3.4.2.1. Phân loại
Bệnh viện đã thực hiện đúng quy chế của bộ y tế về phân loại chất thải rắn. Tuy nhiên để giảm chi phí xử lý bệnh viện cần phân thêm các loại rác thải sau: theo thống kê, các loại rác có thể tái chế như giấy văn phòng, bìa carton, những vật liệu nhựa, chai lọ thủy tinh, chai đựng đồ uống… chiếm tỷ lệ khá cao. Vì vậy việc phân thêm các loại rác có thể tái chế như đặt thêm các thùng rác có màu khác với các màu quy định tại các khoa, phòng. Điều này nếu thực hiện sẽ mang lại hiệu quả kinh tế từ việc giảm chi phí xử lý và tăng thêm được kinh phí từ việc bán các loại rác tái chế.
3.4.2.2. Thu gom
Cần tăng cường hướng dẫn quy định yêu cầu cho các nhân viên vệ sinh khi thu gom rác không để quá đầy, tránh rơi vãi ra ngoài gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan.
Hạn chế thu gom vào giờ ăn và giờ làm chuyên môn.
3.4.2.3. Vận chuyển
Các xe lấy rác không nên quá đầy, khi vận chuyển cần đậy nắp để tránh rơi vãi.
3.4.3. Tăng cường thêm cơ sở hạ tầng
Thay thế kịp thời các thùng rác bị hư hỏng nhãn ghi trên mỗi thùng rác phải rõ ràng.
Đồng thời, bệnh viện cũng cần trang bị thêm đủ thùng rác tại các khoa, phòng.
Bên cạnh đó, bệnh viện cần tăng cường thêm các bảng hướng dẫn cho người bệnh và thân nhân bỏ rác đúng nơi quy định.
3.4.4. Tăng cường, hỗ trợ thêm kinh phí hoạt động cho công tác quản lý chất thải rắn tại bệnh viên chất thải rắn tại bệnh viên
Hiện tại bệnh viện chưa có kinh phí hàng năm cho công tác quản lý chất thải rắn nên có nhiều khó khăn, bị động trong công tác phục vụ cho việc
quản lý chất thải.Cần tăng cường thêm kinh phí để xử lý chất thải y tế.
3.4.5. Kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm và khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận nước thải
Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước thải bệnh viện sẽ áp dụng: - Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước thải theo quy định và có kế hoạch quan trắc và kiểm soát nước thải vào các nguồn tiếp nhận.
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống xử lý nước thải. Khơi thông hệ thống cống rãnh thoát nước, có kế hoạch hút bùn lắng bể tự hoại, bổ sung men vi sinh cho bể tự hoại do các công ty Công nghệ sinh học sản xuất.
- Sử dụng tiết kiệm và hợp lý các nguyên liệu, nhiên liệu, tránh rơi vãi,
thất thoát ra môi trường bên ngoài làm ảnh hưởng đến môi trường nói chung cũng như môi trường nước nói riêng.
3.4.6. Chương trình quan trắc và kiểm soát nước thải và nguồn tiếp nhận
- Quan trắc chất lượng nước trước và sau khi xử lý; Bệnh viện sẽ lập chương trình giám sát nguồn nước thải sau xử lý theo định kỳ.
+ Tần số giám sát: 03 tháng/ lần.
+ Vị trí lấy mẫu: Mẫu nước thải y tế: tại cống thoát nước thải sau khi qua hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện.
+ Chỉ tiêu giám sát: phân tích toàn diện theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 28:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế.
- Quan trắc chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả thải: Bệnh viện sẽ lập chương trình giám sát nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả thải theo định kỳ.
+ Tần số giám sát: 06 tháng/ lần + Vị trí lấy mẫu: tại vị trí xả thải
+ Chỉ tiêu giám sát: Phân tích toàn diện theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành quy định cụ thể cho mẫu nước mặt (QCVN 08:2008/BTNMT).
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận
Bệnh viện đa khoa Hiệp Hoà có 180 giường bệnh với tỷ lệ khám chữa bệnh trung bình khoảng 15.000 lượt/ tháng. Lượng rác thải phát sinh hằng ngày củabệnh viện trung bình là 118,9kg/ngày, chủ yếu là rác hữu cơ và rác thải y tế nguy hại. Trong đó rác hữu cơ chiếm tỉ lệ cao nhất là 53% gồm rác thải sinh hoạt của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và cán bộ công viên chức của bệnh viện như thức ăn thừa, nhựa thủy tinh, cao su…. Tiếp theo là rác thải y tế nguy hại chiếm 23,88% như các loại bông băng, gạc dính máu, các loại kim tiêm, ống tiêm, các mô bị cắt bỏ…. và rác có thể tái chế như giấy văn phòng, bìa carton, những vật liệu nhựa, chai lọ thủy tinh, chai đựng đồ uống… cũng chiếm tỷ lệ khá cao 19,6%. Còn lại là rác thải khác như gạch ngói đất cát… chiếm tỷ lệ nhỏ 3,4%. Lượng rác phát sinh này chủ yếu của bệnh viện là từ việc sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân, y bác sỹ và từ hoạt động khám chữa bệnh.Vậy với thành phần rác thải như vậy, chất thải nguy hại được phân loại và tập kết tại bể chứa của bệnh viện và sử dụng lò đốt y tế.
Công tác phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải tại nguồn tương đối tốt, theo đúng quy định của bộ y tế. Có sự phối hợp chặt chẽ, chỉ đạo sâu sát của ban lãnh đạo bệnh viện đối với công tác quản lý chất thải, chất lượng vệ sinh ngày càng được nâng cao. Nhân viên y tế được đào tạo đầy đủ các quy định của bệnh viện về phân loại rác.
Về nước thải hiện nay bệnh viện mới được đầu tư hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ của Nhật Bản nên vấn đề về nước thải được xử lý rất tốt. Tổng lượng nước thải chung toàn Bệnh viện cần xử lý là 53m3 ngày đêm. Đối với những ngày nắng nóng, cao điểm, lượng nước thải có thể lên đến 55m3/ngày đêm. Nước thải của bệnh viện bao gồm là nước thải sinh hoạt và
nước thải y tế. Tất cả nước thải được thu gom theo các đường ống dẫn đấu nối với nhau và cùng đưa ra hệ thống xử lý nước thải chung của bệnh viện.
Bên cạnh những ưu điểm trên bệnh viện cần chú ý cải tiến một số điểm như: Thùng rác tại các nơi thu gom rác không đồng bộ và thiếu ở các khoa, phòng. Rác vẫn còn ứ đọng nhiều tài các khoa. Việc thu gom rác thải sinh hoạt tuy đã được thu gom riêng với rác thải y tế nhưng thu gom còn chậm gây ảnh hưởng đến môi trường do có mùi thu hút các côn trùng gây bệnh như ruồi, muỗi.
Nhận thức quần chúng trong việc quản lý chất thải chưa cao. Bệnh nhân và thân nhân chưa có thói quen bỏ rác đúng nơi quy định làm cho môi trường bị ảnh hưởng.
2. Kiến nghị
Cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nhận thức về bảo vệ môi trường cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, cán bộ công nhân viên chức của bệnh viện.Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện đúng các quy trình về phân loại thu gom rác thải tại các khoa phòng, tăng cường kiểm tra hàng tuần
Cần tăng cường các hướng dẫn, quy định, yêu cầu cho các nhân viên vệ sinh khi thu gom rác phải vừa đúng vạch 2/3 của bao chứa chất thải không quá đầy gây ô nhiễm và mất mỹ quan.
Xe vận chuyển không quá đầy cần có nắp đậy kín để tránh rơi vãi. Tăng kinh phí cho việc quản lý và xử lý chất thải như đầu tư thêm mua các trang thiết bị phục vụ cho việc thu gom rác như các túi và thùng đựng rác đồng bộ.
Cần thường xuyên vận hành và kiểm tra hệ thống xử lý nước thải.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1. Bệnh viện Hiệp Hòa, Báo cáo xả thải vào nguồn nước của bệnh viện đa
khoa huyện Hiệp Hòa, 2014
2. Bệnh viện Hiệp Hòa, Kế hoạch công tác y tế năm 2012. 3. Bệnh viện Hiệp Hòa, Kế hoạch công tác y tế năm 2013.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Chất thải rắn - Báo cáo diễn biến
môi trường Việt Nam, Hà Nội.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường", Hà Nội
6. Bộ Y tế (2000), Tài liệu hướng dẫn thực hành quản lý chất thải y tế, Nhà
xuất bản Y học, Hà Nội.
7. Bộ Y tế (2002), Quy chế quản lý chất thải y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 8. Bộ Y tế (2006), Sức khỏe môi trường, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
9. Bộ Y tế (2008), "Tăng cường triển khai thực hiện quản lý và xử lý chất thải
y tế", Công văn số 7164/BYT-KCB ngày 20/10/2008, Bộ Y tế, Hà Nội.
10. Bộ Y tế (2009), "Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành y tế giai đoạn 2009
- 2015" Quyết định số 1783/QĐ-BYT ngày 28/5/2009, Bộ Y tế, Hà Nội.
11. Phạm Ngọc Đăng (2004), Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp,
Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
12. Cù Huy Đấu - Trường Đại học kiến trúc Hà Nội (2004), "Thực tiễn quản lý
chất thải rắn y tế ở Việt Nam", Tuyển tập các báo cáo khoa học hội nghị
môi trường Việt Nam, Hà Nội, (tr 61 - 74).
13. Nguyễn Khắc Kinh và NNK (1998) "Bàn về một số chính sách quản lý chất
thải nguyhại ở Việt nam", Tuyển tập các báo cáo khoa học tại Hội nghị
môi trường toàn Quốc,Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội,
14. Nguyễn Huy Nga (2004), "Tổng quan tình hình quản lý chất thải rắn
y tế ởViệt Nam", Bảo vệ môi trường trong các cơ sở y tế, Nhà
xuất bản Y học,Hà Nội, tr 67 - 85
15. Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên (2007), Điều tra thống kê
nguồn thải và xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng,
Thái Nguyên.
16. Trần Thị Minh Tâm (2005), “Thực trạng quản lý chất thải y tại các bệnh
viện huyện tỉnh Hải Dương”, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại
học Y Hà Nội. II. Tài liệu tiếng Anh
17. Canadian Standards Association (1992), Guidelines for the management of biomedical waste in Canada, Ottawa.
18. Health Services Advisory Committee (1999), Safe disposal of clinical
waste, Sudbury: HSE Books, Great Britain
19. Hendarto. H (1998), Medical waste treatment options in Indonesia,
California Polytechnic State University.
20. Miller, R.K. and M.E. Rupnow (1992), Survey on medical waste
management, Lilburn, GA: Future Technology Surveys.
21. Okayama-Daigaku. KankyẰo-Rikogakubu (2006), International Seminar
on New Trends in Hazardous and Medical Waste Management: 8.- KankyẰo - RikẰogakubu – kokusai - shinpojiumu, [February 24, 2006, Okayama International Center],Okayama.
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN HỘ DÂN
Phần 1: Thông tin cá nhân
Họ và tên người được phỏng vấn: ... Giới tính: Nam Nữ
Trình độ học vấn: Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3
THCN CĐ ĐH Sau ĐH
Nghề nghiệp: ... Phần 2: Nội dung phỏng vấn
Câu 1: Rác thải của gia đình được thu gom và xử lý như thế nào?
Đổ ra khu đất trống Có xe thu gom
Tự đốt Cách khác: ………
Câu 2: Thành phần rác thải sinh hoạt của gia đình chủ yếu gồm:
Thuỷ tinh Rác thải hữu cơ (Rau, hoa quả, xác động vật) Giấy thải Nhựa, cao su, nilon
Rẻ rách, vải sợi Kim loại Đất cát Gạch, đá
Câu 3: Gia đình có phân loại rác để bán đồng nát (chai, lọ, giấy, sắt,
nhôm,…) không?
Có Không
Câu 4: Các điểm chứa rác thải có phù hợp không? (có ảnh hưởng đến việc đi
lại, có gây mùi hôi thối, có ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người và mĩ quan của khu vực)?
Có Không
Câu 5: Rác thải tại khu vực có thường xuyên được thu gom không?
Câu 6: Việc thu gom rác như hiện nay đã đảm bảo vệ sinh môi trường chưa?
Đã đảm bảo Bình thường
Chưa đảm bảo Ý kiến khác:
Câu 7: Có nên tiến hành phân loại rác ngay tại nguồn không?
Có Không
Ý kiến khác: ………
Câu 8: Việc xử lý rác thải bằng hệ thống lò đốt rác thải y tế tại Bệnh viện Đa
khoa Hiệp Hòa có ảnh hưởng đến gia đình anh/chị không? Rất ô nhiễm Ô nhiễm
Không ô nhiễm Ý kiến khác...
Câu 9: Anh (chị) có nhận xét gì về hiệu quả xử lý rác thải y tế tại Bệnh viện
Đa khoa Hiệp Hòa?
Tốt Bình thường
Kém Ý kiến khác………
Câu 10: Anh (chị) cho biết nước thải của Bệnh viện Đa khoa Hiệp Hòa tại
khu vực xả nước thải (mương thoát nước chung của xã Ngọc Sơn) có ảnh hưởng đến môi trường xung quanh hay không?
Tốt Bình thường
Kém Ý kiến khác………
Xin cám ơn Anh/Chị đã cộng tác!
Bắc Giang, ngày tháng năm 2014
Điều tra viên