Đất chưa sử dụng Ha 50.8 50.8 50.8 50.8 50.78 50

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương của cộng đồng ven biển với các rủi ro thiên tai: trường hợp nghiên cứu tại xã Giao Phong, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 67)

- mưa lớn gây ngập úng thiệt hại hoa màu, mùa vụ

3 Đất chưa sử dụng Ha 50.8 50.8 50.8 50.8 50.78 50

Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm thời kỳ đầu ( 2011 – 2015) của xã Giao Phong.

Hình: Biểu đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất của xã Giao Phong năm 2014

Nhìn biểu đồ trên ta thấy, diện tích đất sản xuất nông nghiệp có diện tích lớn nhất 228.15 ha chiếm 62.92% tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Theo số liệu điều tra, trung bình mỗi hộ có khoảng 0.12ha ( tương đương 3.5 sào) đất màu để trồng trọt. Hộ có diện tích đất trồng trọt nhiều nhất là 0,252ha. Hộ có diện tích đất trồng trọt ít nhất là 0.036ha. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 73.14 ha chiếm 10.27% tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã. 11 hộ có diện tích ao đầm nuôi thủy sản với diện tích ao nuôi trung bình là 0.8ha, trong đó, hộ có diện tích ao nuôi lớn nhất là 1.5ha, hộ có diện tích ao nuôi nhỏ nhất là 0.1ha. Diện tích đất sản xuất muối là 86.38ha chiếm 12.13% tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã. Diện tích sản xuất muối trong những năm gần đây giảm do giá muối thấp cùng sự thay đổi thất thường của thời tiết khiến sản lượng thu được thấp và sự vất vả của nghề muối nên nhiều hộ đã để không đồng muối và một số hộ đã chuyển đổi mục đich sử dụng đất từ đất sản xuất muối sang trồng hoa màu hoặc đào ao nuôi trồng thủy sản. dư kiến theo quy hoạch của xã, diện tích sản xuất muối của xã vào năm 2015 còn 62.52 ha chiếm 8.78% tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã.

 Tiếp cận thông tin: 83,33% hộ gia đình có thành viên tham gia hội nông dân của xã; 20% hộ gia đình tham gia tôn giáo; 60% hộ có con tham gia đoàn thanh niên; 96,67% hộ gia đình có vợ tham gia vào hội phụ nữ; 20% hộ có thành viên tham gia Đảng Cộng Sản; 26.67% hộ gia đình có thành viên tham gia hội cựu chiến binh; 10% hộ có thành viên tham gia vào tổ chức chinh quyền địa phương, ngoài ra còn các cơ quan/tổ chức xã hội khác như hội người cao tuổi ( 10%), câu lạc bộ dưỡng sinh ( 3,33%). Đây được xem là nguồn quan trọng trong việc phổ biển, tuyên truyền và vận động người dân tham gia vào các hoạt động cảnh báo và phòng chống các tác hại của rủi ro thiên tai với địa phương.

Khi hỏi về việc có nhận được thông tin dự báo bão trước hay không, 100% người trả lời đều trả lời có. Theo người dân, 93.33% người được hỏi cho rằng họ nhận

được thông tin dự báo bão từ đài, 100% nhận được thông tin từ tivi; 96.97% nhận được thông tin từ đài truyền thanh địa phương và một số nguồn khác như hàng xóm (70%); bạn bè(66.67%); họ hàng ( 56,67%); chính quyền địa phương ( 23.33%); nhà thờ (3.33%); khác ( 3.33%).

4.4.3 Các nguồn hỗ trợ

Trong 30 hộ điều tra phỏng vấn, chỉ có 4 hộ (13.33%) nhận được nguồn hỗ trợ hàng tháng do các hộ này có thành viên hoạt động trong tổ chức chính quyền địa phương ( 2 trưởng xóm và 1 bí thư xóm) và 1 hộ nhận được trợ cấp quân sự. Số tiền trung bình của 3 hộ có thành viên tham gia tổ chức chính quyền là 1.250.000vnđ/tháng tương đương với 15.000.000vnđ/năm và bằng 9.37% tổng thu nhập trung bình trong một năm của cả ba hộ. Số tiền của hộ nhận được trợ cấp quân sự là 840.000 vnđ/năm, bằng 6.3% tổng thu nhập của cả năm của hộ. Đây cũng là một số tiền tương đối giúp các hộ gia đình này tăng thêm thu nhập, có thể giúp họ khắc phục những thiệt hại của các loại rủi ro vừa và nhỏ.

26 hộ còn lại chiếm 86.67% tổng số hộ không được nhận hỗ trợ từ các nguồn trong và ngoài nước.

Năm 2012, sau khi cơn bão Sơn Tinh đổ bộ trực tiếp vào địa phương gây thiệt hại vô cùng nghiêm trọng, Nhà Nước đã có chính sách hỗ trợ tiền cho các hộ gia đình có thiệt hại nặng nề về hoa màu, muối và nuôi trồng thủy hải sản. Cụ thể là các hộ trồng màu được hỗ trợ 16.000 vnđ/sào; các hộ nuôi trồng thủy sản được hỗ trợ 2.000.000 vnđ/ha thiệt hại; các hộ sản xuất muối được hỗ trợ 100.000 vnđ/sào muối. Trung bình diện tích trồng trọt của mỗi hỗ gia đình là 3.5 sào nên số tiền được hỗ trợ cho trồng trọt là 56.000 vnđ/sào; diện tích nuôi trồng thủy hải sản trung bình là 1.2ha/hộ nên số tiền hỗ trợ các hộ nhận được là 2.400.000 vnđ/hộ; trung bình diện tích làm muối của các hộ là 4 sào nên số tiền hỗ trợ các hộ làm muối nhận được là 400.000vnđ/hộ. So sánh số tiền được hỗ trợ với số tiền thiệt hại do bão và số tiền thu nhập từ các ngành nghề trên của mỗi hộ gia đình trong điều kiện bình thường ta thấy có sự chênh lệch vô cùng lớn. Điều đó cho thấy số tiền hỗ trợ này không thể giúp người dân vượt qua cú sốc do thiên tai gây ra.

Ngoài ra, Nhà Nước đã có nhiều chương trình vay tiền với ưu đãi lãi suất thấp đối với các hộ nghèo và hộ bị thiệt hại nặng nề do thiên tai nên người dân có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn này để khắc phục thiệt hại và khôi phục kinh tế. Tuy nhiên với hộ nghèo, số tiền tối đa họ được vay chỉ đủ để khắc phục hậu quả rủi ro thiên tai hoặc không nhiều để khôi phục kinh tế. do đó, hộ nghèo thường là những hộ chịu tổn thương nặng nề nhất trong và sau khi rủi ro thiên tai qua đi. Đa số nguồn vốn ưu đãi này được các hộ nuôi trông thủy sản vay vì hoạt động nuôi trồng này cần rất nhiều vốn và các hộ nuôi trồng thủy sản có tài sản thế chấp đủ lớn để có thể vay được nhiều tiền để khôi phục lại đầm, ao nuôi trồng. Năm 2012, 16 hộ ( chiếm 53.33%) phải đi vay tiền sau bão, trong đó, 87.5% hộ vay của ngân hàng với lãi suất 12%/năm; số hộ còn lại vay của người thân. 100% hộ tham gia nuôi trông thủy sản đều vay ngân hàng để khôi phục kinh tế với số tiền vay trung bình là 250.000.000 vnđ. 46.67% hộ còn lại không phải đi vay tiền do nguồn lực của gia đình đủ để khắc phục hậu quả và có thể khôi phục lại kinh tế.

Như vậy, có thể thấy rằng, người nghèo là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong và sau khi bão qua vì nguồn lực kinh tế của hộ ít do đó khó có thể tự khắc phục hoặc vay nhiều vốn để khôi phục kinh tế.

4.4.4 Nhận thức và kỹ năng ứng phó với rủi ro thiên tai của cộng đồng

Trước sự tác động ngày càng nhiều của các rủi ro thiên tai với cường độ mạnh hơn trước, người dân tại địa phương đã chủ động phòng ngừa thiên tai khi có cảnh báo thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai.

- Bão : Như đã phân tích ở trên, bão là loại rủi ro thiên tai có tác động mạnh nhất, gây thiệt hại to lớn với người dân và cơ sở hạ tầng mỗi khi bão đổ bộ hoặc ảnh hưởng đến địa phương. Vì thế, bằng kinh nghiệm, sự hiểu biết và sự tập huấn, tuyên truyền của địa phương, người dân đã có sự chủ động phòng ngừa trước khi bão xảy ra.

Bảng 4.22: Giải pháp phòng ngừa trước bão của người dân địa phương

Số hộ thực hiện %

Đào kênh thoát nước 11 36,67

Gia cố ao, chuồng trại 22 73,33

Tích trữ lương thực, thuốc thang 28 93,33

Thu hoạch cây trồng vật nuôi sớm 27 90

Áp dụng các biện pháp canh tác chịu lụt 22 73,33

Di chuyển nông/ngư cụ đến nơi an toàn 12 40

Tham gia HTX/ tín dụng 17 56,67

Xoay sở tìm cách tao thêm thu nhập 2 6,67

Di chuyển vật nuôi đến nơi an toàn 9 30

Nguồn: Phỏng vấn sâu hộ gia đình

Các biện pháp phòng ngừa trước bão được người dân địa phương áp dụng gồm có: gia cố/chằng chống nhà cửa với 100% hộ thực hiện; đào kênh thoát nước với 36.67% hộ thực hiện; gia cố ao, chuồng trại với 73.33% hộ thực hiện; tích trữ lương thực, thuốc thang với 93.33% hộ thực hiện; thu hoạch cây trồng, vật nuôi sớm với 90% hộ tham gia thực hiện; 73.33% hộ áp dụng biện pháp canh tác chịu lụt như thay đổi giống cây trồng chịu lụt, đào rãnh thoát nước trên khu vực cao… 40% hộ di chuyển nông/ngư cụ đến nơi an toàn; 56.67% hộ tham gia HTX/tín dụng; 6.67% hộ xoay sở tìm cách tạo thêm thu nhập; 30% hộ di chuyển vật nuôi đến nơi an toàn.

Hình 4.11: Giải pháp phòng ngừa trước bão của người dân địa phương

Một phần của tài liệu Đánh giá tính dễ bị tổn thương của cộng đồng ven biển với các rủi ro thiên tai: trường hợp nghiên cứu tại xã Giao Phong, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w