OXYSPORUM TRÊN CỦ GỪNG

Một phần của tài liệu Phân lập nấm fusarium oxysporum gây bệnh thối khô trên củ gừng (zingiber officinale roscoe) và nghiên cứu hoạt tính kháng nấm của muối natri benzoat và natri sulfit (Trang 34)

Để đánh giá tác hại cũng như mức độ gây bệnh của nấm F.oxysporum sau khi thu hoạch, chúng tôi tiến hành lây bệnh nhân tạo trên củ gừng, nhằm xác định nồng độ huyền phù bào tử nấm F.oxsporum có thể hình thành vết bệnh rõ ràng trong điều kiện ở nhiệt độ 25oC. Tuy nhiên phải chọn nồng độ thích hợp để gây bệnh nếu nồng độ quá thấp thì vết bệnh không rõ ràng, phát triển chậm đồng thời nồng độ cũng không nên quá cao, tốc độ phát triển nhanh khó có thể quan sát được thường xuyên. Chúng tôi thực hiện thí nghiệm khảo sát ở các nồng độ 100, 104,105,106,107.

Bảng 4.1. Tỷ lệ bệnh ở các nồng độ bào tử nấm F.oxysporum trên củ gừng

Công thức Bào tử/ml Tỷ lệ bệnh (%)

48 giờ 96 giờ 144 giờ 192 giờ

CT I 104 0,00 66,67 83,33 100

CT II 105 33,33 86,67 100 100

CT III 106 66,67 100 100 100

CT IV 107 86,87 100 100 100

Qua bảng 4.1 nhận thấy, tương ứng với các nồng độ bào tử lây bệnh khác nhau thì tỷ lệ bệnh hình thành trên củ gừng cũng khác nhau. Ở công thức đối chứng (ĐC) với nồng độ bào tử được lây là 100 (bào tử/ml), nghĩa là chỉ tiến hành xử lý mẫu bằng nước cất vô trùng, sau khi kết thúc thời gian khảo sát vết bệnh vẫn không hình thành. Trong khi đó ở các CT II, CT III, CT IV thì sau 48 giờ các vết bệnh đã hình thành với tỷ lệ tăng dần theo chiều tăng của nồng độ bào tử được lây bệnh, CT II tỷ lệ thấp hơn chiếm 33,33%, CT III với 66,67% và CT IV với tỷ lệ bệnh 66,67%. Sau 96 giờ tất cả các vết bệnh đều hình thành ở các nồng độ bào tử được lây bệnh. Qua quan sát thấy rằng, vết bệnh ban đầu chưa điển hình và còn có sợi nấm xung quanh như ở CT I, CT II, sau một thời gian, các sợi nấm sẽ mất dần và xuất hiện vết bệnh điển hình như ở CT III và CT IV.

Bảng 4.2. Sự phát triển của vết bệnh trên gừng ở các bào tử nấm F.oxysporum, sau 192 giờ Công thức Công thức (bào tử/ml) Đường kính vết bệnh (mm) AUDP C 48 giờ 96 giờ 144 giờ 192 giờ

ĐC 0 0,00d 0,00d 0,00d 0,00d 0,00d

CT I 104 0,00d 2,00c 3,02c 4,01c 337,13c

CT II 105 1,95c 3,30b 4,28b 5,12b 533,32b

CT III 106 2,51b 3,35b 4,55b 5,37b 568,51b

CT IV 107 3,21a 4,30a 5,38a 6,21a 690,81a

Ghi chú: - Các giá trị trung bình đường kính vết bệnh theo cột có cùng chữ cái in thường là không sai khác ở mức ý nghĩa α = 0,05.

Các giá trị trung bình AUDPC theo cột có cùng chữ cái in thường là không sai khác ở mức ý nghĩa α = 0,05.

xử lý cho thấy giữa các công thức thí nghiệm, giá trị trung bình đường kính vết bệnh đều sai khác có ý nghĩa thống kê. Ở CT IV với mức 107 bào tử/ml có khả năng gây bệnh trên củ gừng lớn nhất, đường kính vết bệnh tại thời điểm 192 giờ là 6,21 (mm), tiếp đến là CT III với mức nồng độ 106 bào tử/ml là 5,37 (mm), công thức 105 và 104 bào tử/ml có đường kính vết bệnh lần lượt là 5,12 (mm) và 4,01 (mm). Mức độ phát triển bệnh được xác định theo đường cong tiến triển bệnh AUDPC và được thể hiện ở bảng 4.2. Kết quả cho thấy ở các nồng độ bào tử khác nhau, mức độ hình thành vết bệnh cũng khác nhau. Theo chiều tăng của nồng độ bào tử, tốc độ hình thành vết bệnh và đường kính vết bệnh cũng tăng theo, mức độ phát triển bệnh lớn nhất ở CT IV.

ĐC 104 (bào tử/ml)

Hình 4.5. Sự phát triển của vết bệnh củ gừng ở các nồng độ bào tử nấm F.oxysporum sau 192 giờ

Hình 4.5 cho thấy, sau 192 giờ gây bệnh nhân tạo nồng độ đối chứng không thấy xuất hiện dấu hiệu bệnh, chứng tỏ không có sự phát triển của nấm

F.oxyspoum, ở nồng độ 104 bắt đầu xuất hiện sự hình thành vết bệnh nhưng chưa rõ ràng và khó quan sát được, đường kính vết bệnh nhỏ và xuất hiện các sợi nấm trắng. Ở nồng độ 105, 106 vết bệnh lớn dần và xug quanh vết bệnh xuất hiện quần thâm màu nâu. Ở nồng độ 107 vết bệnh hình thànhnhanh và dễ dàng quan sát được. Ở công thức 106 vết bệnh cũng xuất hiện rõ ràng nhanh hơn 105

nhưng không mạnh như 107. Do đó, chúng tôi chọn nồng độ bào tử là 106 bào tử/ml là ngưỡng gây bệnh cho các thí nghiệm tiếp theo.

Kết quả quan sát được của chúng tôi cùng phù hợp với các nghiên cứu khác. Theo Silvino Intra Moreira và cộng sự (2013) đã đưa ra kết luận F.

oxysporum làm xuất hiện màu nâu ở các mô biểu bì và vỏ của củ gừng tại gần

nơi tiêm bệnh, đồng thời có sự tăng trưởng sợi nấm trắng bên ngoài và bên trong có màu đỏ [34].

Một phần của tài liệu Phân lập nấm fusarium oxysporum gây bệnh thối khô trên củ gừng (zingiber officinale roscoe) và nghiên cứu hoạt tính kháng nấm của muối natri benzoat và natri sulfit (Trang 34)