Tính công bằng về giới trong tiếp cận với các nguồn lực

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương của cộng đồng ven biển với các rủi ro thiên tai: trường hợp nghiên cứu tại xã Giao Phong, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 74)

- mưa lớn gây ngập úng thiệt hại hoa màu, mùa vụ

Đây nữa nek ^^

4.5 Tính công bằng về giới trong tiếp cận với các nguồn lực

Phụ nữ và nam giới bị ảnh hưởng không giống nhau trước những rủi ro thiên tai xảy ra. Phụ nữ thường là những người nghèo hơn, bị thiệt thòi hơn và có khả năng bị ảnh hưởng bởi rủi ro thiên tai nhiều hơn. Phụ nữ dễ bị tổn thương hơn nam giới bởi địa vị xã hội họ thấp hơn nam giới, trình độ giáo dục thấp hơn, sức khỏe kém hơn, không được bình đẳng trong việc tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực và ít được tham gia vào quá trình ra quyết định chính sách. Chính vì vậy, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, sự bất bình đẳng này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng. Phụ nữ không chỉ là những nạn nhân của rủi ro thiên tai mà là tác nhân có hiệu quả trong việc thực hiện các nỗ lực giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với rủi ro thiên tai. Phụ nữ có kiến thức và

kinh nghiệm trong việc lựa chọn các biện pháp thích ứng và huy động cộng đồng tham gia quản lý rủi ro thiên tai. ( USAID, 2009, tr. 38).

- Vai trò của giới trong việc ra quyết định

Bảng 4.25: Vai trò quyết định của vợ và chồng trong việc tham gia các giải pháp phòng chống trước bão Chồng quyết định (%) Vợ quyết định (%) Vợ chồng cùng bàn bạc(%) Gia cố/chằng chống nhà cửa 73.33 6.67 20

Đào kênh thoát nước 81.82 9.09 9.09

Gia cố ao, chuồng trại 86.36 4.55 9.09

Tích trữ lương thực, thuốc thang 3.57 92.86 3.57

Thu hoạch cây trồng vật nuôi sớm 74.07 7.41 14.81 Áp dụng các biện pháp canh tác chịu lụt 81.82 0 18.18 Di chuyển nông/ngư cụ đến nơi an toàn 91.67 0 8.33

Tham gia HTX/ tín dụng 82.35 11.76 5.89

Xoay sở. tìm cách tao thêm thu nhập 100 0 0

Di chuyển vật nuôi đến nơi an toàn 88.89 0 11.11

Biện pháp khác 100 0 0

Nguồn: Phỏng vấn hộ gia đình

Theo kết quả điều tra khảo sát, trong 11 giải pháp được hỏi về vai trò ra quyết định của vợ chồng trong việc thực hiện các biện pháp đó, ta thấy 10/11 giải pháp có tỷ lệ phần trăm chồng quyết định là cao hơn và cao hơn rất nhiều ( hơn 70%) so với việc vợ ra quyết định hay hai vợ chồng cùng bàn bạc. Duy chỉ có tiêu chí tích trữ lương thực thuốc thang là tiêu chí có tỷ lệ phần trăm vợ quyết định lớn nhất ( 92.86%) , lớn hơn 89.29% so với việc chồng quyết định hay hai vợ chồng cùng bàn bạc. 100% hộ được hỏi có chồng quyết định xoay sở, tì m cách tạo thêm thu nhập.

Hình 4.14: Biểu đồ thể hiện vai trò của vợ và chồng trong việc ra quyết định thực hiện các giải pháp phòng chồng trước bão/lụt

Như vậy, có thể thấy rằng, đa phần người chồng trong gia đình thường chủ động đưa ra quyết định thực hiện các giải pháp nâng cao khả năng chống chịu của nhà cửa, hoa màu trước bão; chỉ có một số ít gia đình có phụ nữ là người ra quyết định hoặc hai vợ chồng cùng bàn bạc.

Với việc thực hiện các giải pháp trong và sau bão, ta thấy tỷ lệ người chồng ra quyết đinh vẫn lớn hơn rất nhiều so với tỷ lệ người vợ ra quyết định, tuy nhiên, tỷ lệ hai vợ chồng cùng bàn bạc đưa ra quyết định đã tăng nhiều và phổ biến hơn.

Bảng 4.26: Vai trò quyết đình của vợ và chồng trong việc thực hiện các giải pháp trong và sau bão.

Chồng quyết định (%) Vợ quyết định (%) cùng bàn bạcVợ chồng (%) Gia cố nhà cửa để tăng khả năng chống bão/lũ 75 6.25 18.75

Sơ tán đến nơi an toàn 100 0 0

Trồng cây xung quanh khu vực sống 66.66 16.67 16.67

Khôi phục lại vât nuôi 50 0 50

Xây lại đập/đê cát xung quanh trang trại 50 0 50

Gia cố ao/chuồng trang trại 88.89 0 11.11

Nhận trợ giúp từ chính quyền 75 3.57 21.43

Vay tiền để giải quyết thiệt hại 62.5 12.5 25

Trồng lại hoa màu 76.92 7.69 15.39

Lau dọn bên trong và quanh nhà 76.67 10 13.33

Thả lại tôm,cá 72.73 0 27.27

Nguồn: Phỏng vấn hộ gia đình

Với 11 giải pháp trên, 100% đều có tỷ lệ do chồng quyết định cao hơn vợ quyết định và giải pháp sơ tán đến nơi an toàn 100% do chồng quyết định khi nào vợ và các thành viên khác phải đi sơ tán đến nơi an toàn. Đa số quyền quyết định vẫn là ở chồng, chỉ có chưa đến 20% việc trồng cây xung quanh ở khu vực sống là; 6.25% việc gia cố nha cửa tăng khả năng chống bão lũ; 12.5% việc vay tiền để giải quyết thiệt hại; 7.69% việc trồng lại hoa màu và 10% việc lau dọn bên trong và quanh nhà là do

vợ ra quyết định thực hiện. Việc hai vợ chồng cùng bàn bạc rồi đưa ra ý kiến cũng chiếm một tỷ lệ khá cao với 50% ở giải pháp khôi phục lại vật nuôi và xây lại đê/ đạp cát xung quanh trang trại; 25% ở giải pháp vay tiền để giải quyết thiệt hại; 27,27% ở giải pháp thả lại tôm,cá ….

Hình 4.15: Biểu đồ thể hiện vai trò của vợ và chồng trong việc ra quyết định thực hiện các giải pháp sau bão/lụt.

Như vây, tỷ lệ người phụ nữ ra quyết định thực hiện các giải pháp sau bão lụt là thấp nhất; tỷ lệ hai vợ chồng cùng bàn bạc chiếm vị trí thứ hai và cao nhất vẫn là do chồng quyết định là chủ yếu.

- Với hạn hán: ở đây, vai trò ra quyết định của người chồng đã giảm bớt đi ở các giải pháp thu nước mưa ( 41,67%), thay đổi các giống cây chịu hạn( 42,86%) hay mua nước bình ( 38,46%); vai trò quyết định của vợ tăng lên ở các giải pháp thu nước mưa ( 41.67% bằng tỷ lệ người chồng); mua nước bình( 46.15%). Các giải pháp khác như thay đổi các giống cây trồng chịu hạn và bón phân hữu cơ tăng độ ẩm cho đất, tỷ lệ quyết định của vợ ít hơn của chồng lần lượt là 28.58% và 44.45%. Riêng giải pháp làm giếng khoan, không có hộ nào trong những hộ được phỏng vấn có vợ ra quyết định thực hiện, có 83.33% hộ do chồng quyết định và 16,67% là cả hai vợ chồng cùng bàn bạc.

Bảng 4.27: Vai trò ra quyết định của vợ và chồng trong việc thực hiện các giải pháp ứng phó với hạn hán Chồng quyết định (%) Vợ quyết định (%) Vợ chồng bàn bạc (%)

Thu nước mưa 41,67 41,67 16,66

Thay đổi các giống cây trồng chịu hạn

42,86 14,28 42,86

Tăng khả năng giữ ẩm đất bằng bón phân hữu cơ

55,56 11,11 33,33

Làm giếng khoan 83,33 0 16,67

Nguồn: Phỏng vấn hộ gia đình

Hình 4.16: Biểu đồ thể hiện vai trò ra quyết định của vợ chồng trong việc ứng phó với hạn hán

(Đây nữa )

Như vậy, ở đây vai trò ra quyết định của người vợ đã chiểm tỷ lệ nhiều hơn nhưng vẫn thấp hơn tỷ lệ cả hai người cùng bàn bạc và vai trò quyết định của người đàn ông vẫn chiếm tỷ lệ cao.

- Vai trò của giới trong việc thực hiện các hoạt động.

Để tìm hiểu rõ hơn vai trò giới trong việc thực hiện các hoạt động ở địa phương người nghiên cứu còn tiến hành phỏng vấn sâu một số đối tượng điển hình là hộ chỉ nuôi trồng thủy sản, hộ vừa nuôi trồng vừa trồng trọt; hộ chỉ trồng trọt, chăn nuôi và một hộ góa chồng.

 Hộ chỉ nuôi trồng thủy hải sản: Với các hoạt động của hộ này, vợ và chồng đều tham gia ở tất cả các hoạt động liên quan đến nuôi trồng như cải tạo ao, đầm nuôi; thả giống; chăm sóc/cho ăn; rắc thuốc phòng; thu hoạch và bán. Người chồng là người tham gia nhiều hơn với 4/6 hoạt động chiếm 66.67%. người vợ chỉ tham gia nhiều hơn ở các hoạt động là chăm sóc, cho ăn hàng ngày và bán thủy hải sản khi thu hoạch từ ao, đầm lên. Thường thì việc bán thủy hải sản này được thực hiện tại ngay ở ruộng nuôi cho thương lái với một số lượng lớn, hoạt động bán buôn bán lẻ ít được thực hiện hơn.

 Hộ nuôi trồng thủy hải sản có thực hiện trồng trọt. Đây là một hộ sản xuất và nuôi trồng giỏi, điển hình của xã Giao Phong. Diện tích nuôi trồng của hộ là 1.5ha và 7 sào trồng trọt. Với hoạt động trồng trọt, người vợ là người tham gia nhiều hơn với việc tham gia tất cả các hoạt động từ chăm sóc đến thu hoạch, người chồng tham gia ít hơn: 4hoạt động với việc trồng lúa, 3 hoạt động với việc trồng màu: khoai tây và lạc

xuân. Người chồng chủ yếu chỉ hỗ trợ vợ trong thời gian nuôi trồng đang rảnh rỗi và chỉ tham gia nhiều hơn ở các hoạt động là làm đất bón phân, phun thuốc; tười nước; vận chuyển vì người chồng cho rằng đây là những hoạt động cần nhiều sức lực trong thời gian ngắn. Với việc nuôi trồng thủy sản, người chồng là người tham gia thực hiện và thực hiện nhiều hơn ở tất cả các hoạt động nuôi trồng, từ cải tạo ao đàm, thả giống, chăm sóc, cho ăn, rắc thuốc, thu hoạch và bán. Người vợ chỉ tham gia hoạt động thả giống, chăm sóc, cho ăn và bán. Hoạt động chăm sóc, cho ăn hàng ngày chỉ được thực hiện bởi người vợ khi người chồng có việc bận hoặc công việc trồng trọt đang rảnh rỗi.

 Hộ chỉ có hoạt động trồng trọt và chăn nuôi. Đây là hộ có 3 thành viên, người chồng 72 tuồi và người vợ 67 tuổi, có sức khỏe yếu chỉ làm những công việc nhẹ. Ngoài nguồn thu nhập từ tiền gửi của con trai hàng tháng thì trồng trọt với diện tích 1.2 sào và chăn nuôi lợn, gia cầm là hoạt động thu nhập chính của hộ. lao động chính trong nhà là người chồng. với việc trồng trọt, người chồng là người tham gia và tham gia nhiều hơn ở tất cả các hoạt động từ mua giống, gieo trồng, chăm sóc, bón phân đến thu hoạch và bán. Do sức khỏe yếu nên người vợ chỉ hỗ trợ người chồng ở một số công việc nhẹ như làm cỏ, gieo trồng lạc và rau; phơi thóc; và bán rau ở chợ. Với hoạt động chăn nuôi do số lượng chăn nuôi ít và nuôi ở nhà nên người vợ tham gia và tham gia nhiều hơn ở các hoạt động chuẩn bị thức ăn, cho ăn; dọn dẹp chuồng trại. người chồng tham gia vào tất cả các hoạt động từ chọn giống đến bán nhưng chỉ tham gia nhiều hơn ở hoạt động chọn giống; tiêm văc xin phòng bệnh và bán.

 Hộ góa: Đây là một hộ góa chồng, người vợ ở một mình do các con đều đã lập gia đình ở nơi khác. Thu nhập của hộ này hoàn toàn phụ thuộc vào trồng trọt. Hoạt động trồng trọt của hộ này cũng giống như các hộ gia đình khác là lạc xuân- lúa- khoai tây. Với diện tích gieo trồng là 2 sào, các hoạt động chuẩn bị giống, chăm sóc, phun thuốc, bón phân, phu hoạch và bán đều được người vợ thực hiện. Tùy theo sức khỏe, người vợ có thể thuê người ở công đoạn làm đất, thu hoạch lúa và phun thuốc sâu nhưng đa số đều do người vợ thực hiện hết.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương của cộng đồng ven biển với các rủi ro thiên tai: trường hợp nghiên cứu tại xã Giao Phong, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w