Rác thải y tế tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện chưa được xử lý triệt để đang gây nguy cơ tiềm ẩn các dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng.
Ngành y tế tỉnh Bắc Giang cho biết, mỗi ngày các bệnh viện trên địa bàn thải ra từ 20 đến 25 tấn rác thải, bao gồm các chất thải rắn sinh hoạt, các cặn cống nạo vét từ các hệ thống rãnh thoát nước, các phế thải trong phẫu thuật người và giải phẫu động vật, các vật sắc nhọn, bông băng và các giấy thấm đã được sử dụng trong y tế, các ống nghiệm nuôi cấy vi trùng trong phòng xét nghiệm... Ngoài ra, nước thải bệnh viện còn là môi trường thuận lợi cho việc lan truyền dịch bệnh. Hiện nay mới có 80% lượng rác thải y tế trên địa bàn được xử lý nhưng cũng chỉ bằng phương pháp như xử lý với rác thải đô thị bình thường, số còn lại chưa có biện pháp xử lý triệt để.
Một vài bệnh viện của tỉnh đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý rác thải nhưng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Riêng Bệnh viện Đa khoa tỉnh được trang bị một hệ thống lò đốt rác theo tiêu chuẩn châu Âu giá trị gần 3 tỷ đồng, với công suất có thể xử lý được rác thải y tế của 4 bệnh viện tuyến tỉnh. Tuy nhiên, do chi phí để vận hành lò quá cao, khoảng từ 8.000 đến 10.000 đồng/1 kg rác nên lò này mới chỉ xử lý được rác thải của riêng đơn vị. Do hoạt động không đủ công suất nên hiện nay lò xử lý rác thải này đã bị hỏng, tất cả rác thải của Bệnh viện đều phải xử lý bằng cách hợp đồng với Công ty môi trường đô thị. Còn ở Bệnh viện phụ sản tỉnh, tuy đã xây dựng một lò đốt rác
thủ công nhưng vì không có hệ thống kiểm soát khí thải, nên đã tạo ra các chất độc hại như điôxin và các chất độc hại khác. Mỗi khi lò này hoạt động thường gây ô nhiễm môi trường các khu dân cư lân cận. Còn các chất thải rắn Bệnh viện xử lý bằng cách đổ vào các bể phốt, bể ngầm đã hỏng. Ở các bệnh viện khác, việc xử lý rác thải y tế thường bằng cách chất đống ngoài trời, hoặc chôn dưới đất gây nguy cơ ô nhiễm đất đai và nguồn nước ngầm.
Ông Nguyễn Huy Cõi, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Giang cho biết: Để khắc phục, ngành đã tranh thủ sự hỗ trợ của tổ chức Gruppo Volontariato Civile (gọi tắt là GVC) của Italia, đang thực hiện Dự án xử lý rác thải y tế trên địa bàn với tổng số tiền đầu tư hơn 1 triệu Euro, trong đó cộng đồng châu Âu tài trợ 74%, vốn đối ứng của địa phương 22% và của tổ chức phi chính phủ tài trợ 4%. Dự án được thực hiện từ tháng 5/2006-tháng 5/2008 tại 12 bệnh viện, gồm 4 bệnh viện tuyến tỉnh và 8 bệnh viện tuyến huyện có tổng số gần 2.000 giường bệnh. Riêng Bệnh viện Đa khoa tỉnh sẽ được lắp đặt một hệ thống xử lý nước thải với công suất 1.000 m3/ngày đêm, bao gồm cả hệ thống Biogas để cải thiện chất lượng nước thải trước khi đưa vào hệ thống nước thải chung đô thị. Dự kiến, có 3 bệnh viện tuyến tỉnh là Bệnh viện lao tỉnh, Bệnh viện phụ sản tỉnh, Bệnh viện đa khoa huyện Lục Ngạn sẽ được trang bị lò đốt rác cỡ lớn với công suất từ 15 đến 20 kg rác/giờ. Tất cả các bệnh viện tuyến huyện cũng sẽ được lắp đặt một lò đốt rác cỡ nhỏ với công suất từ 8 đến 12 kg rác/giờ. Ngoài ra, Dự án còn tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác xử lý rác thải ở các bệnh viện về việc xử lý rác thải như giảm thiểu, phân loại, mã hoá, đóng gói, xử lý rác và thải ra môi trường... đến năm 2008 có 90% lượng rác thải y tế tại các bệnh viện của tỉnh đều được xử lý và đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU