hơn so với các doanh nghiệp.

Từ những khó khăn nêu trên cho thấy các HTX rất cần đƣợc hỗ trợ về tài chính tín dụng để đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh.

Bốn là, nhận thức của cán bộ quản lý HTX và xã viên về HTX còn nhiều sai lệch, chưa đầy đủ, trong khi đó nhận thức của toàn xã hội về kinh tế hợp tác và

HTX còn rất hạn chế và thiếu đồng bộ.

Nhiều cán bộ quản lý HTX và hầu hết xã viên hiểu rất mơ hồ về các nguyên tắc, giá trị của HTX, về những đặc trƣng của HTX kiểu mới, về các nội dung qui định trong Luật HTX, đặc biệt là các quyền và nghĩa vụ cửa HTX, các quyền và nghĩa vụ của xã viên đối với HTX. Nhiều xã viên vẫn còn tƣ tƣởng ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của HTX và bao cấp của Nhà nƣớc, chƣa coi HTX là của chính mình, thiếu tích cực tham gia đóng góp, xây dựng HTX. Do đó, việc hỗ trợ tuyên truyền cho cán bộ, xã viên hiểu rõ, hiểu đúng về các giá trị, nguyên tắc của HTX là cần thiết. Về phía xã hội, từ chỗ nhìn nhận HTX nhƣ một cứu cánh to lớn của CNXH, chuyển sang kinh tế thị trƣờng thì đánh giá quá thấp, không đầy đủ và thiên lệch về kinh tế hợp tác và HTX. Điều đó ảnh hƣởng sâu sắc đến việc tạo lập môi trƣờng thuận lợi cho HTX phát triển.

Năm là, Khuôn khổ chính sách cho phát triển kinh tế HTX còn nhiều bất cập

Mặc dù những năm gần đây, Đảng và Nhà nƣớc đã rất quan tâm, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ HTX, đặc biệt là đã ban hành Luật HTX 2003 và Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về “một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã nhƣng các chính sách chƣa đồng bộ, còn nhiều bất cập. Việc triển khai các chính sách còn chậm (nhƣ chính sách về đào tạo dài hạn cho cán bộ, xã viên HTX). Sự can thiệp quá sâu của các cấp chính quyền cơ sở vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX (nhất là đối với các HTX nông nghiệp) đã hạn chế tính tự chủ, sáng tạo của HTX. Do đó, trong giai đoạn tới cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện chính sách đối với các HTX, tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi hơn cho các HTX nâng cao hiệu quả kinh doanh, đáp ứng tốt hơn chiến lƣợc kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc, nhất là đƣờng lối, chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân vùng sâu vùng xa còn nhiều gian khó.

Sáu là, sự chuyển đổi loại hình sản xuất kinh doanh cho phù hợp với điều kiện mới, nhất là thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và toàn diện còn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và điều kiện của HTX nói riêng và kinh tế hợp tác nói chung.

Sáu vấn đề trên đã làm cho xung lực vốn có của HTX bị hạn chế, hình ảnh của kinh tế HTX trong nền kinh tế thị trƣờng bị hiểu sai lệch, lợi ích mà HTX mang lại cho xã viên không đƣợc nhiều.

Chương 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1 Bối cảnh mới và tác động của nó đến phát triển kinh tế HTX ở Thái Nguyên

3.1.1 Quốc tế

Nền kinh tế thế giới năm 2013, 2014 vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Tăng trƣởng kinh tế của các nƣớc thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, đặc biệt là một số nƣớc thành viên đang chịu ảnh hƣởng của nợ công vẫn còn rất mờ nhạt. Khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chƣa hoàn toàn chấm dứt. Mặc dù có một vài dấu hiệu tích cực cho thấy các hoạt động kinh tế đang phục hồi trở lại sau suy thoái nhƣng triển vọng kinh tế toàn cầu nhìn chung chƣa vững chắc, nhất là đối với các nền kinh tế phát triển. Việc tạo công ăn việc làm đƣợc xem là một thách thức lớn của các nƣớc phát triển. Những yếu tố không thuận lợi đó từ thị trƣờng thế giới tiếp tục ảnh hƣởng đến kinh tế - xã hội nƣớc ta. Ở trong nƣớc, các khó khăn, bất cập chƣa đƣợc giải quyết gây áp lực lớn cho sản xuất kinh doanh: Hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể...Điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến sự phát triển của kinh tế HTX.

3.1.2 Việt Nam

Trƣớc tình hình kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, thách thức, Chính phủ đã có nhiều giải pháp và chỉ đạo quyết liệt các cấp, ngành, địa phƣơng nỗ lực thực hiện nhằm ổn định và phát triển kinh tế. Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ), kinh tế Việt Nam năm 2013 có nhiều điểm sáng với những con số đạt và vƣợt chỉ tiêu đƣợc Quốc hội thông qua đầu năm. Trong đó, tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) năm 2013 tăng 5,42% so với năm 2012. Mức tăng này tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra nhƣng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi; Kim ngạch xuất khẩu đạt đƣợc mức tăng hơn 10%, tỷ lệ nhập siêu 7%; Tỷ lệ thất nghiệp là 6,36%; Tốc độ tăng giá cả tiêu dùng (CPI) cả năm 7%,

tƣơng đƣơng mức tăng của năm 2012, nhƣng thấp hơn chỉ tiêu do Quốc hội đề ra (8%); Tuy nhiên, Tổng vốn đầu tƣ phát triển xã hội thấp hơn mục tiêu đề ra. Nguyên nhân là do nền kinh tế đang bị “nghẽn” hấp thụ tín dụng, mà đầu tƣ của mọi thành phần kinh tế đều dựa chủ yếu vào tín dụng. Bên cạnh đó, năm 2013 lại xuất hiện một vấn đề mới có nguy cơ gây bất ổn kinh tế vĩ mô là sự thâm hụt ngân sách do nguồn thu không đạt kế hoạch. Sự thâm hụt ngân sách diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế trì trệ, doanh nghiệp thua lỗ, thị trƣờng bất động sản đóng băng, nhƣng chi tiêu công không thể giảm, nên đang trở thành vấn đề nan giải cho bài toán ngân sách năm 2014 và những năm tiếp theo.

3.1.3 Thái Nguyên

Năm 2013, 2014 mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động từ tình hình thế giới, trong nƣớc, song trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh đều đạt kết quả khả quan. Trong 6 tháng đầu năm 2014, tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 15,2%, trong đó khu vực công nghiệp tăng 28,6%; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 48.486 tỷ đồng, vƣợt 1,3% kế hoạch cả năm; giá trị xuất khẩu đạt 2.115 triệu USD, bằng 211,5% kế hoạch cả năm, gấp 33 lần so với cùng kỳ năm trƣớc; tổng thu ngân sách

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế hợp tác xã ở tỉnh Thái Nguyên Luận văn ThS. Kinh tế (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)