Lượng nước thải phát sinh của bệnh viện

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng thu gom và xử lý nước, rác thải tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 60)

3.3.1.1. Nhu cầu sử dụng nước

* Lượng nước cấp dùng cho sinh hoạt + Lượng nước cấp phục vụ cho bệnh nhân là: 180x100 l/người/ngày đêm = 18m3/ngày

+ Lượng nước cấp phục vụ cho người nhà bệnh nhân: 180x100 l/người/ngày đêm = 18m3/ngày

+ Lượng nước cấp phục vụ cán bộ Bệnh viện: 190x50 l/người/ngày đêm = 9,5 m3/ngày

Vậy tổng lượng nước sử dụng cho sinh hoạt là:

(18+18+9,5)x1,2 = 54,6 m3/ngày đêm (lấy xấp xỉ 55m3 /ngày đêm

Trong đó: 1,2 là hệ số không điều hoà ngày lớn nhất. (Báo cáo xả thải

vào nguồn nước của bệnh viện đa khoa huyện Hiệp Hòa, 2014)[1] * Lượng nước cấp phục vụ khám, chữa bệnh và giặt (y tế) là:

Ước tính tổng lượng nước cấp dùng trong các hoạt động khám chữa bệnh, tẩy rửa dụng cụ, giặt là khoảng 10m3/ngày đêm.

Nguồn nước cấp cho tất cả các hoạt động của Bệnh viện là nguồn nước được lấy từ hệ thống cung cấp nước sạch của huyện Hiệp Hoà.

3.3.1.2. Nhu cầu xả thải nước

- Lượng nước sinh hoạt: Lượng nước thải sinh hoạt bằng 80% lượng nước cấp. tương ứng là:

55x0,8 = 44 m3/ ngày đêm

- Lượng nước y tế: Lượng nước thải y tế bằng 90% lượng nước cung cấp, tương ứng là:

10x0,9 = 9 m3/ ngày đêm

Bảng 3.7. Tổng hợp khối lượng nước sử dụng và thải của bệnh viện Đ/v: m3/ngày

STT

Nước cấp Nước thải

Mục đích Khối lượng (m3) Nhu cầu xả thải Khối lượng (m3)

1 Phục vụ bệnh nhân 18 Sinh hoạt 44

2 Phục vụ người nhà bệnh nhân 18 Y tế 9

3 Phục vụ cán bộ Bệnh viện 9,5

Tổng (1+2+3)x1,2= 55 53

(Nguồn: Báo cáo xả thải vào nguồn nước của bệnh viện đa khoa huyện Hiệp Hòa, 2014)

Như vậy, tổng lượng nước thải chung toàn Bệnh viện cần xử lý là 53m3 ngày đêm. Đối với những ngày nắng nóng, cao điểm, lượng nước thải có thể lên đến 55m3/ngày đêm.

+ Đặc trưng của nước thải sinh hoạt: nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), BOD, COD, các vi sinh vật…chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học, sự ô nhiễm do các chất hữu cơ sẽ dẫn đến suy giảm nồng độ oxy hoà tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan để phân huỷ chất hữu cơ. Oxy hoà tan giảm sẽ khiến cho các loài thuỷ sinh trong thủ vực thiếu oxy để sống. Ngoài ra, đây cũng là một trong những

nguyên nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước. Để khắc phục các tác động tiêu cực của nước thải sinh hoạt, bệnh viện đã sử dụng công trình xử lý cục bộ mang tính khả thi cao và dễ thực hiện với chi phí thấp (Bể tự hoại).

- Đặc trưng của nước thải bệnh viện: nước thải y tế (phát sinh từ các phòng khám, phòng thí nghiệm, xét nghiệm và các khoa trong bệnh viện, quá trình giặt tẩy). Nước thải này chứa nhiều vi khuẩn, mầm bệnh. Máu, các hoá chất, dung môi trong dược phẩm, chất hàn răng almagam thải… Ngoài ra, nguồn nước thải y tế còn phát sinh từ các phòng thanh tùng dụng cụ y khoa với nhiệt lượng cao, từ nhà giặt tẩy,…

Các chất gây ô nhiễm trong nước thải y tế bao gồm các chất hữu cơ, vi khuẩn, chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các chế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các dung môi hoá học, dư lượng thuốc kháng sinh. Đặc thù của nước thải bệnh viện này là sự lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây bệnh. Những nguồn nước thải bệnh viện này là một trong những nhân tố cơ bản lan truyền vào nước thải những tác nhân truyền nhiễm qua đường tiêu hoá và làm ô nhiễm môi trường. Đặc biệt nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước, qua các loại rau được tưới bằng nước thải.

Như vậy, tổng lượng nước thải của bệnh viện khoảng 53 m3/ ngày đêm.

3.3.2. Hệ thống xử lý nước thải

Nước thải của bệnh viện bao gồm là nước thải sinh hoạt và nước thải y tế. Tất cả nước thải được thu gom theo các đường ống dẫn đấu nối với nhau và cùng đưa ra hệ thống xử lý nước thải chung của bệnh viện.

Hình 3.9: Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải

Nước thải phát sinh trong bệnh viện được tập trung vào các bể phốt của mỗi khoa và thông qua mạng thoát nước chảy về bể hợp khối gồm: ngăn thu nước thải có lắp đặt rọ chắn rác, ngăn điều hoà xử lý hiếu khí sơ bộ và ngăn thu bùn.

Nước thải qua song chắn rác tập trung vào Bể thu gom nước thải và được bơm sang bể điều hoà bậc 1 và bể điều hoà bậc 2 để xử lý hiếu khí sơ bộ. Tại đây nước thải được trộn với chế phẩm vi sinh DW97 với nồng độ 2- 3mg/lít, bằng phương pháp sục khí lợi dụng những vi sinh vật có sẵn trong nước thải duy trì ở trạng thái lơ lửng, oxi hoá hợp chất hữu cơ thành những chất ổn định thuận lợi cho các giai đoạn xử lý tiếp theo. Nước thải sau khi qua bể điều hoà bậc 1 và bậc 2, tiếp đó nước thải được bơm lên thiết bị xử lý hợp khối dạng tháp lọc sinh học. Tại đây nhờ các chủng vi sinh vật hiếu khí có trong các bong bùn hoạt tính cũng như bám dính trên vật liệu lọc mà thành phần các chất hữu cơ (BOD), Nitơ,... trong nước thải sẽ được loại bỏ. Khí được cấp vào thiết bị bằng các máy thổi khí cạn đặt trong thời gian máy.

Sau đó, nước thải cùng bùn hoạt tính chuyển qua bể lắng cuối để tách bùn hoạt hoá và cặn lơ lửng hữu cơ khác. Phần nước trong sẽ được tan chảy sang bể khử trùng. Dung dịch khử trùng NaOCl hoặc Ca(OCl)2 nồng độ 3 -

Rọ Ngăn Thu gom Bể điều hòa bậc 1 Bể điều hòa bậc 2 Bể chứa trung gian Tháp sinh học 1 Tháp sinh học 2 Nước thải Bể keo tụ Bể khử trùng Mương thoát nước

chung của khu vực

Bể chứa nước sau xử lý QCVN

5gCl2/m3 nước thải sẽ được châm vào bể khử trùng nhờ hệ thống bơm định lượng. Cuối cùng nước đưa về bể chứa nước sau xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT. Cuối cùng, nước sau xử lý được đưa ra mương tưới tiêu của khu vực.

3.3.3. Đánh giá chất lượng nước thải của bệnh viện sau quá trình xử lý 3.3.3.1. Chất lượng nước thải của bệnh viện qua phân tích 3.3.3.1. Chất lượng nước thải của bệnh viện qua phân tích

Bảng 3.8. Kết quả phân tích mẫu nước thải mùa mưa ở Bệnh viện Hiệp Hòa

STT Thông số Đơn vị tính Trước xử lý Sau xử lý QCVN 28:2010/BTNMT cột B,Cmax 1 pH - 6,89 7,17 6,5 - 8,5 2 Nitơ tổng số mg/l 95,27 24,67 - 3 TổngPhốt Pho mg/l 3,65 0,67 - 4 BOD5 mg/l 78 30 60 5 Coliform MPN/100ml 46.000 4.800 5.000 6 Chất lơ lửng mg/l 19 15 120 7 Amoni mg/l 66,6 0,071 12 8 H2S mg/l 3,06 1,63 4,8

(Nguồn: Báo cáo xả thải vào nguồn nước của bệnh viện đa khoa huyện Hiệp Hòa, 2014)

Kết quả phân tích cho thấy:

Trước xử lý: Hàm lượng BOD5 vượt QCVN 1,25 lần; hàm lượng amoni vượt QCVN 5,53 lần, hàm lượng tổng colifroms vượt QCVN 9 lần.

Sau xử lý: Hàm lượng các chỉ tiêu phân tích nằm trong giới hạn cho phép theo Quy chuẩn.

Bảng 3.9: Kết quả phân tích mẫu nước thải mùa khô ở Bệnh viện Hiệp Hòa

STT Thông số Đơn vị tính Trước xử lý Sau xử lý QCVN 28:2010/BTNMT cột B,Cmax 1 pH - 6,64 7,30 6,5 - 8,5 2 Nitơ tổng số mg/l 97,38 27,1 - 3 Tổng Phốt Pho mg/l 3,97 0,54 - 4 BOD5 mg/l 82 38,1 60 5 Coliform MPN/100ml 20000 4800 5000 6 Chất lơ lửng mg/l 31 28 120 7 Amoni mg/l 38,3 0,159 12 8 H2S mg/l 3,56 1,74 4,8

(Nguồn: Báo cáo xả thải vào nguồn nước của bệnh viện đa khoa huyện Hiệp Hòa, 2014)

Kết quả phân tích cho thấy:

Trước xử lý: Hàm lượng BOD5 vượt QCVN 1,36 lần; hàm lượng amoni vượt QCVN 3,19 lần, hàm lượng tổng colifroms vượt QCVN 9 lần.

Sau xử lý: Hàm lượng các chỉ tiêu phân tích nằm trong giới hạn cho

phép theo Quy chuẩn

Từ kết quả phân tích mẫu nước thải sau xử lý cho thấy, hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện là cao, nước thải sau khi được xử lý đảm bảo theo quy chuẩn Việt Nam trước khi thải ra ngoài môi trường.

Bảng 3.10: Kết quả nước mặt tại sàn cống thoát nước bệnh viện

STT Thông số Đơn vị tính Mùa mưa Mùa khô

QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1) 1 pH - 7,04 6,58 - 2 Phosphat mg/l 0,074 0,064 0,3 3 COD mg/l 38,4 36,4 30 4 BOD5 mg/l 29 18 15 5 Coliform MPN/100ml 16000 12000 7500 6 Chất lơ lửng mg/l 17 30 50 7 Amoni mg/l 0,49 0,45 0,5 8 Nitrat mg/l 9,47 8,56 10

(Nguồn: Báo cáo xả thải vào nguồn nước của bệnh viện đa khoa huyện Hiệp Hòa, 2014)

Qua kết quả nghiên cứu, phân tích cho thấy nguồn tiếp nhận nước thải cụ thể là nguồn nước mặt lấy tại mương thoát nước chung của xã Ngọc Sơn, cách điểm xả nước thải đã qua xử lý của bệnh viện được thể hiện theo kết quả phân tích mẫu của Trung tâm Quan trắc Môi trường tỉnh Bắc Giang, cho thấy hàm lượng BOD5 vượt QCVN 1,93 lần vào mùa mưa, 1,2 lần vào mùa khô. Hàm lượng COD vượt QCVN 1,28 lần vào mùa mưa, 1,21 lần vào mùa khô. Hàm lượng Colifrom vượt QCVN 2,13 lần vào mùa mưa, 1,6 lần vào mùa khô. Hàm lượng các chỉ tiêu phân tích khác đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08: 2008/BTNMT(cột B1).

3.3.3.2. Đánh giá của người dân xung quanh về mức độ ô nhiễm của nước thải bệnh viện thải bệnh viện

Hình 3.10. Biểu đồ đánh giá của người dân về mức độ ô nhiễm của nước Nhận xét: Qua hình 3.10 cho thấy đa số người dân được hỏi cho rằng nước thải sau khi được xử lý ở mức độ bình thường. Tỷ lệ số người cho rằng nước thải sau xử lý tốt nhiều hơn tỷ lệ số người nhận đinh nước kém chất lượng.

3.4. Đề xuất các biện pháp thực hiện công tác quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hiệp Hòa Bệnh viện Đa khoa huyện Hiệp Hòa

Bệnh viện có vai trò quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân, là bộ mặt của ngành y tế là nơi thể hiện sự tiến bộ về y học của một quốc gia. Do đó việc giữ cho bệnh viện sạch, đẹp, vệ sinh, an toàn là mục tiêu phấn đấu của bệnh viện Hiệp Hòa nói riêng và của ngành y tế nói chung. Vì vậy thông qua việc nghiên cứu hiện trang bệnh viện Hiệp Hòa muốn đưa ra những biện pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác quản lý chất thải tại bệnh viên như sau:

3.4.1. Đẩy mạnh, tăng cường công tác quản lý hành chính

3.4.1.1. Tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục liên tục cho mọi đối tượng

Tuy đã được đào tạo, huấn luyện nhưng một số nhân viên y tế vẫn chưa phân loại đúng các loại rác theo quy chế của bộ y tế. Bên cạnh đó nhận thức

quần chúng trong việc quản lý chất thải cũng chưa cao. Bệnh nhân và thân nhân chưa có thói quen bỏ rác đúng nơi quy định làm cho môi trường bệnh viện bị ảnh hưởng.

Do đó, mục tiêu của việc tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục liên tục là nhằm trang bị kiến thức kỹ năng quản lý và xử lý chất thải rắn trong bệnh viện cho nhân viên y tế của bệnh viện, đặc biệt là không ngừng nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bệnh viện cho bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân.

3.4.1.2. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật về phân loại cũng như thu gom chất thải tại các khoa phòng thuật về phân loại cũng như thu gom chất thải tại các khoa phòng

Ngoài việc tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục liên tục cho các nhân viên y tế, nhân viên vệ sinh và thân nhân, bệnh nhân, bệnh viện cũng cần tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật về phân loại cũng như thu gom chất thải tại các khoa, phòng.

Bên cạnh việc tăng cường các cuộc kiểm tra, đánh giá hàng tuần, hàng quý, hàng năm bệnh viện cũng nên tiến hành thêm hình thức khảo sát.

Mặt khác, bệnh viện cũng cần tăng cường thêm việc khen thưởng hoặc kỷ luật đối với cá nhân, tập thể khoa, phòng để họ quan tâm hơn trong việc thực hiện công tác quản lý - xử lý chất thải.

3.4.1.3. Tăng cường kiểm tra, đảm bảo an toàn trong công tác quản lý cho nhân viên bệnh viện nhân viên bệnh viện

Bệnh viện cần trang bị các trang thiết bị bảo hộ cá nhân giúp nhân viên vệ sinh tránh được các nguy cơ đối với chất thải lây nhiễm.

Bên cạnh đó bệnh viện cũng cần tăng cường trang bị kiến thức an toàn lao động và củng cố ý thức trách nhiệm cho những cán bộ y tế, nhân viên vệ sinh và tất cả những người trong bệnh viện để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

3.4.2. Đẩy mạnh tăng cường nâng cao công tác quản lý kỹ thuật 3.4.2.1. Phân loại 3.4.2.1. Phân loại

Bệnh viện đã thực hiện đúng quy chế của bộ y tế về phân loại chất thải rắn. Tuy nhiên để giảm chi phí xử lý bệnh viện cần phân thêm các loại rác thải sau: theo thống kê, các loại rác có thể tái chế như giấy văn phòng, bìa carton, những vật liệu nhựa, chai lọ thủy tinh, chai đựng đồ uống… chiếm tỷ lệ khá cao. Vì vậy việc phân thêm các loại rác có thể tái chế như đặt thêm các thùng rác có màu khác với các màu quy định tại các khoa, phòng. Điều này nếu thực hiện sẽ mang lại hiệu quả kinh tế từ việc giảm chi phí xử lý và tăng thêm được kinh phí từ việc bán các loại rác tái chế.

3.4.2.2. Thu gom

Cần tăng cường hướng dẫn quy định yêu cầu cho các nhân viên vệ sinh khi thu gom rác không để quá đầy, tránh rơi vãi ra ngoài gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan.

Hạn chế thu gom vào giờ ăn và giờ làm chuyên môn.

3.4.2.3. Vận chuyển

Các xe lấy rác không nên quá đầy, khi vận chuyển cần đậy nắp để tránh rơi vãi.

3.4.3. Tăng cường thêm cơ sở hạ tầng

Thay thế kịp thời các thùng rác bị hư hỏng nhãn ghi trên mỗi thùng rác phải rõ ràng.

Đồng thời, bệnh viện cũng cần trang bị thêm đủ thùng rác tại các khoa, phòng.

Bên cạnh đó, bệnh viện cần tăng cường thêm các bảng hướng dẫn cho người bệnh và thân nhân bỏ rác đúng nơi quy định.

3.4.4. Tăng cường, hỗ trợ thêm kinh phí hoạt động cho công tác quản lý chất thải rắn tại bệnh viên chất thải rắn tại bệnh viên

Hiện tại bệnh viện chưa có kinh phí hàng năm cho công tác quản lý chất thải rắn nên có nhiều khó khăn, bị động trong công tác phục vụ cho việc

quản lý chất thải.Cần tăng cường thêm kinh phí để xử lý chất thải y tế.

3.4.5. Kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm và khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận nước thải

Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước thải bệnh viện sẽ áp dụng: - Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước thải theo quy định và có kế hoạch quan trắc và kiểm soát nước thải vào các nguồn tiếp nhận.

- Thường xuyên kiểm tra hệ thống xử lý nước thải. Khơi thông hệ thống cống rãnh thoát nước, có kế hoạch hút bùn lắng bể tự hoại, bổ sung men vi sinh cho bể tự hoại do các công ty Công nghệ sinh học sản xuất.

- Sử dụng tiết kiệm và hợp lý các nguyên liệu, nhiên liệu, tránh rơi vãi,

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng thu gom và xử lý nước, rác thải tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 60)