- mưa lớn gây ngập úng thiệt hại hoa màu, mùa vụ
(cái bảng 4.11 và hình 4.4 này theo t chỉ chọn bảng hoặc biểu đồ vì 2 cái này cùng biểu diễn 1 bộ số liệu thôi mà )
4.4 Phân tích năng lực thích ứng của cộng đồng với RRTT
4.4.1 Sinh kế và thu nhập 4.4.1.1 Sinh kế
Theo kết quả điều tra, ở Giao Phong, các ngành nông nghiệp, nuôi trồng và khai thác thủy sản; sản xuất muối là những ngành mang lại thu nhập chính cho người dân và là những ngành có tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu kinh tế của chính cho người dân ( 85% cơ cấu kinh tế năm 2014).
Theo kết quả phỏng vấn hộ gia đình, trong 30 hộ được phỏng vấn, có 25 hộ ( chiếm 83.33%) có tham gia hoạt động trồng trọt trong đó 76% hộ có thu nhập chính là trồng trọt; 24% hộ tham gia trồng trọt để tăng thu nhập. Số hộ tham gia nuôi trồng là 11 hộ chiếm 36.67% tổng số hộ tham gia phỏng vấn, trong đó có 10 hộ (90.91%) có thu nhập chính từ nuôi trồng, 1 hộ còn lại tham gia nuôi trồng để tăng thu nhập. Số hộ tham gia hoạt động đánh bắt tự nhiên là 5 hộ chiếm 16.67%, trong đó 1 hộ coi đây là hoạt động thu nhập chính, 4 hộ còn lại (80%) coi đây là hoạt động làm thêm trong lúc nông nhàn. Số hộ tham gia hoạt động đánh bắt bằng tàu thuyền là 2 hộ chiếm 6.67%; đây cũng là hoạt động tạo thu nhập chính cho hộ. Hoạt động sản xuất muối có 6 hộ tham gia chiếm 20%, trong đó 5 hộ coi đây là sản xuất chính, 1 hộ còn lại tham gia sản xuất muối để tăng thu nhập. Hoạt động chăn nuôi có 24 hộ tham gia chiếm 80% với mục đích tạo thu nhập ( 58.33% hộ )và phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong gia đình ( 100% hộ).
Bảng 4.17: Hiện trạng các hoạt động sinh kế tại địa phương
Số hộ tham gia Tỷ lệ (%) trồng trọt 25 83.33 chăn nuôi 24 80 đánh bắt tự nhiên 5 16.67 Đánh bắt bằng tàu thuyền lớn 2 6.67 nuôi trồng thủy sản 11 36.67 làm muối 6 20 Làm thuê 4 10
Nguồn : Phỏng vấn hộ gia đình
Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện các hoạt động sinh kế tại địa phương
Như vậy, có thể thấy hoạt động trồng trọt là hoạt động được nhiều hộ gia đình tham gia nhất, sau đó đến hoạt động chăn nuôi, hoạt động nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối, hoạt động đánh bắt tự nhiên và hoạt động đánh bắt bằng tàu thuyền lớn là ít nhất.
- Sự đa dạng sinh kế trong hộ gia đình.
Theo kết quả phỏng vấn hộ gia đình, ta có:
Bảng 4.18: Sự đa dạng ngành nghề trong hộ gia đình
Các hoạt đông Số hộ ( hộ) Tỷ lệ (%) 6 0 0 5 0 0 4 4 13.33 3 8 26.67 2 8 26.67 1 8 26.67 0 2 6.66 Nguồn: Phỏng vấn hộ gia đình
Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện sự đa dạng sinh kế của các hộ gia đình
Nhìn biểu đồ trên ta thấy 66,67% các hộ gia đình tham gia từ 2 hoạt động sản xuất trở lên, trong đó, 13,33% hộ tham gia 4 hoạt động sản xuất, các hộ tham gia 2 hoạt động sản xuất và 3 hoạt động có tỷ lệ bằng nhau 26.67%; 26.67% hộ chỉ tham gia 1 hoạt động sản xuất và 6.67% hộ không tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp nào. Như vậy, phần lớn các hộ gia đình ở đây có sự đa dạng các hoạt động sản xuất nhằm nâng cao thu nhập.
- Sản lượng
• Hoạt động trồng trọt: các loại cây trồng tại địa phương là lạc xuân, dưa xuân ( chen canh, gối vụ), lạc hè, khoai tây hè, lúa, dưa hè ( dưa hấu, dưa chuột, dưa lê); rau hè;
rau đông ( củ cải, su hào, bắp cải, cà rốt, hành,…) và khoai tây đông. Đa số người dân thường trồng 4 vụ/năm với các công thức luân canh chủ yếu là lạc xuân- dưa xuân chen canh, gối vụ- lúa- khoai tây đông/ rau đông hoặc lạc xuân- dưa chen canh, gối vụ - dưa- rau/ khoai tây đông hoặc dưa xuân- dưa hè- rau hè- rau đông/khoai tây hoặc lạc xuân- rau hè- rau đông- rau đông. Sản lượng thu hoạch của các loại cây trồng luôn đạt năng suất cao. Cụ thể, với cây trồng vào mùa đông- xuân là lạc xuân và dưa xuân thì năng suất trung bình lần lượt là 187kg/sào và 830kg/sào. Vào vụ mùa, năng suất trung bình của lúa đạt 239 kg/sào, dưa hè đạt 1139 kg/sào, rau hè đạt 1238 kg/sào. Vào vụ đông, năng suất trung bình của khoai tây đông và rau đông lần lượt là 701kg/sào và 1180 kg/sào.
Bảng 4.19: Hiện trạng và năng suất cây trồng tại địa phương.
số hộ tham gia ( hộ) Tỷ lệ (%) Năng suất(NS) TB ( kg/sào) NS Max (kg/sào) NS Min (kg/sào) lạc xuân 20 80 187 300 100 dưa xuân 5 20 830 1000 400 lúa 13 52 239 360 110 dưa hè 8 32 1139 1500 800 rau hè 4 16 1238 1500 1000
khoai tây đông 16 64 701 850 500
rau đông 9 36 1180 1750 1000
Nguồn: Phỏng vấn hộ gia đình
• Hoạt động nuôi trồng thủy sản: Trong 30 hộ tham gia phỏng vấn, số hộ tham gia hoạt động nuôi trồng là 11 hộ. Diện tích trung bình ao nuôi của các hộ là gần 0,8ha/hộ. Tôm thẻ chân trắng là loại thủy hải sản chủ yếu ở đây với 100% các hộ nuôi. Ngoài ra, một số hộ còn nuôi thêm các loại thủy hải sản khác như tôm sú với 1 hộ nuôi chiếm 9.1%; cua với 2 hộ nuôi chiếm 18.18%, cá vược với 1 hộ nuôi chiếm 9.1% tổng số hộ tham gia nuôi trồng thủy hải sản. Năm 2014, do dịch bệnh cùng sự ô nhiễm môi trường nước nuôi và môi trường nước xung quanh ao nuôi và một phần kỹ năng, kinh nghiệm của người nuôi chưa được cao nên có 4 hộ bị mất trắng chiếm 36.36%, 63,64% hộ còn lại có thu được với sản lượng trung bình là 3621,4kg. Theo ý kiến của hộ nuôi trồng, sản lượng này là thấp so với năm 2012- năm cơn bão Sơn Tinh đổ bộ trực tiếp vào xã. Một số hộ bị 2 năm liền bị mất trắng do hậu quả của cơn bão đến nay
vẫn chưa được khắc phục triệt để. Sản lượng tôm sú, cua và các vược thu được lần lượt là 250kg, 200kg và 1000kg.
• Hoạt động đánh bắt thủy hải sản ven bờ: trong 30 hộ được phỏng vấn chỉ có 5 hộ tham gia hoạt động này. Theo ý kiến của các hộ này, hoạt động này ngày càng ít người tham gia vì sản lượng thủy hải sản gần biển ngày càng ít do nước biển ngày càng dâng gần vào đê, diện tích rừng phòng hộ sú vẹt ngày càng ít, cùng sự khai thác cạn kiệt của người dân trong những năm về trước. Người dân chủ yếu tham gia hoạt động này để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của gia đình và tăng thu nhập trong thời gian mùa vụ chính đang nông nhàn. Các loài thủy hải sản chủ yếu được đánh bắt là tôm ( tép), cá, hải sâm. Sản lượng đánh bắt các loài thủy sản trên trong mỗi lần của người dân trung bình lần lượt là 20kg; 17,5kg và 20kg.
• Hoạt động đánh bắt bằng tàu thuyền lớn; Trong 30 hộ được phỏng vấn chỉ có 2 hộ tham gia hoạt động này, trong đó, 1 hộ là chủ thuyền, hộ còn lại là đóng góp tiền và công sức cùng những người khác để đi đánh bắt và thu nhập được chia theo sản phẩm thu được sau mỗi chuyến đi đánh bắt xa bờ. Các loại thủy hải sản đánh bắt được chủ yếu là cá, tôm, mực, cua. Sản lượng trung bình thu được là cá: 375kg; tôm: 45kg; mực: 27.5kg; cua: 15kg. Theo các hộ này, sản lượng thủy hải sản ngày càng ít và họ ngày càng phải đi xa bờ và đi dài ngày hơn trước do sự khai thác theo hướng hủy diệt của các hộ dân trong những năm trước và do thời tiết thay đổi nên sản lượng thủy hải sản cũng ngày một ít hơn.
4.4.1.2 Thu nhập
Theo kết quả điều tra, 100% số hộ được phỏng vấn đều có thu nhập chính là từ nông nghiệp. Trong đó, thu nhập trung bình từ trồng trọt của các hộ tham gia sản xuất là 36.520.000 triều đồng/năm, hộ có thu nhập lớn nhất là 100.000.000 đồng/năm, hộ có thu nhập ít nhất là 10.000.000 triệu đồng/năm. Thu nhập trung bình từ chăn nuôi của các hộ là 15.642.857 triệu đồng/năm, trong đó, hộ có thu nhập lớn nhất là 50.000.000 triệu đồng/năm; hộ có thu nhập thấp nhất là 5.000.000 đồng/năm. Thu nhập trung bình từ đánh bắt thủy hải sản là 41.428.571 đồng/năm với hộ có thu nhập lớn nhất là 80.000.000 đồng/năm, hộ có thu nhập nhỏ nhất là 5.000.000 đồng/năm. Thu nhập trung bình của các hộ nuôi trồng thủy sản là 593.333.333 triệu đồng/năm
( tính trên những hộ thu nhập được), trong đó, hộ thu nhập lớn nhất là 1.400.000.000 đồng/năm, hộ có thu nhập nhỏ nhất là 10.000.000 đồng/năm. Thu nhập trung bình từ hoạt động sản xuất muối là 4.833.333 đồng/năm. Thu nhập trung bình của các hộ tham gia hoạt động làm thuê là 21.000.000 đồng/năm, hộ có thu nhập lớn nhất là 50.000.000 đồng/năm, hộ có thu nhập nhỏ nhất là 3.000.000 đồng/năm.
Bảng 4.20: Thu nhập bình quân của các sinh kế
Sinh kế Thu nhập trung bình( đồng/năm/hộ)
Trồng trọt 36.520.000 Chăn nuôi 15.642.857 Đánh bắt thủy hải sản 41.428.571 Nuôi trồng thủy sản 593.333.333 Sản xuất muối 4.833.333 Làm thuê 21.000.000 Nguồn: Phỏng vấn hộ gia đình
Hình 4.9 : Biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân của các sinh kế tại địa phương
Biểu đồ trên cho thấy sự chênh lệch giữa các nguồn sinh kế chủ yếu tại địa phương. Nuôi trồng thủy sản là ngành có thu nhập lớn nhất (gần 600.000.000 đồng/năm), ngành sản xuất muối là ngành có thu nhập ít nhất (gần 5.000.000 đồng/năm). Theo người dân tại địa phương, ngành nuôi trồng thủy sản có thu nhập cao vì Giao Phong là một nơi có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất tỉnh, là nguồn cung cấp thủy sản chủ yếu cho các nơi khác nên giá thu mua thủy sản cao hơn rất nhiều so với các loại sản phẩm từ các hoạt động khác và năng suất thủy sản thu được thường là rất lớn. sản lượng trung bình của tôm chân trắng là gần 3.7 tấn/ha.
- Thu nhập khác
Ngoài thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp, người dân địa phương còn có thu nhập từ một số ngành nghề khác như lương công ty, Nhà Nước; thu nhập từ việc cho thuê ruộng đất; thu nhập từ việc khai thác sỏi, vàng; thu nhập từ hoạt động thợ xây;
thu nhập từ tiền được hỗ trợ và một số thu nhập khác. 30% hộ có nguồn thu từ lương của Nhà Nước, lương công ty. Nguồn thu này chủ yếu đến từ các con của chủ hộ; với 2 hộ ( 6.67%) không tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp thì đây là nguồn thu nhập chính của hộ đó. Hoạt động xây dựng cũng đem lại thu nhập cho 30% hộ gia đình. Đây cũng chủ yếu là nguồn thu nhập từ các con của chủ hộ hoặc chủ hộ lúc mùa vụ nông nhàn để tăng thu nhập cho gia đình. Hoạt động bán buôn, bán lẻ đem lại thu nhập cho 16.67% hộ gia đình. Có 4 hộ trong 30 hộ ( 13,33%) có thu nhập thêm hàng tháng từ các nguồn hỗ trợ trong nước, trong đó có 3 hộ được hỗ trợ do giữ chức vụ bí thư xóm, trưởng xóm và 1 hộ được trợ cấp quân sự. Chỉ có 1 hộ có thu nhập từ việc khai thác cát sỏi và 1 hộ thu nhập từ việc cho thuê đất vườn. Ngoài ra, có 3 hộ ( 10%) có thu nhập từ các khoản thu khác ( làm may tự do, dịch vụ đám cưới, kinh doanh kho muối).
Bảng 4.21: Thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp của các hộ
Hộ Tỷ lệ (%) Thu nhập TB/ năm/hộ Tiền lương của nhà nước, lương công ty 9 30 94.444.444
Bán buôn, bán lẻ 5 16,67 32.320.000
Tiền cho thuê từ đất vườn 1 3,33 5.000.000
Thu nhập từ khai thác cát sỏi 1 3,33 90.000.000
Thu nhập từ hoạt động xây dựng, thợ xây 9 30 53.777.778 Các khoản thu do nguồn hỗ trợ trong
nước
4 13,33 11.460.000
Khoản thu khác 3 10 62.000.000
Nguồn: Phỏng vấn hộ gia đình
Hình 4.10: Biểu đồ thể hiện thu nhập phi nông nghiệp của các hộ gia đình