Ảnh hưởng của natri benzoat và natri sulfit đến đường kính tản nấm

Một phần của tài liệu Phân lập nấm fusarium oxysporum gây bệnh thối khô trên củ gừng (zingiber officinale roscoe) và nghiên cứu hoạt tính kháng nấm của muối natri benzoat và natri sulfit (Trang 40)

F.oxysporum

4.4.1.1. Ảnh hưởng của natri benzoat đến đường kính tản nấm F.oxysporum

Tiến hành bố trí thí nghiệm trên môi trường 1/2 PDA có bổ sung chất kháng là natri benzoat với các công thức khác nhau: ĐC (0%), CT I (0,01%), CT II (0,02%), CT III (0,04%), CT IV (0,08%), CT V (0,16%). Kết quả sau 192 giờ theo dõi được thể hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Ảnh hưởng của natri benzoat đến đường kính tản nấm F.oxysporum ở các mốc thời gian khác nhau

Công thức

Thời gian

Nồng độ (%)

Đường kính tản nấm (mm) 48 giờ 96 giờ 144 giờ 192 giờ

ĐC 0 24,24a 47,35a 68,71a 78,63a CT I 0,01 21,24b 45,01b 60,30b 75,92b CT II 0,02 19,63c 43,61b 56,39c 68,34c CT III 0,04 17,43d 38,57c 50,26d 64,04d CT IV 0,08 13,53e 33,71d 38,42e 41,94e CT V 0,16 0,00f 0,00e 0,00f 0,00f

Ghi chú: - Các giá trị trung bình đường kính tản nấm theo cột có cùng chữ in thường là không sai khác ở mức ý nghĩa α = 0,05.

Từ bảng 4.3 cho thấy natri benzoat có tác động mạnh mẽ đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm F.oxysporum, nồng độ càng cao thì khả năng ức chế càng mạnh mẽ đồng nghĩa với đường kính của tản nấm giảm dần theo các nồng độ. Các giá trị trung bình đường kính tản nấm có sự sai khác về mặt thống kê, ngoại trừ giá trị trung bình đường kính tản nấm ở CT I và CT II sau 96 giờ nuôi cấy.

Sau 48 giờ nuôi cấy sự sinh trưởng của tản nấm ở các công thức nghiên cứu đã có sự sai khác nhau, ở công thức đối chứng đường kính của tản nấm đạt được cao nhất là 24,24 (mm), các nồng độ còn lại có sự giảm dần đường kính tản nấm tương ứng với các công thức CT I, CT II, CT III, CT IV có đường kính

là 21,24 (mm), 19,63 (mm), 17,43 (mm), 13,53 (mm). Tuy nhiên đối với CT V chưa nhận thấy sự phát triển của tản nấm.

Tiếp tục quan sát chúng tôi nhận thấy có sự thay đổi rõ rệt về đường kính của tản nấm qua các mốc thời gian ở các nồng độ khác nhau.

Hình 4.7. Hiệu lực ức chế của natri benzoat đến đường kính tản nấm F. oxysporum, sau 192 giờ nuôi cấy

Sau 192 giờ nuôi cấy, ở công thức đối chứng khuẩn lạc đã phát triển tràn đĩa với đường kính trung bình xác định được là 78,63 (mm). Đối với các công thức còn lại đường kính trung bình giảm dần và thấp nhất với CT IV đường kính tương ứng là 41,94 (mm), nhỏ gần 2 lần so với đường kính của đối chứng. Sau 192 giờ HLUC đạt giá trị cực đại 100% tương ứng với nồng độ 0,16% và giảm dần theo chiều giảm nồng độ natri benzoat. HLUC đạt chưa đến 50% (46,66%) ở nồng độ 0,08% và 3,4% ở 0,01%.

Natri benzoat không những ảnh hưởng tích cực đến đường kính tản nấm mà chúng còn thay đổi hình thái của khuẩn lạc. Trên môi trường nuôi cấy, ở CT ĐC xuất hiện khuẩn lạc có màu tím nhạt, sợi tơ xốp, dày và cao lên ở giữa và mỏng dần ở rìa mép. Ở các đĩa có nồng độ natri benzoat tăng dần sợi nấm mọc thưa thớt hơn, màu cũng nhạt hơn so với công thức đối chứng.

Nồng độ (%)

0,01%

Hình 4.8. Ảnh hưởng của natri benzoat đến đường kính tản nấm F.oxysporum sau 192 giờ nuôi cấy

Kết quả nghiên cứu mà chúng tôi đưa ra cũng phù hợp với một số nghiên cứu khác trong điều kiện in vitro. Theo Mona M và cộng sự (2012) đã nghiên cứu và đưa ra kết luận T.viride, B.subtilis, P.fluorescen có tác dụng ức chế sự tăng trưởng vượt trội hơn đối với các loại nấm gây bệnh T.harzianum và

T.aureiviride và làm giảm sự tăng trưởng sợi nấm bằng cách tăng nồng độ thử

nghiệm để đạt được khả năng ức chế hoàn toàn (100%) tại các nồng độ 4% đối với kali và natri bicarbonat, benzoat và 6% cho kali sorbat [31].

Asghar và cộng sự (2014) đã chứng minh ở nồng độ 0,2% natri benzoat ức chế hoàn toàn sự tăng trưởng của tất cả các vi sinh vật. Đồng thời cũng chỉ ra rằng sự kết hợp giữa trích xuất từ Linh Chi ở nồng độ (0,1%) và natri benzoat (0,05%) hoàn toàn ức chế hoàn toàn sự phát triển của các vi sinh vật [15].

4.4.1.2. Ảnh hưởng của natri sulfit đến đường kính tản nấm F.oxysporum

Tiến hành bố trí thí nghiệm tương tự natri benzoat với 6 CT như sau: ĐC (0%), CT I (0,1%), CT II (0,2%), CT III (0,4%), CT IV (0,8%), CT V (1,6%) mỗi công thức lặp lại 3 lần, sau 48 giờ tiến hành đo đường kính một lần. Kết quả thể hiện ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Ảnh hưởng của natri sulfit đến đường kính tản nấm F.oxysporum ở các mốc thời gian khác nhau

Công thức

Thời gian Nồng độ (%)

Đường kính tản nấm (mm) 48 giờ 96 giờ 144 giờ 192 giờ

ĐC 0 24,33a 48,78a 70,49a 76,86a (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CT I 0,1 22,38b 45,86b 68,45b 73,69b

CT II 0,2 19,66c 42,18c 62,23c 72,08c

0,16%

CT III 0,4 13,29d 32,15d 42,51d 52,14d

CT IV 0,8 0,00e 0,00e 0,00e 0,00e

CT V 1,6 0,00e 0,00e 0,00e 0,00e

Ghi chú: - Các giá trị trung bình đường kính tản nấm theo cột có cùng chữ cái in thường là không sai khác ở mức ý nghĩa α = 0,05.

Từ bảng 4.4 cho thấy, natri sulfit có khả năng ức chế mạnh mẽ đối với sự phát triển của đường kính tản nấm, các giá trị đường kính trung bình giảm khi nồng độ càng cao. Các giá trị trung bình đường kính tản nấm F.oxysporum ở các công thức thí nghiệm có sự khác nhau về mặt thống kê, ngoại trừ ở CT IV và CT V. Sau 48 giờ nuôi cấy, nhận thấy có sự thay đổi rõ rệt về kích thước của tản nấm, ở nồng độ đối chứng tản nấm phát triển nhanh và đạt đường kính 24,33 (mm) trong khi các nồng độ còn lại ở các công thức CT I, CT II, CT III kích thước đường kính giảm dần tương ứng với 22,38 (mm), 19,66 (mm), 13,29 (mm). Hai công thức còn lại không có sự thay đổi về đường kính tản nấm trong khoảng thời gian nuôi cấy là 48 giờ.

Hình 4.9. Hiệu lực ức chế của natri sulfit đến đường kính tản nấm F.oxyspoum, sau 192 giờ nuôi cấy

Quan sát sự thay đổi đường kính tản nấm qua các ngày nhận thấy có sự tăng dần đường kính tản nấm ở các nồng độ, riêng đối với hai công thức IV và V thì không có sự thay đổi về đường kính. Sau 192 giờ nuôi cấy ở công thức đối chứng có sự phát triển nhanh và đạt giá trị cực đại với đường kính trung bình của tản nấm là 76,86 (mm). Đối với các công thức còn lại giá trị đường kính trung bình giảm khi nồng độ tăng, cụ thể là ứng với CT I, CT II, CT III có đường kính trung bình là 72,69 (mm), 72,08 (mm), 52,14 (mm). Sự khác nhau về đường kính tản nấm ở công thức đối chứng và công thức thí nghiệm là không lớn lắm, tuy nhiên sự khác nhau này là có ý nghĩa thống kê. Ở thời điểm 48 giờ, đường kính ở hai nồng độ 0,8%, 1,6% không có sự thay đổi. Sau 192 giờ HLUC đạt giá trị cao nhất 100% ở công thức IV và V, thấp nhất ở công thức I (đạt 4,11%).

HLUC %

Nồng độ (%) 0,1 0,2 0,4 0,8 1,6

Hình 4.10. Ảnh hưởng của natri sulfit đến đường kính tản nấm F.oxysporum sau 192 giờ nuôi cấy

Một phần của tài liệu Phân lập nấm fusarium oxysporum gây bệnh thối khô trên củ gừng (zingiber officinale roscoe) và nghiên cứu hoạt tính kháng nấm của muối natri benzoat và natri sulfit (Trang 40)