2005 2006 2007 2008 2009 2010 1Nông nghiệp, lâm, ngư, diêm
84.6 82.2 82.3 81.1 78.0 72.2 2Công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp
Tỷ trọng của CN-TTCN trong tổng giá trị sản xuất (%) 4.9 6.3 5.5 5.7 7.1 8.7 3 Thương mại, dịch vụ (tỷ.đ) 3.2 4.5 6.0 8.2 10.5 15.9 Tỷ trọng của TM-DV trong tổng giá trị sản xuất (%) 10.5 11.4 12.2 13.3 14.9 19.1 Tổng 30.5 39.4 49.1 61.8 70.4 83.0
Nguồn: Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp 2005-2010 xã Giao Phong
4.1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Khu vực kinh tế nông nghiệp
Trồng trọt: Năm 2014, với diện tích trong toàn xã là 260 ha, trong đó đất 2 vụ lúa 25 ha, năng suất lúa vụ chiêm đạt 80 tạ/ha, năng suất lạc bình quân đạt 42 tạ/ha. Giá trị canh tác đạt từ 200-300 triệu đồng/ha/năm. Tổng thu nhập lúa mà cả năm đạt 65 tỷ đồng.
Chăn nuôi : sản xuất chăn nuôi tiếp tục được duy trì và phát triển theo hướng giảm chăn nuôi nhỏ lẻ, tăng chăn nuôi theo mô hình gia trại quy mô vừa và nhỏ. Hiện tại Giao Phong có một số gia trại nằm rải rác ở các xóm chủ yếu là chăn nuôi lợn, gia cầm. Nhiều hộ chăn nuôi có thu nhập từ 30-50 triệu đồng. Năm 2014, toàn xã có 145 hộ nuôi lợn với tổng số lượng là 1600 con ( giảm 15,79 % so với năm 2010). Đàn gia cầm có tổng số lượng 14.550 con ( giảm 29% so với năm 2010).
Sản xuất muối: Do giá cả tiêu thụ sản phẩm muối trên thị trường ở mức thấp, tiêu thụ chậm và số ngày nắng ít dẫn đến thu nhập từ sản xuất muối không đáp ứng được với công sức đầu tư của người lao động nên đời sống diêm dân còn gặp nhiều khó khăn. Trong năm 2014, tổng diện tích sản xuất muối là 51ha; sản lượng muối ước đạt 2800 tấn, bằng 92% so với cùng kỳ năm 2013; bằng 78,5% chỉ tiêu kế hoạch năm 2014.
Khai thác thủy sản: với 16 phương tiện tàu thuyền với tổng công suất 1400 CV trong đó có 10 tàu công suất từ 110-165 CV, 01 tàu công suất 72 CV, 5 thuyền gắn máy có công suất dưới 20 CV. Sản lượng khai thác năm 2014 ước đạt 700 tấn, bằng 100 % với cùng kỳ năm 2013, đạt chỉ tiêu kế hoạch năm 2014.
Nghề nuôi trồng thủy sản: Giao Phong là xã có diện tích nuôi trồng tôm công nghiệp lớn nhất tỉnh Nam Định. Năm 2014, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 148,7ha ( 20,88 % tổng diện tích đất tự nhiên). Kết quả thu hoạch năm 2014; trong đó sản
lượng tôm sú, thẻ 223 tấn; thủy sản khác 27 tấn; giá trị lượng ngao giống ước đạt 8 tỷ đồng.
Lâm nghiệp: Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010 Giao Phong có 37,73 ha đất rừng. Rừng ngập mặn của Giao Phong chủ yếu là sú, vẹt có tác dụng bảo vệ đê biển, chắn gió,chắn sóng, bảo vệ đời sống kinh tế, xã hội, hạn chế những rủi ro thiên tai, mở rộng diện tích đất và góp phần vào chiến lược lâu dài của xã.
Khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.
Tổng các hộ hành nghề tiểu thủ công nghiệp là 206 hộ với 304 lao động, thu nhập bình quân hàng năm 24 triệu đồng/ người.
Tổng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp và xây dựng còn rất hạn chế. Các ngành như: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản được chú trọng phát triển, song chủ yếu với quy mô nhỏ dưới hình thức tổ hợp, hộ gia đình.
Khu vực kinh tế thương mại, dịch vụ
Khối thương nghiệp cá thể phát triển mạnh, có gần 200 hộ cá thể đảm bảo nhu cầu bán lẻ phục vụ các tụ điểm dân cư ở trung tâm xã và các làng xóm yêu cầu sinh hoạt. Ngành dịch vụ đang được phát triển với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế làm cho việc lưu thông hàng hóa thuận tiện, đa dạng, phong phú đáp ứng nhu câu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân. Các mặt hàng chủ yếu: lương thực, thực phẩm, phân bón.
4.1.2.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập Dân số
Bảng 4.3: Tình hình dân số qua các năm
Dân số 2010 2011 2012 2013 2014 Số hộ 2312 2241 2272 2359 2359 Tổng 8342 8428 8522 8607 8700 Nam 4087 4266 4317 4351 4680 Nữ 4255 4162 4205 4256 4020 Số sinh 105 128 181 160 129
Nguồn: Báo cáo tình hình dân số biến động qua các năm
Theo số liệu thống kê, năm 2014, tổng dân số của xã là 8700 người ( tăng 4,12% so với năm 2010), trong đó nữ giới là 4680 người ( chiếm 53,79% tổng dân số toàn xã), nam giới là 4020 người ( chiếm 46,21 % tổng dân số toàn xã). Những năm
gần đây, do làm tốt công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã còn 1,08% giảm 0,12 % so với năm 2013.
Lao động và việc làm
Cùng với sự gia tăng dân số, lưc lượng lao động cũng tăng theo hàng năm. Năm 2010, cả xã có 4.338 người trong độ tuổi lao động. Năm 2014, cả xã có 5655 người trong độ tuổi lao động; tăng 23,39% so với năm 2010.
Bảng 4.5 Hiện trạng lao động của địa phương qua các năm
Năm Tổng số lao động (người) Lao động nông nghiệp ( người) Tỷ lệ lao động nông nghiệp (%) Lao động phi nông nghiệp ( người) Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (%) 2012 3881 2198 56.6 1683 43.4 2013 4032 2157 53.5 1875 46.5 2014 4257 2182 51.3 2075 48.7 Nguồn: Phỏng vấn sâu cán bộ xã
Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm qua các năm ( 56,6 % năm 2012 giảm còn 51.3 % trong năm 2014, giảm 5,3%) và dần hướng tới cân bằng với tỷ lệ phi lao động nông nghiệp.
Bảng 4.6: Hiện trạng số lao động trong 2 năm 2010 và 2014
Nguồn: Phỏng vấn sâu cán bộ xã
Ngoài ra, để nâng cao thu nhập, người dân còn di cư đi nơi khác hoặc ra nước ngoài để làm việc. Số lao động di cư trong nước tăng mạnh trong 4 năm ( 2012-2014), tăng 515 người. Số lao động xuất khẩu không dao động nhiều.
Thực trạng phát triển trong khu dân cư nông thôn
2010 2014
Số lao động di
cư
Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ
Di cư trong nước 135 60 75 650 312 338
Do đặc điểm hình thành và lịch sử phát triển, các khu dân cư trên địa bàn xã được hình thành với mật độ tập trung từng xóm, cụm dân cư ven các trục đường giao thông chính, các trung tâm kinh tế, văn hóa của xã.
Hiện tại toàn xã đã có mạng lưới điện quốc gia phục vụ sản xuất và sinh hoạt với 100% số hộ sử dụng điện. hệ thống thông tin liên lạc không ngừng phát triển và ngày càng hoàn thiện phục vụ đời sống tinh thần nhân dân. Tỷ lệ hộ dân có xe máy, tivi, điện thoại,…ngày càng cao. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đang từng bước được cải thiện.
Tỷ lệ nhà bán kiên cố và nhà tạm đang dần được thay thế bằng nhà xây. Năm 2014, toàn xã có 97.96% hộ dân có nhà kiên cố và bán kiên cố, chỉ còn 2.04% hộ dân sống trong nhà tạm bợ, ven biển.
Bảng 4.7: Hiện trạng nhà ở tại địa phương
Đơn vị Năm 2014 %
Số hộ Hộ 2359 100
Nhà kiên cố ( cấp 1, 2, 3) Cái 1060 44.93
Nhà bán kiên cố ( cấp 4) Cái 1251 53.03
Nhà tạm bợ Cái 39 1.65
Nhà ven biển Cái 9 0.39
Nhà ven sông Cái 0 0
Nguồn: Phỏng vấn sâu cán bộ xã
Nhìn chung, hệ thống cơ sở hạ tầng trong khu dân cư khá hoàn thiện, đặc biệt là mạng lưới giao thông đã cơ bản được trải nhựa hoặc bê tông hóa. Vấn đề vệ sinh môi trường đã được quan tâm, toàn xã đã có bãi chôn lấp tập trung, có đội vệ sinh thu gom rác ở các khu dân cư ( 2 lần/tuần). Tuy nhiên, nước thải sinh hoạt và sản xuất của các hộ dân chưa được xử lý. Nước thải chủ yếu chảy xuống các ao, hồ, ngấm vào lòng đất đã phần nào gây ô nhiễm môi trường sống.
Là một xã nông thôn mới, cơ sở hạ tầng của Giao Phong đang ngày được xây dựng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu cuộc sống của nhân dân.
Giao thông: Trong những năm vừa qua, để đáp ứng cho nhu cầu đi lại của nhân dân cùng sự phát triển mạnh của lĩnh vực thương mại – dịch vụ, công nghiệp và để phục vụ cho khu du lịch nghỉ mát Quất Lâm, Giao Phong đã chú trọng xây dựng mới tuyến đường tỉnh lộ, trục xã, hỗ trợ vốn cho các xóm đổ bê tông, nhựa hóa đường khu dân cư, đường liên thôn xóm, nội đồng. Đến nay, hệ thống giao thông của xã giao phong đã hoàn thiện, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân và nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Chỉ tiêu này đã đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chí nông thôn mới.
Thủy lợi: hệ thống thủy lợi của xã nằm trong hệ thống thủy lợi của huyện Giao Thủy. Nguồn nước tưới cho cây trồng chủ yếu lấy từ hệ thống sông Chợ Bến, sông Quất Lâm 2, sông Vọng kết hợp với hệ thống kênh mương nội đồng cung cấp nước ngọt cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân trong xã. Trong những năm gần đây, xã đã chú trọng việc củng cố bờ kênh, nạo vét khơi thông dòng chảy, đào mới một số tuyến kênh mương nội đồng, qua đó, đã cơ bản giải quyết được tình trạng ngập úng khi mưa lớn.
Nhìn chung, hệ thống thủy lợi đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất và dân sinh trong xã, tỷ lệ kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa đạt 87.5%, đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chí nông thôn mới.
Năng lượng: trong những năm qua, việc điện khí hóa nông thôn rất được xã chú trọng nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công tác quản lý an toàn lưới điện đang được chú ý, đã từng bước hạ thấp giá điện phục vụ ở nông thôn. Đến nay, 100% số hộ trong xã đã dùng điện.