Từ những năm cuối của thế kỷ XX, các nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương bắt đầu được nghiên cứu tại Việt Nam.
Năm 1994-1996, Tom và cộng sự đã nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương của đới bờ biển Việt Nam do sự gia tăng mực nước biển dâng và BĐKH và nghiên cứu đã chỉ ra khả năng rủi ro cao cho khoảng 17 triệu người dân ở các đồng bằng ven biển.
Năm 1999, Adger và cộng sự đã nghiên cứu TDBTT ở khía cạnh xã hội và khả năng phục hồi ở Việt Nam khi môi trường thay đổi ở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Adger đã kết luận năng lực thích nghi của người dân bị ảnh hưởng khi phải đối mặt với sự thay đổi về thể chế tổ chức và những ảnh hưởng của sự BĐKH do sự đổi mới về kinh tế bắt đầu từ giữa thập kỷ 80 đã làm năng tính bất công bằng trong thu nhập và phúc lợi địa phương.
Năm 2001 – 2002, trong đề tài: “ Nghiên cứu, đánh giá tính dễ bị tổn thương của đới duyên hải Nam Trung Bộ làm cơ sở khoa học để giảm nhẹ tai biến, quy hoạch sử dụng đất bền vững”, GS. Mai Trọng Nhuận và nhóm nghiên cứu đã xây dựng được phương pháp luận và quy trình đánh giá TDBTT cho đới duyên hải.
Năm 2005, trong nghiên cứu về TDBTT tại đới ven biển Hải Phòng, Lê Thị Thu Hiền đã thành lập được bản đồ TDBTT và nghiên cứu đã chỉ ra khu vực của TDBTT cao tập trung ở khu vực nội thành cũ, khu vực nuôi trồng thủy hải sản, rừng phòng hộ ven biển và khu bảo tổn san hô.
Năm 2010, đề tài “ đánh giá tổn thương và khả năng thích nghi ở hộ gia đình trước thiên tai và biến đổi khí hậu trong khu vực thuộc Quận Bình Thủy và huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ” của Lê Anh Tuấn, Trần Thị Kim Hồng đã chỉ ra người dân tại khu vực nông thôn bị tổn thương do các tác động của biến đổi khí hậu
nhiều hơn so với người dân sống ở vùng đo thị hoặc ven đô. Trẻ em, người già, người khuyết tật và người nghèo là các nhóm bị tổn thương nhất. Việc phòng ngừa thiên tai của người dân địa phương chưa đủ tốt. Sự chuẩn bị của người dân, thông tin, tập huấn từ chính quyền và cá tổ chức dân sự liên quan đến ô nhiễm, thiên tai, biến đổi khí hậu đến với dân chúng chưa nhiều và chưa làm thay đổi nhiều về hành vi của người dân. Tác giả cũng đưa ra một số khuyến cáo cho việc giảm nhẹ tổn thương và nâng cao khả năng thích ứng cho địa phương.
Năm 2012, “ nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng tại xã Trung Bình huyện Trần Đề và xã An Thạnh Nam huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng của Tổ Chức Bảo Tồn Thiên Nhiên Quốc Tế (IUCN) trong dự án Tăng cường Sức chống chịu đối với biến đổi khí hậu của vùng ven biển Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Kết quả ngiên cứu chỉ ra rằng: về độ nhạy cảm: các nghề trồng mía, nuôi tôm cua, trồng màu và đánh bắt thủy sản ven bờ; các hệ sinh thái thủy sản ven bờ ( tài nguyên tôm, cua, nghêu, cá…) và trong rừng ngập mặn là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất bởi BĐKH. Bên cạnh đó, còn nhiều hộ phải sống sóng bất hợp pháp ngoài vùng quy hoạch, cơ sở hạ tầng đường xá, trường học chưa đầy đủ, và nhiều hộ dân không có đất sản xuất. Về độ tiếp xúc, tác giả kết luận triều cường, lốc xoáy, mưa bão là những tác động lớn nhất đối với địa phương, gây trở ngại trong phát triển sinh kế người dân và có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tổn thương của người dân, đó là trình độ dân trí thấp, thiếu vốn sản xuất, thiếu khoa học kỹ thuật, giá cả sản phẩm bấp bênh, sử dụng hóa chất trong sản xuất, có quá nhiều người ngoài đia phương vào khai thác trên địa bàn...
Năm 2012, Lưu Đức Cường và cộng sự đã thực hiện dự án “Đánh giá tính dễ bị tổn thương với BĐKH phường Xuân Tăng- thành phố Lào Cai”. Kết quả dự án đã chỉ ra rằng loại hình thiên tai phổ biến và gây tác động lớn nhất trên địa bàn phường Xuân Tăng là bão lũ, sạt lở đất và hạn hán, thiếu nước. Là một phường khó khăn, với trên 80% người dân sinh sống bằng nghề nông, hệ thống cấp nước sản xuất, sinh hoạt còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng, đường giao thông, thoát nước còn nhiều hạn chế … nên năng lực thích ứng của người dân với thiên tai chưa cao.
Năm 2014, trong nghiên cứu “Đánh giá tác động và tính dễ bị tổn thương do BĐKH đối với sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”, Lê Hà Phương đã kết luận:
• Các hiện tượng thủy tai đang diễn ra ngày càng khắc nghiệt và thất thường, mức độ tác động của chúng tới các hoạt động sản xuất là khác nhau. Các loại thiên tai tác động đến huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình là mưa lớn, hạn hán, bão, nước biển dâng, xâm nhập mặn và lũ quét. Tần suất xuất hiện của bão ít hơn tuy nhiên cường độ của từng trận bão lại gia tăng đáng kể, và gây thiệt hại nghiêm trọng. Hạn hán gây tác động và thiệt hại nhiều nhất, sau đó là ngập lụt và mưa lớn. canh tác nông nghiệp và chăn nuôi bị tác động do thủy tai nhiều nhất, sau đó đến nuôi trồng thủy sản và đánh bắt thủy sản.
• Năng lực thích ứng thông qua 5 nguồn vốn sinh kế của các hộ gia đình ở mức thấp. Các hoạt động sinh kế của các hộ gia đình dễ bị tổn thương do các tác hại của thủy tai do vốn con người (số lượng người lao động phụ thuộc cao, trình độ học vấn thấp), vốn vật chất ( thiếu phương tiện vật chất), vốn tự nhiên ( diện tích đất canh tác bình quân của mỗi hộ gia đình thấp), vốn tài chính thấp ( nhiều hộ không có việc làm ổn định), vốn xã hội đa dạng ( tính cộng đồng cao, chính quyền địa phương có hỗ trợ tích cực) nhưng không đủ để khắc phục thiệt hại do thủy tai. Hộ nghèo và hộ cận nghèo là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất do thiếu phương tiện sản xuất, đặc biệt là phương tiện phục vụ trong thời điểm gặp thủy tai như ngập lụt, bão lũ; họ không có hoặc thiếu đất sản xuất, không có khoản tích lũy.
• Người dân đã có những thay đổi linh hoạt để ứng phó với những tác động của các hiện tượng thiên tai.
• Các hoạt động sản xuất có tính dễ bị tổn thương do tác động của thủy tai ở các mức khác nhau. Hoạt động có tính dễ bị tổn thương cao nhất là hoạt động chăn nuôi, sau đó đến canh tác nông nghiệp, đánh bắt thủy sản xếp thứ 3 và hoạt động nuôi trồng thủy sản bị tổn thương ít nhất.
Năm 2012, một số nghiên cứu khác như đánh giá TDBTT do lũ lụt, chủ yếu tập trung vào đánh giá sự mất mát trong lĩnh vực nông nghiệp (FAO, 2004); Giảm thiểu TDBTT do lũ lụt và bão ở tỉnh Quảng Ngãi; và khả năng phục hồi của cộng đồng dân
cư ở đồng bằng sông Cửu Long do tai biến thiên nhiên (chính phủ Úc hỗ trợ thực hiện năm 2004-2009); nghiên cứu của Việt Trinh ( 2010) đã đánh giá rủi ro do lũ trên lưu vực sông Thạch Hãn- Quảng Trị dựa trên bản đồ nguy cơ do lũ và bản đồ tính dễ bị tổn thương; nghiên cứu về khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường trong nghien cứu tổn thương lũ ở lưu vực sông Đáy của Mai Đặng (2010).
2.5 Quan điểm, chính sách của Việt Nam trong việc quản lý rủi ro thiên tai.
Trong những năm gần đây, chính phủ Việt Nam đã quan tâm, nâng cao việc phòng chống giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Nhiều chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội tại cấp tỉnh và quốc gia trong giai đoạn 2011-2015 và các kế hoạch giai đoạn 2011-2020 cũng đã lồng ghép một số yếu tố về giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Chiến lược Quốc gia Phòng chống và Giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 16/11/2007. Các mục tiêu trong Chiến lược này là huy động mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020, nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, hạn chế sự phá hủy tài nguyên thiên nhiên, tác động đối với môi trường và di sản văn hóa và góp phần quan trọng nhằm bảo đảm phát triển bền vững về quốc phòng và an ninh.
Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc Gia về Phòng chống và Giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 được phê duyệt ngày 29/9/2009 với mục đích nhằm thúc đẩy Chiến lược quốc gia ở các nội dung sau: nâng cao hiệu quả trong công tác điều hành chính phủ, nâng cao khả năng phối hợp trong quá trình thực hiện của các đơn vị, tổ chức và kế hoạch hành động; lồng ghép và hài hòa các nhiệm vụ của các đơn vị khác nhau và các cấp thẩm quyền địa phương, đảm bảo có sự tham gia của cộng đồng và nhân dân, nâng cao thể chê, chính sách khoa học và công nghệ, và đảm bảo nguồn lực được sử dụng hiệu quả và bền vững.
Đề án Nâng cao nhận thức Cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 với mục đích nâng cao nhận thức cộng đồng; thiết lập mô hình hiệu quả
trong quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng- đặc biệt cho các cấp chính quyền và người dân địa phương, giảm thiểu thiệt hại về tính mạng và tài sản ( do thiên tai gây ra); hạn chế thiệt hại về tài nguyên thiên nhiên, môi trường và di sản văn hóa; đảm bảo sự phát triển bền vững, an ninh quốc gia.
Chiền lược Quốc gia về Biến dồi khí hậu ( 1012-1050) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011. Báo cáo chiến lược thiết lập 4 mục tiêu phát triển tới 2050:
• Đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nước sạch và giảm đói nghèo, cân bằng giới, an ninh xã hội, sức khỏe cộng đồng, tăng chất lượng cuộc sống và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh BĐKH.
• Xu hướng phát triển kinh tế cacbon thấp, tăng trưởng xanh theo hướng phát triển bền vững; giảm thiểu phát thải khí nhà kính, tăng khả năng hấp thụ cacbon như một chỉ tiêu trong phát triển kinh tế xã hội.
• Nâng cao năng lực khả năng thích ứng, ứng phó với BĐKH, phát triển năng lực trong khoa học và công nghệ khí hậu, bao gồm cả thể chế, chính sách và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về kinh tế và vị thế của Việt Nam; lựa chọn những ưu thế trong BĐKH làm cơ hội phát triển kinh tế xã hội; mở rộng lối sống thân thiện với khí hậu.
• Chủ động cam kết và đóng góp với cộng đồng quốc tế trong ứng phó BĐKH và tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế trong ứng phó với BĐKH.
Chương trình mục tiêu Quốc Gia ứng phó với Biến đổi khí hậu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 158/2008/ QĐ-TTg ngày 12/02/2008 nhằm đánh giá mức độ tác động biến đổi khí hậu lên các lĩnh vực, các khu vực trong tương lai; xây dựng kế hoạch hành động thích hợp cho ứng phó hiệu quả trong giai đoạn ngắn hạn và dài hạn; đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia; lựa chọn những điểm mạnh, thuận lợi để phát triển đất nước theo hướng nền kinh tế phát thải cacbon thấp và hòa nhập với cộng đồng quốc tế trong giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và bảo vệ hệ thống khí hậu toàn cầu.
Khung hành động thích ứng Biến đổi khí hậu, Bộ NN và PTNT 2008-2020 được Bộ trưởng Bộ NN và PTNT phê duyệt tại quyết định số 2730/QĐ-BNN-KHCN ngày
09/5/2009 với mục tiêu giảm thiểu và thích ứng biến đổi khí hậu; giảm phạm vi tàn phá và đảm bảo sự phát triển bền vững nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH, với trọng tâm bền vững, an toàn cho dân cư đô thị và dân cư các vùng đặc biệt là đồng bằng châu thổ sông Mê Kong, đồng bằng Bắc Bộ, miền Trung và các khu vực miền núi; đảm bảo sự bền vững của sản xuất nông nghiệp và an toàn lương thực; đảm bảo an toàn hệ thống đê và các công trình dân sự cho hạ tầng kinh tế kỹ thuật phù hợp với yêu cầu giảm thiểu rủi ro thiên tai.
Bộ tài nguyên và Môi trường ban hành Kịch bản BĐKH cho Việt Nam tháng 6/2009 tới các Bộ, các cấp thẩm quyền, các đơn vị để đánh giá khả năng tác động của BĐKH tới phát triển kinh tế xã hội và hướng dẫn phát triển kế hoạch hành động thích ứng và giảm thiểu tối đa tác động tiềm tàng của BĐKH trong tương lai.
Luật phòng chống thiên tai được Quốc hội thông qua vào ngày 19/6/2013 là cơ sở pháp lý cao nhất trong lĩnh vực phòng chống thiên tai ở Việt Nam nhằm tăng cường cơ cấu thể chế và tổ chức của các cơ quan làm trong lĩnh vực phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, quy định trách nhiệm, cơ chế phối hợp và hỗ trợ giảm nhẹ rủi ro thiên tai, quy định các nguyên tác hợp tác quốc tế trong phòng chống thiên tai.
Song song với luật phòng chống rủi ro thiên tai, chính phủ đã ban hành Nghị định 66/2004/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể hơn việc thực hiện một số điều của luật phòng chống thiên tai, Quyết định 46/2014/QĐ-TTg quy định về việc dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai, Quyết định 44/2014/QĐ-TTg quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai cho 19 loại hình thiên tai theo luật phòng chống thiên tai và bổ sung thêm một số loại hình thiên tai khác.
Một loạt các Nghị định nhằm nâng cao, kiện toàn cơ cấu tổ chức, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế phối hợp của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương, ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn và ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn ở các Bộ, ngành và các cấp địa phuong ( Nghị định 14/2010/NĐ- CP, Quyết định 76/2009/QĐ-TTg), việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn thiên tai, chính
sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội ( Nghị định 64/2008/NĐ-CP, Nghị định 67/2007/NĐ-CP, Quyết định 142/2009/QĐ-TTg).
Các tỉnh thành trên cả nước đã tích cực triển khai các văn bản pháp quy, các chính sách và kế hoạch trên thực tế. Tất cả 63 tỉnh, thành phố trên cả nước đã xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Hầu hết các Bộ ngành có đại diện là thành viên của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương đề đã xây dựng kế hoạch hành động của ngành trong đó có lồng ghép các vấn đề về phòng tránh, ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Năm 2013, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương bổ sung thêm Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Ban chỉ đạo tại Quyết định 216/QĐ-PCLTTW nhằm công nhận và đẩy mạnh công bằng giới, phát huy tối đã vai trò giới trong ứng phó và giảm nhẹ thiên tai.
Bộ xây dựng đã ban hành Bộ Quy chuẩn xây dựng với hơn 1000 tiêu chuẩn trong đó có hơn 10 tiêu chuẩn liên quan đến quản lý rủi ro thiên tai và tiếp tục ban hành bộ số liệu về khí tượng, thủy văn và đặc điểm thiên tai của các vùng miền cũng với các thiết kế xây dựng công trình tương tứng được sử dụng. Bộ xây dựng cũng ban