FUSARIUM OXYSPORUM

Một phần của tài liệu Phân lập nấm fusarium oxysporum gây bệnh thối khô trên củ gừng (zingiber officinale roscoe) và nghiên cứu hoạt tính kháng nấm của muối natri benzoat và natri sulfit (Trang 37)

Nấm mốc bắt đầu quá trình phát triển với sự nảy mầm của bào tử và tiếp đến là sự phát triển của hệ sợi nấm. Sự mở rộng hệ sợi nấm đến mức có thể quan sát được gây nên sự hư hỏng của thực phẩm. Chính vì vậy quá trình nảy mầm cần phải được nghiên cứu qua các quan sát bằng kính hiển vi để đánh giá chiều dài của mầm bào tử.

107(bào tử/ml) 106 (bào tử/ml)

Quá trình này được thể hiện bởi 3 giai đoạn (kích hoạt, trương nở bào tử, xuất hiện mầm). Định nghĩa một bào tử được coi là đã nảy mầm khi chiều dài ống mầm lớn hơn một phần hai đường kính của bào tử và nhỏ hơn hai lần đường kính bào tử. Các bào tử không nảy mầm cùng một thời gian.Vì vậy thời gian nảy mầm bào tử sẽ phụ thuộc vào thời gian bào tử được coi là nảy mầm và tỷ lệ phần trăm của các bào tử đã nảy mầm [8].

Tản nấm sau 7 ngày nuôi cấy được tiến hành thu bào tử vào epperdorf. Cho vào lam lõm 20 µl môi trường để nguội sau đó cho vào 4 µl bào tử nồng độ 106 tiến hành ủ ở 25oC. Sau mỗi giờ kiểm tra tỷ lệ nảy mầm của bào tử.

Kết quả quan sát thời gian nảy mầm của bào tử nấm F.oxysporum được thể hiện ở hình 4.6.

Hình 4.6. Sự nảy mầm của bào tử nấm F.oxysporum tại các mốc thời gian khác nhau, (100X)

(a)Bào tử nấm F.oxysporum sau 1 giờ nuôi cấy (b)Bào tử nấm F.oxysporum sau 3 giờ nuôi cấy (c)Bào tử nấm F.oxysporum sau 4 giờ nuôi cấy (d)Bào tử nấm F.oxysporum sau 6 giờ nuôi cấy

Sau quá trình quan sát dưới kính hiển vi liên tục chúng tôi nhận thấy rằng sau 1 – 2 giờ chưa có dấu hiệu của sự nảy mầm bào tử. Sự nảy mầm chỉ bắt đầu xuất hiện trong khoảng thời gian 3 – 4 giờ, tuy nhiên tại thời điểm quan sát cho thấy tỷ lệ nảy mầm chưa cao và rõ ràng. Sau 6 giờ thì lúc này kích thước của ống mầm đã có sự phát triển mạnh mẽ, rõ rệt và trên 50%. Vì vậy chúng tôi xác định thời gian nảy mầm của bào tử nấm Fusarium oxysporum là 6 giờ.

Một phần của tài liệu Phân lập nấm fusarium oxysporum gây bệnh thối khô trên củ gừng (zingiber officinale roscoe) và nghiên cứu hoạt tính kháng nấm của muối natri benzoat và natri sulfit (Trang 37)