Thiên tai và diễn biến tại xã Giao Phong

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương của cộng đồng ven biển với các rủi ro thiên tai: trường hợp nghiên cứu tại xã Giao Phong, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 43)

2005 2006 2007 2008 2009 2010 1Nông nghiệp, lâm, ngư, diêm

4.2 Thiên tai và diễn biến tại xã Giao Phong

Là một xã ven biển vùng đồng bằng sông Hồng, với khí hậu đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ, Giao Phong thường xuyên phải đối mặt với các hiện tượng thiên tai là bão, hạn hán, úng lụt, rét đậm rét hại, sương muối.

Bão

Bão thường ảnh hưởng đến khu vực này vào tháng 6-9 với những biểu hiện được nhận biết theo kinh nghiệm của người dân như: mưa rò ( 3-4 ngày trước bão); trời quang, oi bức, lặng gió; chớp xa xuất hiện liên tục, hướng chớp sáng là hướng bão; trong cơn bão thì gió to, mưa nhiều… Trong những năm gần đây, hiện tượng bão

muộn ( tháng 9-11) xuất hiện ngày càng nhiều. Bão được đánh giá là tác động mạnh và nguy hiểm nhất trong các rủi ro thiên tai mà khu vực phải đối mặt. Giao Phong là một xã có diện tích trồng hoa màu, lúa, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối lớn nên các thiệt hại do bão thường rất lớn. Tuy cơ sở hạ tầng của xã đang được hoàn thiện và kiên cố, nhưng do vị trí giáp biển, tác động của bão thường là rất lớn nên cơ sở hạ tầng cũng bị thiệt hại nặng nề khi bão xảy ra.

Rét đậm, rét hại

Hiện tượng thiên tai này diễn ra vào tháng 12 - tháng 1 hàng năm, khi mà nhiệt độ xuống thấp 5oC – 7oC. Rét đậm, rét hại làm cho cá vược, cá rô phi sống ở sông bị chết, hoa màu bị chết hoặc chậm lớn, ảnh hưởng đến năng suất thu được. Theo người dân, từ năm 2012 trở lại đây, hiện tượng thiên tai này xảy ra ít hơn, tuy nhiên, nhiệt độ xuống thấp hơn, thời gian rét lâu hơn.

Sương muối

Sương muối thường xảy ra vào tháng 1- tháng 2 với biểu hiện là trời mù sương, hơi mặn trong gió biển thổi vào đất liền. Theo ý kiến người dân, sương muối ngày càng xuất hiện nhiều hơn và kéo dài hơn so với trước đây. Ảnh hưởng của sương muối rất nghiêm trọng cho hoa màu và các loài thủy sản nếu không có biện pháp phòng ngừa kịp thời.

Hạn hán

Hiện tượng hạn hán xảy ra vào tháng 6 – tháng 8 hàng năm. Nắng gắt, oi nóng, nhiệt độ có thể đạt tới 39oC. Theo kết quả phỏng vấn hộ dân, 60% người dân cho rằng hiện tượng hạn hán xảy ra thường xuyên, 80% người dân cho rằng năm 2014 có xảy ra hạn hán; 20% người dân còn lại cho rằng, do có nguồn nước giếng thay thế cho nước mưa, nước sông trong việc sản xuất nông nghiệp, chưa có hiện tượng thiếu nước nên họ cho rằng, đó chưa phải là hiện tượng hạn hán mà chỉ là hiện tượng nắng nóng cục bộ.

Úng lụt

Vào tháng 8, tháng 9, ở Giao Phong thường có hiện tượng mưa đột ngột với cường độ lớn, liên tục trong nhiều giờ. Do hệ thống kênh mương tiêu nước chậm, ao

ngòi ít nên sau mỗi trận mưa to thì nước dồn ứ gây úng lụt. Sau vài giờ hoặc nửa ngày, nước mới tiêu hết, do đó, hiện tượng này cũng gây ảnh hưởng đến trồng trọt hoa màu, nuôi trồng thủy sản. Theo người dân, 2-3 năm trở lại đây, mưa thường xuất hiện muộn vào tháng 9, tháng 10 và thường kéo dài, có khi kéo dài 1-2 ngày. Số trận mưa giảm đi so với trước đây nhưng cường độ lớn hơn.

Bảng 4.9: Các rủi ro thiên tai ở xã Giao Phong

Loại rủi ro

Thời gian

Biểu hiện Tác động (ghi các tác động mang tính tổng quát)

Xu hướng Xếp

hạng

Bão 6,7,8,

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương của cộng đồng ven biển với các rủi ro thiên tai: trường hợp nghiên cứu tại xã Giao Phong, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w