PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN VÀ PHÂN LOẠI NẤM THỐI KHÔ HẠI GỪNG 1 Kết quả giám định hình thái nấm F.oxysporum

Một phần của tài liệu Phân lập nấm fusarium oxysporum gây bệnh thối khô trên củ gừng (zingiber officinale roscoe) và nghiên cứu hoạt tính kháng nấm của muối natri benzoat và natri sulfit (Trang 32)

4.1.1. Kết quả giám định hình thái nấm F.oxysporum

Sau khi thu thập một số mẫu gừng có vết bệnh thối khô điển hình, tiến hành phân lập mẫu trên môi trường PDA.

Với 15 mẫu gừng phân lập, kết quả thu được 4 chủng nấm từ vết bệnh thối khô trên củ gừng là (T1, T2, T3, T4). Các chủng nấm này được tiến hành quan sát đại thể và vi thể.

Quan sát các chủng T1, T2, T3, T4, nhận thấy chủng T1 có những đặc điểm hình thái, màu sắc, bào tử giống với chủng F.oxysporum.

*Đặc điểm đại thể và vi thể của chủng T1:

Hình 4.1. Tản nấm T1 trên môi trường 1/2 PDA

Đặc điểm đại thể: Nấm F.oxysporum hình thành và phát triển tốt trên môi trường PDA ở nhiệt độ thích hợp là 25oC (tràn đĩa sau 8 ngày nuôi cấy). Hệ sợi nấm phân nhánh, tản nấm tròn có màu trắng hoặc không màu rồi chuyển sang tím nhạt, sợi nấm tơi xốp và mọc dày lên ở giữa và mỏng dần ở xung quanh.

Hình 4.2. Hình ảnh vi thể nấm (100X)

b c

(a) Bào tử (b) Cành phân sinh (c) Cuống phân sinh

Đặc điểm vi thể: Có ba dạng bào tử; đại bào tử đính dài, bên trong có nhiều vách ngăn đa số là 3 vách, nhiều nhân hình lưỡi liềm hoặc thân cong sinh ra từ cuống bào tử. Đầu và cuối bào tử lớn thuôn nhon. Một vài bào tử lớn tách rời và không gắn trên cuống bào tử; tiểu bào tử đính có dạng hình trụ, bầu dục thường đơn nhân đôi khi 2 ngăn, hình cầu hoặc hình trứng được sinh ra từ một thể bình hay những cuốn bào tử phân nhánh hoặc không phân nhánh; hậu bào tử thì có hình bầu dục, chúng phát triển đơn lẻ hoặc thành cụm.

So sánh kết quả quan sát của chúng tôi với các đặc điểm của chủng nấm

Fusarium, trong giáo trình môn nấm học của Nguyễn Văn Bá (2005), kết quả

cho thấy chủng nấm thu được có đặc điểm tương tự như F.oxysporum ở cả đặc điểm đại thể và vi thể [1].

Qua những đặc điểm đại thể và vi thể, chúng tôi nhận thấy rằng chủng phân lập có các đặc điểm hình thái học giống với đặc điểm chủng F.oxysporum trong cẩm nang chuẩn đoán bệnh cây ở Việt Nam theo Burgess và cộng sự (2008) [4].

Cũng theo R.hafizi và cộng sự (2014), tiến hành thí nghiệm trên môi trường PDA ở điều kiện 25oC nhận định về đặc điểm về hình thái bào tử và đặc điểm tản nấm F.oxysporum tương tự với chủng nấm chúng tôi phân lập được [22].

4.1.2. Phân loại

Chủng nấm được định danh bằng phương pháp giải trình tự gen 28S rRNA và tra cứu trên BLAST SEARCH.Kết quả thể hiện ở hình 4.3 và hình 4.4.

CTGATCCGAGGTCAACATTCAGAAGTTGGGGTTTAACGGCGTGCC GCGACGATTACCAGTAACGAGGGTTTTACTACTACGCTATGGAAGTCG ACGTGACCGCCAATCAATTTGAGGAACGCGAATTAACGCGAGTCCAA CACCAAGCTGTGCTTGAGGGTTGAAATGACGCTCGAACAGGCATCCCG CCAGAATACTGGCGGGCGCAATGTGCGTTCAAAGATTCGATGATCACT GAATTCTGCAATTCACATTACTTATCGCATTTTGCTGCGTTCTTATCGA TGCCAGAACCAAGAGATCCGTTGTTGAAAGTTTTGATTTATTTTGGTTT TACTCAGAAGTTACATATAGAAACAGAGTTTAGGGGTCCTCGGCGGGC CGTCCCGTTTTACCGGGAGCGGGCTGATCCGCCGAGGCAAAAGTGGTA TGTTCACAGGGGTTTGGGAGTTGTAAACTCGGTAATGATCCTCCGCTG GTTCACCAACGGAGACCTTGTTACGACTTTTACTTCCTCAAATGACCGA

AGTCCGGACGCCTCACTGAGCCATTCAATCGGTAGGCGACGGGCGGTG TGTACAAA

Hình 4.3. Kết quả giải trình tự gen 28S chủng nấm phân lập được

Hình 4.4. Kết quả so sánh mức độ tương đồng của chủng nấm định danh trong ngân hàng gen

Kết quả giải trình tự gen 28S rRNA và so sánh mức độ tương đồng giữa các đoạn gen với dữ liệu đã công bố trong ngân hàng gen thông qua chương trình BLAST SEARCH cho thấy trình tự gen của chúng tôi phân lập được tương đồng 100% với chủng F.oxysporum.

Qua kết quả quan sát trên đại thể và vi thể cũng như kết quả giám định chúng tôi kết luận chủng nấm phân lập được là Fusarium oxysporum. Chủng nấm này được chúng tôi sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Phân lập nấm fusarium oxysporum gây bệnh thối khô trên củ gừng (zingiber officinale roscoe) và nghiên cứu hoạt tính kháng nấm của muối natri benzoat và natri sulfit (Trang 32)