Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương của cộng đồng ven biển với các rủi ro thiên tai: trường hợp nghiên cứu tại xã Giao Phong, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 34)

4.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Hình 4.1: Bản đồ huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Giao phong là xã nằm ở phía Tây Nam huyện Giao Thủy cách trung tâm huyện 10km, có tổng diện tích theo địa giới hành chính là 712,30ha, có vị trí tiếp giáp như sau:

- phía Bắc giáp xã Giao Thịnh - phía Nam giáp Biển Đông

- phía Đông giáp xã Bạch Long, Giao Yến - phía Tây giáp thị trấn Quất Lâm, Giao Thịnh

Giao phong là xã đồng bằng ven biển, địa hình tương đối bằng phẳng, địa hình nghiêng dần từ Bắc xuống Nam theo hướng nghiêng của đồng bằng Bắc Bộ, chốt đất chênh cao trung bình không quá 0,5m.

Khí hậu

Giao phong nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Là khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt ( Xuân - Hạ - Thu - Đông).

• Nhiệt độ không khí:

- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 20oC tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7 có ngày lên tới 39oC, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng chạp và tháng giêng có ngày xuống tới 5oC.

- Hướng gió chính là Nam và Đông Nam, nhưng thay đổi theo mùa. Mùa đông là gió Bắc sau chuyển dần sang hướng Đông, mùa hạ thường chịu ảnh hưởng của gió Lào ( gió Tây) kết hợp với nắng nóng gây tác động xấu đến cây trồng và vật nuôi.

- Độ ẩm không khí tương đối cao trung bình trong năm từ 75%-85%, có tháng độ ẩm cao tới >90%, có tháng độ ẩm <30%.

• Lượng mưa

- Mưa tập trung từ tháng 5-tháng 10 - Lượng mưa trung bình năm: 1740mm - Lượng mưa ngày gió lớn: 284mm

• Nắng: hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ 1650-1700 giờ. Vụ hè thu có số giờ nắng cao khoảng 1100-1200 giờ, chiếm 70% số giờ nắng trong năm.

• Gió, bão:

- Hướng gió chủ đạo mùa hạ: gió Đông Nam - Hướng gió mùa Đông: gió Đông Bắc

- Tốc độ gió lớn nhất: 40m/s

- Bão vào địa phương từ tháng 6 đến tháng 10 và nhiều nhất vào tháng 8, bão cấp 12 trở lên có tần suất 20 năm.

Nhìn chung, khí hậu Giao Phong có điều kiện thuận lới cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Yếu tố hạn chế lớn nhất đối với sử dụng đất là mưa lớn

tập trung theo mùa thường gây làm ngập úng các khu vực thấp trũng gây khó khăn cho việc thâm canh tăng vụ mở rộng diện tích.

Thủy văn

Chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng bởi một hệ thống sông Chợ Bến, sông Quất Lâm 2, sông Vọng và thủy triều, các sông tương đối đồng đều chảy theo hướng nghiêng của địa hình Tây Bắc- Đông Nam dốc dần ra biển. Hàng năm vào mùa khô hanh đất thường bị nhiễm mặn tuy nhiên không ảnh hưởng nhiều tới sản xuất nông nghiệp.

Thủy triều thuộc loại nhật triều, biên độ trung bình từ 1-1,5m, lớn nhất là 2,3 m; nhỏ nhất là 0,1m. do gần biển nên nước sông bị ảnh hưởng từ thủy triều. Mỗi chu kỳ thủy triều từ 13-14 ngày, về mùa hanh nhất là từ tháng giêng đến tháng tư hàng năm thủy triều đã gây nhiễm mặn, ảnh hưởng tới đồng ruộng, đất bị nhiễm mặn. Thông qua hệ thống sông ngòi kênh mương, chế độ nhật triều đã giúp thau chua, rửa mặn trên đồng ruộng. Nguồn nước ngầm theo các tài liệu được khoan thăm dò ở độ sâu 93- 180m cho thấy nguồn nước khai thác được ( độ mặn dưới 1%).

Về địa chất công trình: - Đất sét pha cát chiếm 7,5% - Đất phù sa chiếm 18,8% - Đất sét chiếm 73,7 % 4.1.1.2 Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất

Ngoài diện tích dân cư, các diện tích đất còn lại của xã Giao Phong chủ yếu là đất cát, ít bị ảnh hưởng chua mặn. đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất lúa và hoa màu.

Tuy nhiên, một số ít diện tích ở Giao Phong thuộc dạng đất phù sa trung tính ít chua nhiễm mặn- Sali Eutric Fluvisols ( Fle-s). nước ngầm vùng này chứa nhiều muối tan, trong mùa hanh khô, muối theo nước ngầm bốc lên có thể làm mặn hóa đất ở mức nhẹ hoặc trung tính.

Tài nguyên nước, biển

Là xã ven biển nên xã Giao Phong rất thuận lợi trong việc phát triển kinh tế biển, hiện nay ngoài ngành nghề nông nghiệp truyền thống, nhân dân trong xã còn

phát triển được một số nghề về biển như nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, sản xuất muối.

Nguồn nước mặt: chủ yếu do hệ thống sông, kênh mương cung cấp, rất phong phú và dồi dào, cung cấp đầy đủ nước sinh hoạt cho nhân dân, cho nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp… nước mưa được lưu giữ trong các ao hồ, kênh mương, cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt.

Nguồn nước ngầm: nguồn nước ngầm được khoan sâu hơn 100m. Chất lượng nước nhìn chung khá tốt, thích hợp với sinh hoạt và sự phát triển của cây trồng, do vậy, đây là nguồn nước sinh hoạt chủ yêu của người dân, và là nguồn nước sản xuất khi thiếu nước do hạn hán.

Tài nguyên rừng

Diện tích rừng phòng hộ của Giao Phong là 37,73ha, chiếm 5,3% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Rừng ngập mặn của Giao Phong chủ yếu là sú, vẹt, có tác dụng trong việc bảo vệ đê biển, chắn gió, chắn sóng, bảo vệ môi trường, bảo vệ đời sống kinh tế, xã hội, hạn chế những rủi ro của thiên tai, mở rộng diện tích đất và góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội lâu dài của xã.

4.1.1.3 Thực trạng môi trường

Là một xã ven biển, xa các cụm công nghiệp nên Giao Phong có môi trường khá trong sạch, ít bị ô nhiễm. Cảnh quan môi trường của xã khá tốt, trong lành và giữ được nét đẹp tự nhiên của đồng bằng sông Hồng.

Hiện nay xã đã có một bãi rác tập trung thu gom rác thải từ các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, rác thải sinh hoạt từ hộ gia đình, với tuần suất 2 lần/tuần.

Vấn đề nước thải hiện nay chủ yếu là nước sinh hoạt của người dân, nguồn nước này chủ yếu thấm xuống lòng đất và thoát ra các kênh mương. Ngoài ra, vấn đề ô nhiễm nước từ các hộ nuôi trồng thủy sản cũng là vấn đề đáng lo ngại, cần phải giải quyết.

Để phát triển bền vững và đảm bảo sức khỏe cho người dân, trong thời gian tới xã cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái, có chính sách

phát triển và bảo tồn hệ thực vật xanh, tuyên truyền, khuyến khích nhân dân giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong từng thôn xóm và cộng đồng.

4.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội

4.1.2.1 Tăng trường kinh tế và chuyển dịch kinh tế. Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm vừa qua, nền kinh tế của xã đã từng bước phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao.

- Tốc độ phát triển năm sau cao hơn năm trước.

- Giá trị sản xuất năm 2005 đạt 30.5 tỷ đồng, đến năm 2010 đạt 83.0 tỷ đồng. trong đó,

• Ngành nông, lâm, ngư, diêm nghiệp chiếm tỷ trọng 72%.

• Tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản chiếm 19.4%

• Thương mại dịch vụ chiếm 8.4%

Chuyển dịch kinh tế

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng: Tỷ trọng ngành nông nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại ngày càng tăng.

Qúa trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã có bước chuyển biến mạnh mẽ, đưa các loại cây trồng, con giống hiệu quả kinh tế vào sản xuất. Tuy nhiên, có thể đánh giá nông nghiệp ở xã Giao Phong còn chiếm tỷ trọng cao, cần phải có những giải pháp tích cực cho sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất mạnh mẽ mới thực hiện được đúng chuân nông thôn mới trong những năm tới.

Bảng 4.2: Hiện trạng kinh tế xã Giao Phong

STT Tên ngành Giá trị sản xuất

2005 2006 2007 2008 2009 20101 Nông nghiệp, lâm, ngư, diêm

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương của cộng đồng ven biển với các rủi ro thiên tai: trường hợp nghiên cứu tại xã Giao Phong, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w