- Tiến hành điều tra sơ bộ về người dân xung quanh khu vực bệnh viện. Từ đo khoanh vùng và ấn định số lượng phỏng vấn.
- Sử dụng phiếu điều tra để thu thập số liệu từ người dân sống xung quang khu vực bệnh viện với số lượng 25 hộ trong đường kính khoảng 100m. Bao gồm những câu hỏi đánh giá nhanh, tiến hành phỏng vấn đánh giá nhanh trong khu vực xung quanh bệnh viện các vấn đề liên quan đến đời sống, khả năng phân loại, nhận biết chất thải y tế.
- Sau khi thành lập bộ câu hỏi phỏng vấn tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên thu thập các số liệu về:
+ Khả năng nhận thức về chất thải y tế.
+ Ý thức phân loại, thu gom và xử lý chất thải y tế.
* Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu, điền thông tin vào mẫu phiếu in sẵn thống nhất.
* Quan sát trực tiếp quá trình xử lý chất thải y tế.
- Chất thải lây nhiễm: gồm chất thải sắc nhọn, chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (chất thải thấm máu và các dịch sinh học của cơ thể từ các buồng bệnh cách ly), chất thải lây nhiễm nguy cơ cao (phát sinh từ các phòng xét nghiệm), chất thải giải phẫu.
- Chất thải hóa học nguy hại: gồm dược phẩm quá hạn, các hóa chất trong y tế, chất gây độc tế bào, chất thải chứa kim loại nặng (từ nhiệt kế, huyết áp kế...).
- Chất thải thông thường: gồm chất thải sinh hoạt, các chất thải từ hoạt động khám chữa bệnh không dính máu và dịch sinh học và hóa chất độc hại, chất thải sinh hoạt từ khu vực hành chính, lá cây.
* Cân định lượng toàn bộ chất thải y tế theo kế hoạch. 2.4.3. Phương pháp xác định lượng rác thải phát sinh
- Tiến hành cân và theo dõi diễn biến rác thải y tế phát sinh tại bệnh viện * Nội dung công việc
+ Công việc xác định được tiến hành tại bộ phận thu gom rác thải của bệnh viện
+ Nguồn rác thải tại bệnh viện sẽ được thu gom và phân loại vào các ngày thứ 2, thứ 5 hàng tuần. Sau đó được phân loại và tiến hành cân các loại rác để tiến hành cân các loại rác để tính ra khối lượng rác thải trung bình trong 1 ngày, trong tháng và trong năm. Số tuần quan sát và lấy mẫu là 5 tuần.
+ Dụng cụ: Cân định lượng 5 kg
2.4.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
- Các số liệu sau khi được kiểm tra đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy sẽ được tổng hợp và phân tích sử dụng các công cụ như Excel, Word…
- Các phương pháp phân tích
Bảng 2.1. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu nước thải
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Phương pháp phân
tích 1 pH - Máy HI 8424-Hanna 2 BOD5 mg/l TCVN 6001-1:2008 3 COD mg/l TCVN 6491:1999 4 TSS mg/l TCVN 6625:2000 5 H2S mg/l TCVN 6625:2000 6 Nitrat (NO3 - ) mg/l TCVN 6180: 1996 7 Phosphat(PO43-) mg/l TCVN 6494: 1999 8 Coliforms MPN/100ml TCVN 6187-2: 2009 9 Nitơ tổng số mg/l TCVN 5987: 1995 10 Tổng photpho mg/l TCVN 6202: 2008 11 Amoni mg/l TCVN 5988: 1995
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát về bệnh viện đa khoa huyện Hiệp Hòa
3.1.1. Địa điểm xây dựng và quy mô của bệnh viện Đa khoa Hiệp Hòa
Hiệp Hòa là một huyện trung du và một phần miền núi thấp (núi bát úp) nằm ở phía tây tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm thành phố Bắc Giang gần 30km, có diện tích là 18.513km2, toàn huyện có tổng số dân là 215.255 người. Những năm qua huyện đã chỉ đạo các cấp các ngành các đoàn thể và nhân dân phát huy mọi nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội do đó, đời sống nhân dân được cải thiện cả về vật chất và tinh thần, trong đó công tác bảo vệ sức khỏe cũng được quan tâm một cách đúng mức. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân trong huyện ngày càng cao. Khả năng cung cấp dịch vụ y tế ngày càng được phát triển. Huyện có bệnh viện đa khoa là nơi đã đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trong huyện.
Bệnh viện đa khoa huyện Hiệp Hòa nằm trên địa bàn khu 5 thị trấn Thắng, huyện Hiệp Hòa. Toàn bộ khu đất có 4 mặt tiếp giáp khu dân cư trong đó ba mặt giáp khu dân cư khu 5 thị trấn Thắng, mặt hướng Nam giáp khu dân cư xã Lương Phong. Toàn bộ bệnh viện nằm trên một quả đồi thấp thuận tiện cho việc thoát nước. Trục đường giao thông chính vào viện phía Tây Bắc.Tổng diện tích 24158m2. Lĩnh vực hoạt động: Bệnh viện chuyên khám chữa cho bệnh nhân, thực hiện chăm sóc sức khỏe bệnh nhân, phòng ngừa dịch bệnh trân địa bàn huyện Hiệp Hòa, công suất : 180 giường bệnh.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của bệnh viện Đa khoa Hiệp Hòa
Bệnh viện đa khoa Hiệp Hoà có 12 phòng khoa trong đó có 10 khoa chuyên môn và 2 phòng chức năng. Trang thiết bị y tế được được đầu tư bổ sung tăng cường hiện đại như máy X.Quang, máy siêu âm, máy điện tim, máy
răng, máy thở, máy soi cổ tử cung máy xét nghiệm máu, nước tiểu tự động, phục vụ đắc lực cho công tác khám và chữa bệnh nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ngày càng tốt hơn.
Bảng 3.1. Nhân lực y tế tại bệnh viện huyện Hiệp Hòa
STT Khoa, phòng Bác sỹ, dược sỹ Điều dưỡng, y sỹ, kỹ thuật viên, nữ hộ sinh, dược sỹ trung cấp Tổng số nhân viên Số giường bệnh 1 Lãnh đạo 2 - 2 2 Hành chính, kế toán, kế hoạch tổng hợp 1 24 25 3 Khoa nhi 3 8 11 33 4 Khoa nội 5 14 19 40 5 Khoa ngoại 5 19 24 36 6 Khoa sản 4 16 20 38 7 Khoa YHDT 0 11 11 25
8 Khoa hồi sức cấp cứu 4 5 9 8
9 Dược 2 7 9
10 Tổ RHM 1 4 5
11 Tổ TMH - Mắt 1 1 2
12 Xét nghiệm, X.quang,
siêu âm, điện tim 3 15 18
Tổng 31 124 155 180
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện đa khoa Hiệp Hòa, 2013)
Hoạt động của các khoa chuyên môn và khối chức năng như sau:
Phòng khám đa khoa được bố trí gồm phòng khám, phòng cấp cứu, bộ phận tiếp đón bệnh nhân vào viện và các phòng hành chính của khoa.
Khối kỹ thuật nghiệp vụ lâm sàng: Gồm các khoa phẫu thuật, chuẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, thăm dò chức năng, vật lý trị liệu, dược. Khối kỹ thuật vừa đảm nhiệm phục vụ cho bệnh nhân nội trú, vừa phục vụ cho ngoại trú. Lượng bệnh nhân ngoại trú lớn gấp 2 -3 lần bệnh nhân nội trú. Riêng bộ phận xét nghiệm, mỗi ngày thực hiện khoảng 400 xét nghiệm.
Khối điều trị nội trú: được bố trí theo đơn nguyên bệnh phòng của các khoa trong khối, mỗi khoa có từ 10 - 35 giường bệnh. Với 180 giường nội trú, bệnh viện chia thành 7 khoa điều trị gồm: khoa hồi sức cấp cứu, khoa ngoại, khoa nội, y học cổ truyền, chuyên khoa: răng hàm mặt, tai mũi họng, mắt, khoa phụ sản, khoa nhi, khoa truyền nhiễm.
Khối hành chính; gồm các phòng chức năng tổ chức hành chính, kế hoạch tổng hợp, kế toán tài chính.
Khối dịch vụ tổng hợp: khoa dinh dưỡng, nhà giặt, nhà kho xưởng sửa chữa, nhà thưởng trực, gara ô tô, gara xe đạp, nhà xác và làm thủ tục tang lễ.
Bệnh viện tiếp nhận các bệnh nhân (Bệnh nhân tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các cơ sở y tế chuyển tiếp cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú), sau đó khám chữa bệnh và điều trị theo từng bệnh nhân. Tiếp nhận và điều trị nội trú cho các bệnh nhân suy giảm chức năng thần kinh, cơ khớp, chức năng hô hấp, tuần hoàn các bệnh tổng hợp. Điều trị bằng y học cổ truyền với y học hiện đại: Điều trị vận động, châm cứu, dưỡng sinh,…Sau khi hết liệu trình điều trị, bệnh nhân sẽ được ra viện.
3.1.3. Hệ thống quản lý hành chính 3.1.3.1. Vấn đề đào tạo và giám sát 3.1.3.1. Vấn đề đào tạo và giám sát
như nhân viên vệ sinh tại các khoa phòng và nhân viên thu gom rác, bệnh viện đã phổ biến quy chế quản lý chất thải y tế cho các đối tượng khác của bệnh viện. Hằng năm bệnh viện có tổ chức các buổi tập huấn về công tác quản lý chất thải y tế cho mọi đối tượng trong bệnh viện (gồm bác sỹ, điều dưỡng, hộ lý, nhân viên vệ sinh).
Hàng tuần ban lãnh đạo bệnh viện đều luân phiên đến các khoa phòng để kiểm tra nhắc nhở nhân viên thực hiện các quy trình kỹ thuật về phân loại cũng như thu gom rác.
3.1.3.2. Vấn đề an toàn trong công tác quản lý chất thải
Sự nguy hại đối với sức khỏe của nhân viên y tế trong việc xử lý chất thải là sự ảnh hưởng do độc tính của các chất liên quan tới sự tiếp xúc, điều đó có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển hoặc tiêu hủy chất thải. Việc sử dụng các trang thiết bị bảo hộ cá nhân giúp người làm việc phòng tránh các nguy cơ đối với các chất lây nhiễm. Do đó để đảm bảo tính an toàn cho các nhân viên của bệnh viện trong công tác quản lý chất thải, bệnh viện có cung cấp đủ găng tay phòng hộ, giầy ủng cho họ khi cần sử dụng.
Bệnh viện đã đưa ra các khuyến cáo về việc xử dụng an toàn các trang thiết bị bảo hộ cá nhân như sau:
Cởi bỏ trang thiết bị trước khi rời khu vực làm việc và sau khi chúng đã bị nhiễm bẩn.
Để các trang thiết bị cá nhân đã sử dụng vào nơi thích hợp theo chỉ định hoặc vào các thùng chứa để lưu giữ, giặt, khử trùng hoặc hủy bỏ.
Mang các loại găng thích hợp khi phải tiếp xúc với các chất thải có khả năng lây nhiễm hoặc các bề mặt nhiễm bẩn. Thay thế nếu găng bị rách, thủng, nhiễm bẩn hoặc chức năng che chắn có dấu hiệu bị thay đổi như giòn, vỡ, bong.
Găng, loại sử dụng nhiều lần đã sử dụng có thể đem khử trùng rồi sử dụng lại nếu còn nguyên vẹn. Tuy nhiên không được phép giặt, khử trùng các loại găng tay sử dụng một lần để sử dụng lại.
3.2. Đánh giá thực trạng thu gom và xử lý rác thải y tế tại Bệnh viện huyện Hiệp Hòa huyện Hiệp Hòa
3.2.1. Lượng chất thải rắn phát sinh tại bệnh viện
Hiện nay, sự phát triển hơn nữa các loại hình công nghiệp, dịch vụ, gia tăng nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ vật chất... đã làm gia tăng lượng lớn chất thải nguy hại được thải ra môi trường, đặc biệt là chất thải rắn y tế. Chất thải rắn y tế nguy hại tiềm ẩn cao hơn khả năng lây nhiễm, gây tổn thương hơn bất kỳ loại chất thải khác, có thể truyền các bệnh nguy hiểm cho những người phơi nhiễm (như HIV, HBV, HCV). Bắc Giang là một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế xã hội khá cao về dân số trong các đơn vị hành chính trực thuộc trung ương. Cùng với chất lượng đời sống được nâng lên thì nhu cầu về y tế của người dân cũng ngày một tăng. Dẫn đến lượng rác thải y tế của Bắc Giang tăng cao. Hầu hết các bệnh viện trên địa bàn tỉnh được xây dựng từ lâu, trong quy hoạch không có hệ thống xử lý chất thải hoặc nếu có cũng không phù hợp và hoạt động kém hiệu quả. Các điểm tập trung chất thải đều nằm trong khuôn viên bệnh viện, không đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó nhận thức về thực hành xử lý chất thải trong các bộ y tế, nhân viên làm công tác xử lý chất thải và bệnh nhân còn chưa cao.
Hầu hết, các chất thải rắn y tế là các chất thải sinh học độc hại và mang tính đặc thù, nếu không được phân loại cẩn thận trước khi xả chung với các loại chất thải sinh hoạt sẽ gây ra những nguy hại đáng kể. Các nguồn xả chất lây lan độc hại chủ yếu là các khu vực xét nghiệm, khu phẫu thuật, bào chế dược…
3.2.1.1. Lượng chất thải rắn tại Bệnh viện Đa khoa Hiệp Hòa qua các năm
Bảng 3.2. Lượng chất thải rắn tại Bệnh viện Đa khoa Hiệp Hòa qua các năm
Năm
Tổng số bệnh nhân nhập viện (người)
Lượng chất thải sinh hoạt (tấn/năm)
Lượng chất thải y tế (tấn/năm) 2010 8357 30215 9025 2011 9655 31464 9936 2012 9869 31590 10530 2013 10431 32130 10710
(Nguồn:Phòng tổng hợp bệnh viện Hiệp Hòa,2014.)
Hình 3.1: Biểu đồ số lượng chất thải rắn tại Bệnh viện Đa khoa Hiệp Hoà qua các năm
Qua bảng số liệu 3.2, hình 3.1 trên chứng tỏ lượng rác thải của bệnh viện trong một năm là rất lớn. Nếu không có biện pháp quản lý và xử lý thì nó sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường và cộng đồng dân cư, đặc biệt là lượng rác thải y tế.
3.2.1.2. Điều tra lượng rác thải y tế của bệnh viện
Bảng 3.3. Khối lượng rác thải y tế tại Bệnh viên Đa khoa Hiệp Hòa
Ngày theo dõi Tổng lượng rác (kg) Rác hữu cơ Rác có thể tái chế Rác thải y tế nguy hại Các rác thải khác Kg % Kg % Kg % Kg % 03/3/2014 116 62,6 54 22 19 29 25 2,3 2 06/3/2014 119,5 63,3 53 23,9 20 28,6 24 3,6 3 10/3/2014 118,7 61,7 52 25,5 21,5 27,3 23 4.1 3.5 13/3/2014 117 60,3 51,6 22,6 19,3 28,6 24,5 5.3 4,6 17/3/2014 120,4 64,9 53,9 22,5 18,7 30,4 25,3 2,5 2.1 20/3/2014 119,8 63,3 52,8 22 18,4 30,1 25,2 4,3 3,6 24/3/2014 115 63,8 55,5 23 20 25,3 22 2,9 2.5 27/3/2014 121,5 64,5 53,1 25 20,6 26,2 21,5 5,8 4,8 31/3/ 2014 122,6 63,1 51,5 23,9 19,5 30 24,5 5,5 4,5 Trung bình 118,94 63 53 23,37 19,66 28,39 23,88 4 3,4
(Nguồn: số liệu quan trắc tại nơi lưu trữ rác thải của bệnh viện )
Qua bảng số liệu trên ta thấy lượng rác thải phát sinh hằng ngày của bệnh viện trung bình 118,94 kg/ngày, chủ yếu là rác hữu cơ và rác thải y tế nguy hại. Trong đó rác hữu cơ chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 53% gồm rác thải sinh hoạt của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và cán bộ công viên chức của bệnh viện như thức ăn thừa, nhựa thủy tinh, cao su…. Tiếp theo là rác thải y tế nguy hại chiếm 23,88% như các loại bông băng, gạc dính máu, các loại kim tiêm, ống tiêm, các mô bị cắt bỏ…. và rác có thể tái chế như giấy văn phòng, bìa carton, những vật liệu nhựa, chai lọ thủy tinh, chai đựng đồ uống… cũng chiếm tỷ lệ khá cao 19,6%. Còn lại là rác thải khác như gạch ngói đất cát… chiếm tỷ lệ nhỏ 3,4%. Lượng rác phát sinh này chu yếu của bệnh viện là từ việc sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân, y bác sỹ và từ hoạt động khám chữa bệnh.Vậy với thành phần rác thải như vậy thích hợp cả biện pháp chôn lấp để chôn rác thải hữu cơ với biện pháp đốt để đốt chất thải y tế nguy hại.
Tính theo số ngày quan sát thì ngày có tổng lượng rác nhiều nhất là ngày 31/3/2014 với khối lượng là 122,6 kg. Lượng rác này bao gồm các thành phần chính: lượng rác hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn nhất (51,5%), tiếp đó là lượng rác thải y tế nguy hại (24,5%), rác có thể tái chế (19,5%) và ít nhất là lượng rác thải khác (4,5%).
Ngày có khối lượng rác thải ít nhất là ngày 24/3/2014 với tổng lượng rác là 115 kg. Cũng giống như các ngày quan sát khác, lượng rác thải hữu cơ vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (55,5%) và lượng rác ít nhất thuộc về rác thải khác (2,5%).
3.2.2. Thực trạng thu gom xử lý rác thải y tế tại bệnh viện 3.2.2.1. Phân loại chất thải rắn 3.2.2.1. Phân loại chất thải rắn
Việc phân loại chất thải rắn y tế được thực hiện ngay tại các khoa phòng khám, điều trị và xét nghiệm; tại các khu công cộng.
Bảng 3.4. Phân loại chất thải và xác định nguồn thải tại bệnh viện Hiệp Hòa
Nguồn Chất thải