Đánh giá tính dễ bị tổn thương của cộng đồng người dân xã Giao Phong.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương của cộng đồng ven biển với các rủi ro thiên tai: trường hợp nghiên cứu tại xã Giao Phong, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 81)

- mưa lớn gây ngập úng thiệt hại hoa màu, mùa vụ

Đây nữa nek ^^

4.5 Đánh giá tính dễ bị tổn thương của cộng đồng người dân xã Giao Phong.

4.5.1 Đánh giá tính dễ bị tổn thương của cộng đồng người dân xã Giao Phong.

Khả năng bị tổn thương và năng lực thích ứng với rủi ro thiên tai có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Một khu vực, ngành nghề hay đối tượng con người bị tổn thương nhiều hơn nếu năng lực thích ứng thấp. Do đó, với ngành nuôi trồng thủy hải sản, nguồn thu nhập của ngành này là khá lớn, người dân đã có những hoạt động thích ứng hiệu quả nhưng do thiệt hại của ngành này trước rủi ro thiên tai là vô cùng lớn nên đây là ngành dễ bị tổn thương với rủi ro thiên tai nhất tại địa phương. Sau đó là

ngành đánh bắt thủy hải sản vì đây là ngành có môi trường làm việc ở biển khơi, nguồn thu nhập hoàn toàn phụ thuộc vào sản lượng thủy hải sản ở biển nên khả năng dễ bị tổn thương cao hơn các ngành khác. Ngành sản xuất muối có tính dễ bị tổn thương hơn ngành nông nghiệp trồng trọt do thời gian, mùa vụ sản xuất phụ thuộc vào những ngày nắng và giá muối thấp nên tính rủi ro cao. Ngành nông nghiệp có tính dễ bị tổn thương thấp nhất so với các ngành vì nguồn đất đai tốt phù hợp với các loại hoa màu, thời gian sản xuất trải dài cả năm, kinh nghiệm người dân được tích lũy lâu đời và khu vực sản xuất xa biển hơn so với những ngành khác, năng suất và sản lượng cây trồng luôn được đảm bảo. Những nhóm dân cư sống phụ thuộc vào các ngành nghề này ( 48.93% tổng dân số xã) rất dễ bị tổn thương trước tác động của rủi ro thiên tai. Tuy nhiên, mức độ tổn thương của người dân nuôi trồng thủy sản là ít bi tổn thương nhất do nguồn thu nhập từ nuôi trồng là rất lớn đủ để người dân nâng cao chất lượng cuộc sống và cơ sở vật chất của gia đình, tăng khả năng ứng phó với rủi ro thiên tai. Mức độ tổn thương của người đánh bắt thủy sản bằng tàu thuyền nhỏ ven bờ là lớn nhất do mức độ nguy hiểm của ngành này. Người dân luôn gặp rủi ro mỗi khi thực hiện hoạt động này, bên cạnh đó, sản lượng đánh bắt được ngày một giảm khiến thu nhấp của người dân chỉ đủ cho cuộc sống cơ bản hàng ngày, không đủ để nâng cao cơ sở hạ tầng của gia đình. Diêm dân là đối tượng dễ bị tổn thương thứ hai, dễ bị tổn thương hơn người nông dân do thu nhập kém, người dân phải bỏ nhiều công sức và thời gian làm việc ít.

4.5.2 Giải pháp, đề xuất

Để nâng cao khả năng thích ứng, giảm tình trạng dễ bị tổn thương ở Giao Phong, tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau:

- Tăng cường trồng và bảo vệ rừng phòng hộ, nâng cao khả năng phục hồi của các hệ sinh thái nhằm tăng các nguồn lợi tự nhiên và tăng khả năng chống chịu rủi ro thiên tai.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng kiên cố như nhà ở, chuồng trại, kho muối làm tăng khả năng đối phó với rủi ro thiên tai của người dân.

- Bảo vệ và quản lý nguồn lợi thủy sản nhằm cải thiện hoạt động đánh bắt theo hướng bền vững.

- Tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực tài chính của người nghèo, có những chính sách giúp đỡ, nâng cao thu nhập cho người nghèo.

- Đa dạng hóa các ngành nghề sản xuất, tích cực chuyển dịch kinh tế theo hướng dịch vụ, giảm sự phụ thuộc của người dân vào tự nhiên.

- Với người nuôi trồng thủy sản, việc đa dạng hóa các giống loài thủy sản sẽ làm giảm rủi ro, nâng cao thu nhập.

- Chính quyền lãnh đạo địa phương có những chính sách nhằm nâng cao khả năng cung cấp nước, hệ thống quản lý chất thải thủy sản, giảm tình trạng ô nhiễm nguồn nước nuôi trồng thủy sản.

- Nâng cao khả năng thích nghi của người dân bằng các biện pháp tuyên truyền, giáo dục.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương của cộng đồng ven biển với các rủi ro thiên tai: trường hợp nghiên cứu tại xã Giao Phong, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w