Ảnh hưởng của natri benzoat và natri sulfit đến sinh khối nấm F.

Một phần của tài liệu Phân lập nấm fusarium oxysporum gây bệnh thối khô trên củ gừng (zingiber officinale roscoe) và nghiên cứu hoạt tính kháng nấm của muối natri benzoat và natri sulfit (Trang 44)

oxysporum

4.4.2.1. Ảnh hưởng của natri benzoat đến sinh khối nấm F.oxysporum

Tiến hành bố trí thí nghiệm trên môi trường 1/2 PDB ở điều kiện 25oC và ủ trong vòng 7 ngày với các công thức như sau: ĐC (0%), CT I (0,01%), CT II (0,02%), CT III (0,04%), CT IV (0,08%), CT V (0,16%).

Sau 7 ngày nuôi cấy, để có thể phân biệt sự khác nhau về sự hình thành sinh khối sợi nấm, chúng tôi dựa vào độ trong đục của canh trường, mật độ của sợi nấm trong bình nuôi cấy cũng như lượng sinh khối khô thu được.

44 0,1% ĐC 0,2% 0,4% 0,8% 1,6% HLUC (%) Sinh khối (g)

0,02%

0,01% 0,04% 0,08% 0,16 %

ĐC

Hình 4.11. Hiệu lực ức chế của natri benzoat đến sinh khối nấm F.oxysporum sau 168 giờ nuôi cấy

Ghi chú: các giá trị trung bình sinh khối khô có cùng chữ in thường không sai khác ở mức ý nghĩa α = 0,05.

Natri benzoat có khả năng ức chế mạnh đến sự phát triển sinh khối của nấm F.oxysporum, nồng độ càng cao thì độ đục là thấp nhất.

Hình 4.12. Ảnh hưởng của natri benzoat đến sinh khối nấm F.oxysporum, sau 168 giờ nuôi cấy

Qua đồ thị hình 4.11 cho thấy, khả năng ức chế của natri benzoat đến sự hình thành sinh khối tăng khi tăng nồng độ. Giá trị trung bình sinh khối khô thu được ở các công thức có sự sai khác về mặt thống kê. Sau 168 giờ nuôi cấy, lượng sinh khối khô thu được lớn nhất ứng với công thức đối chứng là 0,14 g. Đối với các công thức còn lại thì sinh khối khô giảm dần theo nồng độ, ở CT I, CT II, CT III, CT IV thu được 0,1 g, 0,06 g, 0,03 g, 0,02 g. Sinh khối khô thu được ở nồng độ 0,08% là thấp nhất chỉ đạt 0,02 g thấp hơn 7 lần so với sinh khối khô thu được ở công thức đối chứng. Riêng đối với nồng độ còn lại là 0,16% thì ức chế hoàn toàn sự hình thành sinh khối sợi nấm, môi trường PDB vẫn trong như ban đầu chúng tôi mới cấy nấm vào, hiệu lực ức chế đạt 100% sau 144 giờ nuôi cấy.

4.4.2.2. Ảnh hưởng của natri sulfit đến sinh khối của nấm F.oxysporum

thí nghiệm với 6 CT ở các nồng độ khác nhau: ĐC (0%), CT I (0,1%), CT II (0,2%), CT III (0,4%), CT IV (0,8%), CT V (1,6%).

Quan sát kết quả sau 168 giờ nuôi cấy trong môi trường chúng tôi nhận thấy ở nồng độ càng cao thì độ đục càng giảm điều đó chứng tỏ có sự khác nhau về lượng sinh khối tạo thành ở các công thức thí nghiệm.

0,1%

ĐC 0,2% 0,4% 0,8% 1.6%

Hình 4.13. Hiệu lực ức chế của natri sulfit đến sinh khối nấm F.oxysporum, sau 168 giờ nuôi cấy

Ghi chú: - Các giá trị trung bình sinh khối khô có cùng chữ in thường là không sai khác ở mức ý nghĩa α = 0,05.

Hình 4.14. Ảnh hưởng của natri sulfit đến sinh khối của nấm F.oxysporum, sau 168 giờ nuôi cấy

Đồ thị hình 4.13 cho thấy, khả năng ức chế của natri sulfit đến sinh khối của nấm F.oxysporum là rất lớn, thể hiện qua khối lượng sinh khối khô giảm dần khi tăng nồng độ natri sulfit. Sau 168 giờ nuôi cấy chúng tôi xác định sinh khối khô thu được giảm dần theo nồng độ. Ở công thức đối chúng khối lượng sinh khối khô là cao nhất đạt 0,14 g. Các công thức còn lại thì sinh khối khô giảm dần cụ thể là CT I, CT II, CT III, sinh khối khô đạt được tương ứng 0,11 g, 0,08 g, 0,05 g. Trong đó khối lượng sinh khối khô ở CT III có giá trị thấp nhất, thấp gần 3 lần so với đối chứng. Riêng ở nồng độ 0,8% và 1,6% thì sợi nấm hoàn toàn không phát triển. HLUC tăng dần theo chiều tăng nồng độ natri sulfit đạt cực đại ở CT IV và V (100%), thu được là 0 (g). 67,71% ở CT III và thấp nhất là CT I (26,49%).

Một phần của tài liệu Phân lập nấm fusarium oxysporum gây bệnh thối khô trên củ gừng (zingiber officinale roscoe) và nghiên cứu hoạt tính kháng nấm của muối natri benzoat và natri sulfit (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w