Đánh giá hiện trạng và nhu cầu

Một phần của tài liệu Chính sách bảo trì sản phẩm dự án ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan quản lý nhà nước (Trang 68)

- Giai đoạn 2009 – 2012 các cơ quan quản lý nhà nƣớc tại Bộ, ngành và địa phƣơng có mức độ đầu tƣ dự án về hạ tầng máy tính và phần mềm, cơ sở dữ liệu đều tăng nhanh cho thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý là yêu cầu tất yếu và có hiệu quả.

- Hiện trạng vấn đề bảo trì sản phẩm dự án ứng dụng công nghệ thông tin chƣa đƣợc nhận thức và quan tâm đúng mức, triển khai bảo trì còn tự phát ở từng cơ quan; kinh phí sử dụng chƣa thống nhất; chƣa thật chú trọng đến bảo mật thông tin trong quá trình bảo trì. Hầu hết các cơ quan chỉ thực hiện bảo trì khi thiết bị đã xảy ra sự cố mà không có kế hoạch bảo trì định kỳ, dẫn đến chi phí bảo trì là rất cao do phải chí phí thuê sửa chữa hoặc chi phí thay thế một phần hoặc toàn bộ thiết bị.

- Ngoại trừ một số bộ, ngành triển khai các hệ thống phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin quy mô lớn sớm còn lại đa số các bộ, ngành, địa phƣơng trƣớc đây mới triển khai ứng dụng nhỏ lẻ, các hệ thống quy mô lớn mới đƣợc xây dựng trong thời gian gần đây. Do mới đƣợc xây dựng nên các hệ thống này hoặc vẫn còn trong thời gian bảo hành, hoặc mới hết thời gian bảo hành nên nhu cầu bảo trì trƣớc mắt là không cao. Tuy nhiên, trong thời gian tới khi các hệ thống này hết thời hạn bảo hành, chuyển sang giai đoạn bảo trì thì nhu cầu bảo trì là rất lớn.

- Kinh phí dành cho công tác ứng dụng công nghệ thông tin còn rất ít so với nhu cầu. Do đó, các cơ quan thƣờng ƣu tiên bố trí nguồn kinh phí này cho đầu tƣ mới. Các hệ thống lớn cũng mới đi vào hoạt động nên chƣa xuất hiện nhiều lỗi, việc bảo trì chủ yếu là tự thực hiện.

Nhƣ vậy, các quy định về bảo trì trang thiết bị công nghệ thông tin tại các cơ quan quản lý nhà nƣớc hiện nay chƣa nhiều, nếu có thì vẫn còn chung chung và chƣa có các quy định cụ thể. Do đó, các Bộ, ngành, địa phƣơng hiện nay rất lúng túng trong việc bảo trì trang thiết bị công nghệ thông tin, mỗi nơi mỗi kiểu, không thống nhất về quy trình, phƣơng pháp. Một số cơ quan có khả năng thì xin nguồn kinh phí chi thƣờng xuyên để thuê dịch vụ bên ngoài thực hiện công tác bảo trì, một số thì sử dụng ngay đội ngũ chuyên trách về công nghệ thông tin của cơ quan mình thực hiện. Tuy nhiên, công tác bảo trì đƣợc thực hiện nhƣ thế nào thì không cơ quan nào giống cơ quan nào, chủ yếu phụ thuộc vào tổ chức, cá nhân thực hiện bảo trì đề xuất, trong khi công tác bảo trì thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào quy trình do chính nhà thầu cung cấp thiết bị, hay nhà thầu thi công thực hiện dự án lập, không phải do các tổ chức, cá nhân thực hiện bảo trì đề xuất. Tuy vậy, thực tế hiện nay hầu hết các dự án ứng dụng công nghệ thông tin chƣa có quy trình bảo trì này do chƣa có quy định cụ thể của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền về quy trình, thủ tục, phƣơng pháp bảo trì…, dẫn đến tuổi thọ các sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin rất thấp, không đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế. Mặt khác, hiện tại vẫn chƣa có quy định nào về phƣơng pháp lập chi phí bảo trì, nguồn bảo trì đƣợc lấy từ nguồn kinh phí nào nên một số lƣợng lớn các cơ quan không có cơ sở

cũng nhƣ phƣơng pháp để dự toán chi phí bảo trì, kể cả các cơ quan sau khi xin đƣợc chi phí bảo trì vẫn không thể chi, quyết toán đƣợc.

Từ thực tế hiện trạng về bảo trì nêu trên cho thấy việc ban hành một chính sách chung, thống nhất về bảo trì sản phẩm của dự án ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan quản lý nhà nƣớc là thực sự cần thiết và cấp thiết trong tình hình hiện nay.

Một phần của tài liệu Chính sách bảo trì sản phẩm dự án ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan quản lý nhà nước (Trang 68)