- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của chính quyền các cấp, Uỷ ban tổ chức cấp tỉnh, các sở,
3.3.2. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
2011- 2015 đi đào tạo, bồi dưỡng ở trong và ngoài nước nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngày càng tốt hơn.
3.3.2. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cán bộ, công chức
Công tác quy hoạch là một công tác quan trọng đối với đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức. Muốn có được một đội ngũ cán bộ, công chức có chất lượng đồng bộ, tòan diện, có cơ cấu hợp lý, bộ máy tinh giản, năng động, hoạt động có hiệu quả cần tập trung vào những công việc sau đây:
Đổi mới cách thức, quy trình thực hiện quy hoạch cán bộ hay kế hoạch hoá nguồn nhân lực. Quy hoạch đội ngũ cán bộ là một khâu công tác quan trọng của công tác cán bộ các tổ chức trong hệ thống chính trị. Quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức phải đảm bảo về cơ cấu, số lượng và chất lượng, xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức phải mang tính khoa học, phù hợp với nhiệm kỳ chính trị, với từng đơn vị, từng ngành, vùng gắn với việc phát triển kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng, đặc biệt phải xác định đối tượng trong quy hoạch cả về trước mắt và lâu dài nhằm khắc phục tình
trạng bố trí, sử dung cán cán bộ một cách thiếu kế hoạch, bị động, không đồng bộ, kém hiệu quả. Trong quy hoạch cán bộ, công chức xác định được đúng đối tượng đưa vào quy hoạch là hết sức quan trọng nhưng không nên cứng nhắc, phải thường xuyên theo rõi, kiểm tra, đánh giá và bổ sung cán bộ vào quy hoạch. Quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức phải liên tục, kế thừa và có tính hiệu lực pháp luật và khả thi. Quy hoạch cán bộ phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của ngành, đơn vị, tình hình tổ chức bộ máy; đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức đương chức hiện có từ trên xuống dưới và đưa cấp trên chỉ đạo, hướng dẫn của cấp dưới quy hoạch cán bộ, lấy quy hoạch cấp dưới làm cơ sở quy hoạch cho cấp trên; dự kiến nhu cầu về đội ngũ cán bộ trong thời gian trước mắt và lâu dài để chủ động có kế hoạch lựa chọn cán bộ đưa vào quy hoạch và tiến hành về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng thời kỳ. Cần có quy hoạch cán bộ ngắn hạn với nhiệm kỳ 5 năm và quy hoạch cán bộ dài hạn cho vài ba nhiệm kỳ 5 năm, được điều chỉnh, bổ sung qua việc đánh giá công tác của cán bộ, công chức được quy trình hàng năm. Trong quy hoạch đội ngũ cán bộ ngắn hạn, phải chú trọng lựa chọn đưa vào quy hoạch để đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, công chức có độ tuổi trẻ, có thành tích xuất sắc trong cuộc đổi mới. Trong quy hoạch đội ngũ cán bộ dài hạn, phải tạo nguồn cán bộ từ những người là công nhân, nông dân, trí thức, sỹ quan và chiến sỹ lực lượng vũ trang, cán bộ nữ, đoàn viên đoàn thanh niên ưu tú, cán bộ dân tộc ít người và đoàn viên đoàn thanh niên đã đạt thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Các cơ quan lãnh đạo và quản lý cán bộ chủ chốt ở các cấp, ngành có nhiệm vụ trực tiếp làm quy hoạch cán bộ một cách dân chủ, khách quan, có sự giúp đỡ của các cơ quan tham mưu, coi trọng việc lấy ý kiến tiến cử của nhân sự.
Về cơ bản, công tác quy hoạch cán bộ là công tác không thể thiếu, nó cần được tiến hành một cách thường xuyên. Tỉnh cần có sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành trong thực hiện công tác quy hoạch cán bộ để tổng
kết, đánh giá kết quả, tìm nguyên nhân, bổ sung kịp thời những mặt còn hạn chế trong công tác quy hoạch cán bộ. Đồng thời cũng cần có những đánh giá về kết quả của những cán bộ, công chức trong diện quy hoạch đã thực hiện được. Một vấn đề nữa chúng ta cũng cần đề cập đến đó là cần đổi mới trong công tác lựa chọn cán bộ trong diện quy hoạch: Việc lựa chọn cán bộ phải tiến hành một cách kỹ lưỡng, chúng ta cần phải đánh giá năng lực, phẩm chất, ý trí vươn lên của cán bộ trong diện lựa chọn trên tất cả các mặt, việc tiến hành một cách công khai, dân chủ, tránh tình trạng dân chủ giả hiệu.
- Thực hiện công khai công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức về đối tượng, phạm vi cách thức quy hoạch trong phạm vi địa phương quản lý.
- Quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức phải mang tính khoa học, thực tiễn và kế thừa vừa tạo nguồn cho việc đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, thúc đẩy và phát huy nhân tố chủ quan, thúc đẩy cán bộ không ngừng phấn đấu vươn lên.
3.3.3.Đổi mới nội dung và phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
Đổi mới nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng thiết thực, sát với đối tượng và mục tiêu đào tạo. Nên xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo chức danh. Nội dung chuương trình phải sát với nhu cầu bồi dưỡng, loại hình bồi dưỡng. Đổi mới chương trình theo hướng làm sáng rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản, quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng và những vấn đề mới nảy sinh của thực tiễn trong nước và quốc tế. Bổ sung kiến thức thực tiễn, kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng và phương pháp xử lý tình huống; gắn lý luận với thực tiễn, chú trọng rèn luyện năng lực tư duy khoa học, khả năng xử lý tình huống, trau dồi đạo đức, lối sống. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải được căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn của ngạch công chức, chức vụ lãnh đạo quản lý và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị. Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cần có tính liên thông.
Xác định rõ nội dunng, nhu cầu và đối tượng học tập, đào tạo, bồi dưỡng với phương châm nâng cao kiến thức, kỹ năng hành chính cho cán bộ, công chức theo chức vụ đang đảm nhận, để có thể tổ chức các lớp học. Qua đây xác định được đối tượng nào, cần học nội dung chương trình nào để sắp xếp học tại trung tâm huyện hay học tại trường chính trị tỉnh hoặc gửi về trung ương. Với phương thức này sẽ gắn được đối tượng với nội dung chương trình và đảm bảo việc kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, kiến thức và kỹ năng để cán bộ sau khi đào tạo, bồi dưỡng nắm vững lý luận và vận dụng những kiến thức chuyên môn đã học vào giải quyết những công việc đang đảm nhiệm đạt được hiệu quả cao.
Có thể đổi mới từ chế độ học tập tập trung 3 tháng hiện nay sang chế độ học tập theo chuyên đề. Đây là hình thức đào tạo theo chương trình mới, học tập theo từng chuyên đề giúp cho học viên khắc phục tình trạng phải bàn giao hay ngừng công việc vì phải đi học quá lâu. Mặt khác người học có thể tập trung nghiên cứu những chuyên đề nào được coi là thiết thực trước, tránh được tình trạng phải học nhiều chuyên đề một lúc, mà có chuyên đề đối với họ là không thiết dụng.
- Cấp chứng chỉ theo chuyên đề: các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong tỉnh có thể hết đợt học hoặc kỳ học cấp chứng chỉ cho học viên theo từng cụm chuyên đề đã được học và đã đăng ký.
Đẩy mạnh đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, khả năng độc lập suy nghĩ, sáng tạo của người học, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, đào tạo suốt đời.