Hệ thống quản lý hành chính

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng thu gom và xử lý nước, rác thải tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 46)

3.1.3.1. Vấn đề đào tạo và giám sát

như nhân viên vệ sinh tại các khoa phòng và nhân viên thu gom rác, bệnh viện đã phổ biến quy chế quản lý chất thải y tế cho các đối tượng khác của bệnh viện. Hằng năm bệnh viện có tổ chức các buổi tập huấn về công tác quản lý chất thải y tế cho mọi đối tượng trong bệnh viện (gồm bác sỹ, điều dưỡng, hộ lý, nhân viên vệ sinh).

Hàng tuần ban lãnh đạo bệnh viện đều luân phiên đến các khoa phòng để kiểm tra nhắc nhở nhân viên thực hiện các quy trình kỹ thuật về phân loại cũng như thu gom rác.

3.1.3.2. Vấn đề an toàn trong công tác quản lý chất thải

Sự nguy hại đối với sức khỏe của nhân viên y tế trong việc xử lý chất thải là sự ảnh hưởng do độc tính của các chất liên quan tới sự tiếp xúc, điều đó có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển hoặc tiêu hủy chất thải. Việc sử dụng các trang thiết bị bảo hộ cá nhân giúp người làm việc phòng tránh các nguy cơ đối với các chất lây nhiễm. Do đó để đảm bảo tính an toàn cho các nhân viên của bệnh viện trong công tác quản lý chất thải, bệnh viện có cung cấp đủ găng tay phòng hộ, giầy ủng cho họ khi cần sử dụng.

Bệnh viện đã đưa ra các khuyến cáo về việc xử dụng an toàn các trang thiết bị bảo hộ cá nhân như sau:

 Cởi bỏ trang thiết bị trước khi rời khu vực làm việc và sau khi chúng đã bị nhiễm bẩn.

 Để các trang thiết bị cá nhân đã sử dụng vào nơi thích hợp theo chỉ định hoặc vào các thùng chứa để lưu giữ, giặt, khử trùng hoặc hủy bỏ.

 Mang các loại găng thích hợp khi phải tiếp xúc với các chất thải có khả năng lây nhiễm hoặc các bề mặt nhiễm bẩn. Thay thế nếu găng bị rách, thủng, nhiễm bẩn hoặc chức năng che chắn có dấu hiệu bị thay đổi như giòn, vỡ, bong.

 Găng, loại sử dụng nhiều lần đã sử dụng có thể đem khử trùng rồi sử dụng lại nếu còn nguyên vẹn. Tuy nhiên không được phép giặt, khử trùng các loại găng tay sử dụng một lần để sử dụng lại.

3.2. Đánh giá thực trạng thu gom và xử lý rác thải y tế tại Bệnh viện huyện Hiệp Hòa huyện Hiệp Hòa

3.2.1. Lượng chất thải rắn phát sinh tại bệnh viện

Hiện nay, sự phát triển hơn nữa các loại hình công nghiệp, dịch vụ, gia tăng nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ vật chất... đã làm gia tăng lượng lớn chất thải nguy hại được thải ra môi trường, đặc biệt là chất thải rắn y tế. Chất thải rắn y tế nguy hại tiềm ẩn cao hơn khả năng lây nhiễm, gây tổn thương hơn bất kỳ loại chất thải khác, có thể truyền các bệnh nguy hiểm cho những người phơi nhiễm (như HIV, HBV, HCV). Bắc Giang là một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế xã hội khá cao về dân số trong các đơn vị hành chính trực thuộc trung ương. Cùng với chất lượng đời sống được nâng lên thì nhu cầu về y tế của người dân cũng ngày một tăng. Dẫn đến lượng rác thải y tế của Bắc Giang tăng cao. Hầu hết các bệnh viện trên địa bàn tỉnh được xây dựng từ lâu, trong quy hoạch không có hệ thống xử lý chất thải hoặc nếu có cũng không phù hợp và hoạt động kém hiệu quả. Các điểm tập trung chất thải đều nằm trong khuôn viên bệnh viện, không đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó nhận thức về thực hành xử lý chất thải trong các bộ y tế, nhân viên làm công tác xử lý chất thải và bệnh nhân còn chưa cao.

Hầu hết, các chất thải rắn y tế là các chất thải sinh học độc hại và mang tính đặc thù, nếu không được phân loại cẩn thận trước khi xả chung với các loại chất thải sinh hoạt sẽ gây ra những nguy hại đáng kể. Các nguồn xả chất lây lan độc hại chủ yếu là các khu vực xét nghiệm, khu phẫu thuật, bào chế dược…

3.2.1.1. Lượng chất thải rắn tại Bệnh viện Đa khoa Hiệp Hòa qua các năm

Bảng 3.2. Lượng chất thải rắn tại Bệnh viện Đa khoa Hiệp Hòa qua các năm

Năm

Tổng số bệnh nhân nhập viện (người)

Lượng chất thải sinh hoạt (tấn/năm)

Lượng chất thải y tế (tấn/năm) 2010 8357 30215 9025 2011 9655 31464 9936 2012 9869 31590 10530 2013 10431 32130 10710

(Nguồn:Phòng tổng hợp bệnh viện Hiệp Hòa,2014.)

Hình 3.1: Biểu đồ số lượng chất thải rắn tại Bệnh viện Đa khoa Hiệp Hoà qua các năm

Qua bảng số liệu 3.2, hình 3.1 trên chứng tỏ lượng rác thải của bệnh viện trong một năm là rất lớn. Nếu không có biện pháp quản lý và xử lý thì nó sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường và cộng đồng dân cư, đặc biệt là lượng rác thải y tế.

3.2.1.2. Điều tra lượng rác thải y tế của bệnh viện

Bảng 3.3. Khối lượng rác thải y tế tại Bệnh viên Đa khoa Hiệp Hòa

Ngày theo dõi Tổng lượng rác (kg) Rác hữu cơ Rác có thể tái chế Rác thải y tế nguy hại Các rác thải khác Kg % Kg % Kg % Kg % 03/3/2014 116 62,6 54 22 19 29 25 2,3 2 06/3/2014 119,5 63,3 53 23,9 20 28,6 24 3,6 3 10/3/2014 118,7 61,7 52 25,5 21,5 27,3 23 4.1 3.5 13/3/2014 117 60,3 51,6 22,6 19,3 28,6 24,5 5.3 4,6 17/3/2014 120,4 64,9 53,9 22,5 18,7 30,4 25,3 2,5 2.1 20/3/2014 119,8 63,3 52,8 22 18,4 30,1 25,2 4,3 3,6 24/3/2014 115 63,8 55,5 23 20 25,3 22 2,9 2.5 27/3/2014 121,5 64,5 53,1 25 20,6 26,2 21,5 5,8 4,8 31/3/ 2014 122,6 63,1 51,5 23,9 19,5 30 24,5 5,5 4,5 Trung bình 118,94 63 53 23,37 19,66 28,39 23,88 4 3,4

(Nguồn: số liệu quan trắc tại nơi lưu trữ rác thải của bệnh viện )

Qua bảng số liệu trên ta thấy lượng rác thải phát sinh hằng ngày của bệnh viện trung bình 118,94 kg/ngày, chủ yếu là rác hữu cơ và rác thải y tế nguy hại. Trong đó rác hữu cơ chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 53% gồm rác thải sinh hoạt của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và cán bộ công viên chức của bệnh viện như thức ăn thừa, nhựa thủy tinh, cao su…. Tiếp theo là rác thải y tế nguy hại chiếm 23,88% như các loại bông băng, gạc dính máu, các loại kim tiêm, ống tiêm, các mô bị cắt bỏ…. và rác có thể tái chế như giấy văn phòng, bìa carton, những vật liệu nhựa, chai lọ thủy tinh, chai đựng đồ uống… cũng chiếm tỷ lệ khá cao 19,6%. Còn lại là rác thải khác như gạch ngói đất cát… chiếm tỷ lệ nhỏ 3,4%. Lượng rác phát sinh này chu yếu của bệnh viện là từ việc sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân, y bác sỹ và từ hoạt động khám chữa bệnh.Vậy với thành phần rác thải như vậy thích hợp cả biện pháp chôn lấp để chôn rác thải hữu cơ với biện pháp đốt để đốt chất thải y tế nguy hại.

Tính theo số ngày quan sát thì ngày có tổng lượng rác nhiều nhất là ngày 31/3/2014 với khối lượng là 122,6 kg. Lượng rác này bao gồm các thành phần chính: lượng rác hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn nhất (51,5%), tiếp đó là lượng rác thải y tế nguy hại (24,5%), rác có thể tái chế (19,5%) và ít nhất là lượng rác thải khác (4,5%).

Ngày có khối lượng rác thải ít nhất là ngày 24/3/2014 với tổng lượng rác là 115 kg. Cũng giống như các ngày quan sát khác, lượng rác thải hữu cơ vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (55,5%) và lượng rác ít nhất thuộc về rác thải khác (2,5%).

3.2.2. Thực trạng thu gom xử lý rác thải y tế tại bệnh viện 3.2.2.1. Phân loại chất thải rắn 3.2.2.1. Phân loại chất thải rắn

Việc phân loại chất thải rắn y tế được thực hiện ngay tại các khoa phòng khám, điều trị và xét nghiệm; tại các khu công cộng.

Bảng 3.4. Phân loại chất thải và xác định nguồn thải tại bệnh viện Hiệp Hòa

Nguồn Chất thải

rắn Nguồn thải

Chất thải sinh hoạt Từ nhà bếp, các phòng bệnh, văn phòng, căng tin

Chất thải lâm sàng

Chất thải không sắc nhọn

Từ phòng mổ: các cơ quan bộ phận cơ thể bệnh nhân sau khi phẫu thuật, bột bó có dính máu bệnh nhân.

Băng gạc hay bất cứ dụng cụ nào có dính máu, đờm, nước bọt của bệnh nhân.

Chất thải sắc nhọn

Các vật sắc nhọn và các vật bị gãy, vỡ trong khi mổ, các vật liệu sử dụng trong quá trình khám chữa bệnh.

ống đựng mẫu phân tích trong phòng xét nghiệm.

Chất thải đặc biệt Chất thải phóng xạ, hóa học.

Rác thải được phân loại vào túi đựng rác có màu sắc theo đúng quy định. Cụ thể là:

Đối với chất thải sinh hoạt: Tại mỗi buồng bệnh và mỗi phòng đề bố trí túi và thùng đựng rác thải sinh hoạt màu xanh dung tích 10 lít, hành lang và lối đi chung bố trí thùng rác dung tích 50 lít. Toàn bộ rác thải sinh hoạt của cán bộ và bệnh nhân được chuyển đến thùng rác dung tích 100 lít đặt tại đầu hồi các nhà sau đó được chuyển đến nơi tập kết bằng xe đẩy. Rác thải phát sinh tại những nơi công cộng như sân vườn, đường đi của bệnh viện cũng được thu gom xử lý như rác thải sinh hoạt.

Đối với rác thải y tế: sau khi rác thải y tế phát sinh tại các khoa phòng được hộ lý đưa vào các túi đựng. Các túi đựng khi đổ đầy 2/3 túi được buộc chặt, cho vào thùng đựng màu vàng. Để đảm bảo việc quản lý tốt rác thải y tế, mỗi buồng bệnh đều bố trí túi và 1 thùng đựng màu vàng dung tích 10 lít. Rác thải phát sinh từ phòng mổ, phòng đẻ (rác thải thô bào) được để trong túi vàng khử khuẩn bằng Cloramin B buộc chặt; chất thải sắc nhọn được để vào hộp cứng.

Hàng ngày đội vệ sinh môi trường của bệnh viện đến từng khoa phòng thu gom và chuyển toàn bộ rác thải sinh hoạt và rác thải y tế về nơi tập kết, để Trung tâm quản lý đô thị và môi trường mang đi xử lý tại lò đốt rác của huyện.

Khối lượng rác thải tại bệnh viện được xử lý theo quy trình như sau:

Hình 3.2. Quy trình xử lý rác thải tại bệnh viện huyện Hiệp Hòa Phân loại chất thải tại nguồn

Thu gom

Vận chuyển

* Phân loại chất thải tại nguồn

Bệnh viện đã phân loại chất thải y tế nguy hại và chất thải sinh hoạt ngay tại nguồn phát sinh chất thải đúng theo quy chế của bộ y tế để giảm thiểu tối đa lượng chất thải nguy hại

Tại mỗi khoa lâm sàng đều được trang bị các loại túi và thùng rác với các màu khác nhau:

- Thùng, túi nilon màu xanh đựng rác thải sinh hoạt thông thường bao gồm: giấy, báo, tài liệu, khăn, gạc các đồ dùng và các vật liệu chăm sóc người bệnh không dính máu… thức ăn thừa, vật liệu đóng gói, hoa, lá cây, rác quét dọn từ sàn nhà và từ các khu vực ngoại cảnh.

- Thùng, túi nilon màu vàng để thu gom các loại chất lâm sàng không sắc nhọn, bao gồm:

Những vật liệu thấm máu, thấm dịch cơ thể và các chất bài tiết của người bệnh (bông, băng, gạc, dây truyền dịch, ống dẫn lưu..)

Các dụng cụ lưu giữ các tác nhân lây nhiễm ở trong phòng xét nghiệm. Chất thải dược phẩm: dược phẩm quá hạn, dược khuẩn bị nhiễm khuẩn, các thuốc gây độc tế bào, các loại huyết thanh, vaccin sống và vaccin giảm độc lực cần thải bỏ.

Các mô và các tổ chức, phủ tạng của cơ thể (dù nhiễm khuẩn hay không nhiễm khuẩn).

Mọi loại chất thải được phát sinh từ buồng cách ly.

- Thùng hộp nhựa màu vàng đựng các vật sắc nhọn, bên ngoài có biểu tượng về nguy hại sinh học để thu gom các chất thải lâm sàng sắc nhọn như: kim tiêm, bơm tiêm kèm kim tiêm, dao mổ, pipet, các lam kính xét nghiệm, các lọ thủy tinh dính máu hay các vật sắc nhọn khác.

Khoa cận lâm sàng còn có thêm thùng, túi màu đen để thu gom các chất thải hóa học, chất thải phóng xạ, thuốc gây độc tế bào.

- Chất thải phóng xạ: các dụng cụ có dính chất phóng xạ phát sinh trong quá trình chuẩn đoán và điều trị như kim tiêm, ống nghiệm, chai lọ đựng chất phóng xạ, dụng cụ chứa nước tiểu của người bệnh đang điều trị chất phóng xạ.

Hình 3.3. Túi và thùng đựng chất

thải sinh hoạt và chất thải y tế

Hình 3.4: Thùng nhựa chứa kim tiêm và vật nhọn

Hình 3.3. Túi và thùng đựng chất thải sinh hoạt và chất thải y tế

Hình 3.4. Thùng nhựa chứa kim tiêm và vật nhọn

Ngoài việc quy định về màu sắc của túi, hộp và thùng đựng chất thải như trên, bệnh viện còn đưa ra một số tiêu chuẩn khác theo quy chế quản lý của bộ y tế cho việc phân loại chất thải như sau:

- Các túi, hộp và thùng đựng các màu trên chỉ sử dụng đựng chất thải và không dùng vào các mục đích khác.

- Đối với túi đựng chất thải: phải là túi nhựa PE hoặc PP, thành túi dày, kích thước phù hợp với lượng chất thải phát sinh không được dùng túi nhựa PVC vì khi đốt sẽ tạo ra nhiều chất gây ô nhiễm.

- Hộp đựng vật sắc nhọn: làm bằng vật liệu cứng, không bị xuyên thủng, không rò rỉ và có thể thiêu đốt được. Dung tích hộp có kích thước khác nhau để phù hợp với yêu cầu cụ thể tại các khoa phòng.

- Thùng đựng chất thải rắn: Làm bằng nhựa Poly Etylen có tỷ trọng cao, thành thùng dày và cứng, có lắp đậy. Những thùng thu gom có dung tích lớn cần có bánh xe đẩy. Thùng được lót các túi nhựa có màu quy định.

3.2.2.2. Thu gom

Rác được đưa vào các thùng có màu sắc khác nhau khi rác đầy nhân viên vệ sinh sẽ buộc túi và chịu trách nhiệm thu gom rác thải từ nơi phát sinh tới nơi tập trung rác thải của khoa phòng tránh không để rác thải vương vãi ra ngoài. Các khu vực dọc theo khuôn viên khu hành chính, khu khám bệnh đều có đặt thêm các thùng rác và được thu gom theo quy định.

Việc phân loại và thu gom rác chi tiết theo từng loại chất thải được quy định cụ thể trong bảng 3.5.

Bảng 3.5. Phân loại và thu gom chất thải tại bệnh viện Hiệp Hòa Loại chất thải Thùng chống thủng Túi màu vàng Túi màu đen Túi màu xanh 1. Kim tiêm x 2. Lưỡi dao mổ x

3. Lưỡi dao cạo x

4. Kim chọc dò x

5. Các vật sắc nhọn khác x

6. Pipet, lam kính x

7. Ống xét nghiệm x

9. Mọi chất thải thấm máu và các dịch sinh

học khác của bệnh nhân x

10. Mọi chất thải phát sinh từ buồng cách ly x

11. Dây truyền máu x

12. Bông băng thấm máu x

13. Giẻ lau thấm máu x

14. Găng y tế x

15. Ống hút đờm, thông tiểu, thông dạ dày x

16. Các ống dẫn lưu x

17. Lọ, ống thuốc và các vật dụng khác sử dụng trong liệu pháp hóa học

18. Các bệnh phẩm thừa x

19. Phóng xạ

20. Bông băng không thấm máu x

21. Giẻ lau x

22. Mũ, mạng dùng một lần x

23. Đồ vải không thấm dịch cơ thể x

24. Chất thải phát sinh từ nhà ăn, thức uống

thừa nói chung. x

25. Giấy bao bì và các chất thải sinh hoạt khác x

3.2.2.3. Vận chuyển

Tại bệnh viện Hiệp Hòa - Bắc Giang, thời gian thu gom rác thải y tế không có thời điểm nhất định, phụ thuộc vào số lượng rác phát sinh ra. Hàng ngày, rác thải hầu hết được các nhân viên hộ lý mỗi khoa thu gom rồi tập trung tại nơi tập trung của bệnh viện.

Hình 3.6. Sơ đồ thu gom chất thải bệnh viện

3.2.2.4. Xử lý sơ bộ rác thải

Đối với rác thải sinh hoạt, hiện tại bệnh viện phân loại rác thải tại khoa, phòng theo quy định hiện hành, hợp đồng thu gom và xử lý rác với Trung tâm Quản lý đô thị và môi trường huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Mỗi ngày

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng thu gom và xử lý nước, rác thải tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)