Ảnh hưởng của natri benzoat và natri sulfit đến sự nảy mầm của bào tử nấm F.oxysporum

Một phần của tài liệu Phân lập nấm fusarium oxysporum gây bệnh thối khô trên củ gừng (zingiber officinale roscoe) và nghiên cứu hoạt tính kháng nấm của muối natri benzoat và natri sulfit (Trang 48 - 54)

tử nấm F.oxysporum

4.4.3.1. Ảnh hưởng của natri benzoat đến sự nảy mầm của bào tử nấm F.oxysporum

Nấm F.oxysporum sau 7 ngày nuôi cấy được tiến hành thu bào tử, xác định tỷ lệ nảy mầm trên lam lõm. Bào tử được ủ ở 25oC trong bóng tối. Sau 6 và 12 giờ tiến hành quan sát trên kính hiển vi và xác định tỷ lệ nảy mầm. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.5.Ảnh hưởng của natri benzoat đến sự nảy mầm của bào tử nấm F.oxysporum

Công thức Nồng độ(%) Tỷ lệ nảy mầm của bào tử (%)

6 giờ 12 giờ ĐC 0 86,87a 100a CT I 0,01 30,00b 66,89b CT II 0,02 15,00c 51,25c CT III 0,04 8,76d 23,12d CT IV 0,08 3.75e 14,38e CT V 0,16 0,00f 0,00f

Ghi chú: - Các giá trị trung bình tỷ lệ nảy mầm theo cột có cùng chữ cái in thường là không sai khác ở mức ý nghĩa α = 0,05.

Từ bảng 4.5 cho thấy, sự có mặt của natri benzoat có khả năng ức chế mạnh mẽ tới bào tử nấm F.oxysporum ở cả 2 mốc thời gian là 6 giờ và 12 giờ. Nồng độ natri benzoat càng cao thì khả năng nảy mầm càng giảm và ức chế hoàn toàn ở nồng độ 0,16%. Khả năng ức chế của natri benzoat đến sự nảy mầm của bào tử nấm F. oxysporum có sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở tất cả công thức và các mốc thời gian quan sát.

Hình 4.15. Hiệu lực ức chế của natri benzoat đến tỷ lệ nảy mầm của bào tử nấm F.oxysporum sau 6 và 12 giờ

48 HLUC (%)

Sau 6 giờ (thời điểm được xác định là thời gian nảy mầm của bào tử) thì tỷ lệ nảy mầm ở CT (ĐC) là 86,87%. Trong khi đó đối với các công thức CT I, CT II, CT III , CT IV tương ứng là 30%, 15%, 8,76% và 3,75%. Tuy nhiên ở CT V vẫn chưa xuất hiện dấu hiệu nảy mầm.

Hình 4.16. Ảnh hưởng của natri benzoat đến sự nảy mầm của bào tử nấm F.oxysporum sau 6 giờ nuôi cấy, (100X)

Tại mốc thời gian 12 giờ kể từ khi ta tiến hành thí nghiệm, tiếp tục quan sát chúng tôi nhận thấy rằng tỷ lệ nảy mầm ở hầu hết các công thức đều tăng lên đáng kể riêng chỉ có ở CT V chưa có dấu hiệu nảy mầm. Trong khi đó ở công thức đối chứng tỷ lệ nảy mầm đạt 100%. Ngoài ra trong quá trình theo dõi sự nảy mầm của nấm F.oxysporum đã xuất hiện một số bào tử có dấu hiệu bất thường. Ở các nồng độ cao, natri benzoat không những ức chế sự nảy mầm của bào tử còn có khả năng làm bào tử bị teo lại hay biến dạng hình thái không giống như lúc đầu .

Natri benzoat ức chế hoàn toàn ở CT V, kết quả xử lý cho thấy HLUC đạt được là 100% và giảm dần theo chiều giảm nồng độ natri benzoat, HLUC đạt thấp nhất ở CT I sau 12 giờ (33,13%). 0,02% 0,01% ĐC 0,16% 0,08% 0,04%

0,16%0,08% 0,08%

0,04%

ĐC 0,01% 0,02%

Hình 4.17: Ảnh hưởng của natri benzoat ở các nồng độ khác nhau sự nảy mầm nấm F.oxysporum, sau 12 giờ, (100X)

Kết quả chúng tôi thu được cũng tương đồng với một số nghiên cứu khác khi sử dụng natri benzoat dùng để kháng nấm.

Ahmad Heydaryinia và cộng sự (2011) đã chứng minh rằng natri benzoat ở nồng độ 0,02% và 0,04% không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của A.niger nhưng ở nồng độ 0,1% có hiệu quả ức chế cao nhất [11].

Ajith và cộng sự (2011) đã chứng minh rằng tác dụng của muối natri và muối kali đối với nảy mầm bào tử vô tính và tăng trưởng sợi nấm do

Colletotrichum capsici ở bệnh thán thư thu được ở ớt chuông, theo đó họ cũng

cho rằng natri benzoat, natri metabisulphit và kali metabisulphit ở nồng độ 1000mg/ml có khả năng ức chế hoàn toàn sự nảy mầm của bào tử vô tính và tăng trưởng sợi nấm [11]. Kết quả thu được của chúng tôi cho thấy 0,16% hoàn toàn sự sinh trưởng của nấm F.oxysporum. Sự sai khác giữa hai nghiên cứu có thể là do chủng nấm khác nhau.

L.R.Beuchat (1981) đã chứng minh tác động kết hợp và độc lập của đường sucrose, natri clorua, kali sorbat, natri benzoat đến khả năng bất hoạt của bào tử nấm Aspergillus flavus và Penicillium puberulum cũng như khả năng sinh

bào tử nấm Byssochlamys nivea và sinh sản vô tính của tế bào Geotrichum

candidum [19].

4.4.3.2. Ảnh hưởng của natri sulfit đến tỷ lệ nảy mầm của bào tử nấm F.oxysporum

Chúng tôi tiến hành bố trí thí nghiệm tương tự như bố trí với natri benzoat, tiến hành quan sát tại 2 mốc thời gian để nhận thấy sự nảy mầm của bào tử.

Bảng 4.6: Ảnh hưởng của natri sulfit đến sự nảy mầm bào tử F.oxysporum, ở các mốc thời gian khác nhau

Công thức Nồng độ (%) Tỷ lệ nảy mầm của bào tử (%)

6 giờ 12 giờ ĐC 0 89,62a 100a CT I 0,1 32,48b 65,6b CT II 0,2 10,38c 34,42c CT III 0,4 5.20d 13,0d CT IV 0,8 0,00e 0,00e CT V 1,6 0,00e 0,00e

Ghi chú: - Các giá trị trung bình tỷ lệ nảy mầm theo cột có cùng chữ cái in thường là không sai khác ở mức ý nghĩa α = 0,05.

Từ bảng 4.6 cho thấy, natri sulfit có tác động mạnh mẽ đến khả năng nảy mầm của bào tử nấm F.oxysporum, tỷ lệ nảy mầm của bào tử càng giảm tương ứng khi nồng độ càng cao. Trong khi ở thời gian nảy mầm bào tử là 6 giờ, công thức đối chứng tỷ lệ nảy mầm đạt 89,62%, thì tại các công thức CT I, CT II, CT III tỷ lệ nảy mầm lại giảm dần tương ứng 32,48%, 10,38%, 5,2%. Khả năng ức chế sự nảy mầm của bào tử nấm ở các nồng độ này có sự sai khác về mặt thống kê. Riêng đối với CT IV, CT V không có bào tử nảy mầm.

Hình 4.18. Hiệu lực ức chế của natri sulfit đến sự nảy mầm của bào tử nấm F. oxysporum, sau 6 và 12 giờ, (100X)

Hình 4.19. Ảnh hưởng natri sulfit ở các nồng độ khác nhau đến sự nảy mầm của bào tử nấm F.oxysporum, sau 6giờ, (100X).

Tiếp tục quan sát ở mốc thời gian 12 giờ chúng tôi nhận thấy rằng tỷ lệ nảy mầm tăng lên theo sự giảm dần ở các nồng độ. Và đạt giá trị cực đại tại CT đối chứng với HLUC 100%. Trong khi không có dấu hiệu của sự nảy mầm ở nồng độ 0,8% và 1,6%, điều đó cho thấy rằng ở các nồng độ này đã ức chế hoàn toàn khả năng nảy mầm của bào tử nấm F.oxysporum.

0,2% 0,1% ĐC 0,4% 0,8% 1,6% 0,2% 0,1% ĐC

Hình 4.20: Ảnh hưởng của natri sulfit ở các nồng độ khác nhau đến sự nảy mầm của bào tử nấm F.oxysporum , sau 12giờ, (100X).

Tương tự như chất bảo quản natri benzoat thì natri sulfit cũng làm cho bào tử nấm bị biến dạng, gây teo tóp hoặc làm mờ bào tử.

PHẦN V

Một phần của tài liệu Phân lập nấm fusarium oxysporum gây bệnh thối khô trên củ gừng (zingiber officinale roscoe) và nghiên cứu hoạt tính kháng nấm của muối natri benzoat và natri sulfit (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w