Nhóm nhân tố kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển công nghiệp chế biến cà phê Tỉnh Đăk Lắk (full) (Trang 31)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3.2.Nhóm nhân tố kinh tế xã hội

a. Môi trƣờng pháp lý

Môi trường pháp lý bao gồm: luật, các văn bản dưới luật,… Mọi quy định pháp luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì môi trường pháp lý tạo ra “sân chơi” để các doanh nghiệp cùng tham gia kinh doanh, vừa cạnh tranh lại vừa hợp tác với nhau nên việc tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh là rất quan trọng. Một môi trường pháp lý lành mạnh vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động kinh doanh của mình, vừa điều chỉnh các hoạt động kinh tế vi mô theo hướng không chỉ chú ý đến kết quả và hiệu quả riêng

mà còn phải chú ý đến lợi ích của các thành viên khác trong xã hội. Môi trường pháp lý đảm bảo tính bình đẳng của mọi loại hình doanh nghiệp sẽ điều chỉnh các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, cạnh tranh nhau một cách lành mạnh; mỗi doanh nghiệp buộc phải chú ý phát triển các nhân tố nội lực, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và khoa học quản trị tiên tiến để tận dụng được các cơ hội bên ngoài nhằm phát triển kinh doanh của mình, tránh những đổ vỡ không cần thiết, có hại cho xã hội.

Doanh nghiệp có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật; kinh doanh trên thị trường quốc tế doanh nghiệp phải nắm chắc luật pháp của nước sở tại và tiến hành các hoạt động của mình trên cơ sở tôn trọng luật pháp của nước đó.

Tính nghiêm minh của luật pháp thể hiện trong môi trường kinh doanh thực tế ở mức độ nào cũng tác động mạnh mẽ đến hiệu quả và kết quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

b. Môi trƣờng kinh tế

Môi trường kinh tế là nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Trước hết, phải kể đến các chính sách đầu tư, chính sách phát triển kinh tế, chính sách cơ cấu,…Các chính sách kinh tế vĩ mô này tạo ra sự ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành, từng vùng kinh tế cụ thể do đó tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các ngành, vùng kinh tế nhất định.

Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, các cơ quan quản lý Nhà nước làm tốt công tác dự báo để điều tiết đúng đắn các hoạt động đầu tư, không để ngành hay vùng kinh tế nào phát triển theo xu hướng cung vượt cầu; việc thực hiện tốt sự hạn chế phát triển độc quyền, kiểm soát độc quyền, tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng; việc quản lý tốt các doanh nghiệp Nhà

nước, không tạo ra sự khác biệt đối xử giữa doanh nghiệp Nhà nước và các loại hình doanh nghiệp khác; việc xử lý tốt các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ tỷ giá hối đoái; việc đưa ra các chính sách thuế phù hợp với trình độ kinh tế và đảm bảo tính công bằng;… đều là những vấn đề hết sức quan trọng, tác động rất mạnh mẽ đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có liên quan.

c. Các nhân tố về văn hoá xã hội

Phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, thói quen tiêu dùng, tín ngưỡng, tôn giáo, dân số, nhân lực,… tất cả các yếu tố quyết định đến lượng cầu và cung sản phẩm. Vì vậy, nếu doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ mà không phù hợp với lượng cầu đó sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm, và sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn.

d. Môi trƣờng ngành

Môi trường ngành của doanh nghiệp bao gồm các thành viên ở xung quanh doanh nghiệp, gây ảnh hưởng đến năng lực phục vụ khách hàng của doanh nghiệp, được hình thành bởi 5 lực lượng là đối thủ cạnh tranh, sức ép của nhà cung cấp, sức ép của khách hàng, các sản phẩm thay thế, sức ép của nhà cung ứng tiềm năng.

Doanh nghiệp chỉ có thể nhận thức tác động của các yếu tố bên ngoài để khai thác, vận dụng chúng sao cho có lợi đối với doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CÀ PHÊ TỈNH ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 2006 – 2013

CNCB CÀ PHÊ

2.1.1. Nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên

a.Vị trí địa lý

Đắk Lắk là tỉnh miền núi thuộc khu vực Tây Nguyên. Lãnh thổ của tỉnh trải dài 150 km theo hướng Đông - Tây, có chiều ngang với độ hẹp trung bình là 70 km (chỗ hẹp nhất 60 km, chỗ rộng nhất 80 km). Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai với đường ranh giới chung 40 km. Phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng với đường ranh giới chung 30 km. Phía Tây giáp Vương Quốc Campuchia có đường ranh giới chung 25 km. Phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hoà với đường ranh giới chung 60 km. Đắk Lắk được xem là một trong những trung tâm chính trị vùng Tây Nguyên.

Địa hình của tỉnh đa dạng, đồi núi xen kẽ bình nguyên và thung lũng, ở phía Tây dãy Trường Sơn, có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc. Địa hình núi cao chiếm 35% diện tích tự nhiên, tập trung ở phía Nam và Đông Nam tỉnh với độ cao trung bình 1.000 – 1.200 m, trong đó có đỉnh Chư Yang Sin 2.442m. Địa hình cao nguyên bằng phẳng nằm ở giữa tỉnh, chiếm 53% diện tích tự nhiên với độ cao trung bình 450m. Phần diện tích tự nhiên còn lại bao gồm địa hình bán bình nguyên huyện Ea Súp, địa hình vùng bằng trũng huyện Krông Pắk. Các dạng địa hình chủ yếu của tỉnh là:

Vùng núi cao: Nằm về phía Đông Nam của tỉnh với diện tích xấp xỉ bằng ¼ diện tích tự nhiên toàn tỉnh, ngăn cách giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột và cao nguyên Lâm Đồng.

Vùng đồi cao nguyên: là địa hình chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh, địa hình bằng phẳng, đường Quốc lộ 14 gần như là đỉnh phân thuỷ, cao ở giữa và thấp dần về hai phía, địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Toàn tỉnh có hai vùng đồi cao đó là thành phố Buôn Ma Thuột, với diện tích 37.718 ha và huyện M’Đrắk, vơi diện tích 133.628 ha.

Vùng bán bình nguyên: Đây là vùng đất rộng lớn nằm ở phía Tây tỉnh, bề mặt ở đây bị bóc mòn, có địa hình khá bằng phẳng, đồi lượng sóng nhẹ, độ cao trung bình 180m, có vài dãy núi nhô lên như Yok Đôn, Chư M’Lanh đó là huyện Ea Súp với diện tích 176.563 ha.

Vùng bằng trũng: là khu vực nằm ở phía Đông Nam của tỉnh gồm hai huyện Krông Pắk và Lắk với diện tích khoảng 188.185 ha, nằm giữa thành phố Buôn Ma Thuột và dãy núi Chư Yang Sin, độ cao trung bình 400 – 500 m. Đây là thung lũng của lưu vực sông Sêrêpốk hình thành các vùng nằm trũng chạy theo các con sông Krông Pắk, Krông Ana với cánh đồng Lắk và Krông Ana rộng khoảng 20.000 ha.

Với điều kiện địa hình của mỗi vùng khác nhau tạo ra sự đa dạng về phát triển các loại cây trồng của từng địa phương, đa dạng hoá nông sản hàng hoá và các nguồn cung phong phú cho thị trường tỉnh.

b. Tài nguyên thiên nhiên đất các loại

Theo kết quả phân loại đã được công bố năm 1995 (FAO - UNESCO), đất Đắk Lắk được chia thành 11 nhóm và 84 đơn vị đất đai. Các nhóm đất chính là:

Nhóm đất phù sa: có diện tích 14.708 ha chiếm 1,1% diện tích tự nhiên (DTTN), đất được hình thành do sự bồi lắng phù sa của các sông suối, phân bố ven sông Krông Ana, Krông Nô.

Nhóm đất Gley có 29.350ha chiếm 2,2% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở vùng trũng thuộc huyện Lắk, Krông Ana và rải rác ở các vùng ngập nước quanh năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm đất than bùn phân bố ở một số thung lũng kín, vùng Bazan, diện tích 210 ha, chiếm 0,01% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Khu vực than bùn Ea Nhái đã làm hồ chứa nước và một số diện tích đã được khai thác làm phân vi sinh.

Nhóm đất đen có 38.694 ha, chiếm 3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố xung quanh các miệng núi lửa, vùng rìa các khối bazan và các thung lũng baza.

Nhóm đất xám có 579.309 nghìn ha, chiếm 44,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố hầu hết ở các huyện, trên dạng địa hình có dốc.

Nhóm đất đỏ có 311.340 nghìn ha, chiếm 23,7% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố tập trung tại các khối bazan Buôn Ma Thuột, phân lớn có độ dốc thấp, tầng đất mịn dày, có thành phần cơ giới nặng tơi xốp khi ẩm, khả năng giữ và hấp thu nước tốt. Nhóm đất này thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, dâu, tằm,…

Nhóm đất nâu có 146.055 ha, chiếm 11,1% diện tích tự nhiên, phân bố ở địa hình ít dốc, thành phần cơ giới tầng mặt nhẹ, xuống sâu nặng dần, khả năng giữ nước và dinh dưỡng tốt.

Nhóm đất nâu thẫm có 22.343 ha, chiếm 1,7% diện tích tự nhiên, phát triển trên đất bọt bazan, ở vùng rìa cao nguyên bazan, ở chân gò, đồi bazan,

có độ dốc thấp. Đất có hàm lượng dinh dưỡng cao, hàm lượng thịt nhẹ đến trung bình. Tầng đất mịn không dày, lẫn nhiều sỏi sạn.

Nhóm đất có tầng sét chặt, cơ giới phân dị có diện tích 32.98ha, chiếm 2,51% diện tích tự nhiên, nhóm đất này phân bố ở huyện Ea Súp trên địa hình bán bình nguyên, địa hình lòng chảo hoặc thung lũng. Do quá trình hình thành đất chủ đạo là quá trình rửa trôi tạo nên tầng sét chặt trong đất.

Nhóm đát mới biên đổi, diện tích 23.498 ha, chiếm 1,7% diện tích tự nhiên của tỉnh.

Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá có 79.132 ha, chiếm 6,03 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở Tây huyện Ea Súp, vùng núi thấp và gò đồi rải rác ở các huyện.

Nhóm đất nứt nẻ có diện tích 3.794 ha, chiếm 6,03%. diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố tập trung ở huyện Crông Păk và vùng núi thấp và gò đồi rải rác ở các huyện.

Tóm lại, đất đai ở Đắk Lắk khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp (dễ khai thác, đầu tư cải tạo thấp, độ an toàn sinh thái cao). Nhóm đất đỏ có diện tích 324.679 ha chiếm 24,81% diện tích tự nhiên của tỉnh, phần lớn nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng rất phù hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, v.v. Ngoài ra còn có nhiều loại đất khác như đất xám, đất nâu, đất nâu thẫm, thích nghi với nhiều loại cây trồng khác nhau như cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và một số cây lâu năm khác,… Đây là điều kiện khá thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng.

2.1.2. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội

a.Môi trường kinh tế

Giai đoạn 2006 – 2013, Đắk Lắk tăng trưởng với tốc độ trung bình 11%/năm. Mặc dù năm 2009 chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế làm cho tốc độ tăng trưởng có giảm xuống nhưng trong giai đoạn 2006 – 2010 đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 12,13%, từ giá trị đạt được 7.895 tỷ đồng vào năm 2006 đã tăng lên con số 12.826 tỷ đồng vào năm 2010.

Bảng 2.1. Tổng sản phẩm trong tỉnh phân theo khu vực kinh tế thời kỳ 2006 – 2013

(theo giá cố định năm 1994)

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm Tổng số Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

2006 7.894,4 4.701,4 1.207,4 1.985,6 2007 9.261,8 5.455,1 1.401,4 2.405,3 2008 10.262,6 5.719,2 1.611,3 2.932,1 2009 11.407,1 6.055,1 1.879,1 3.472,9 2010 12.678 6.321,1 2.151,8 4.205,1 2011 14.178,2 6.652,1 2.716,9 4.809,2 2012 13.024,8 6.080,4 2.241,6 4.702,8 2013 16.039 7.194 2.725 6.120 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk

Nhìn chung, các khu vực kinh tế đều có sự tăng trưởng chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Cụ thể: Năm 2006 nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng chủ yếu 54,94% (4.701,4 tỷ đồng), nhóm ngành dịch vụ chiếm 27,35% (1.985,6 tỷ đồng), nhóm ngành công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 18,71% (1.207,4 tỷ đồng). Đến năm 2013, tỷ trọng của nhóm ngành

nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm xuống chỉ còn 45,70% (3.415,4 tỷ đồng), nhóm ngành dịch vụ tăng lên 37,60% (6.120 tỷ đồng) và nhóm ngành công nghiệp và xây dựng 16,70% (2.725 tỷ đồng). Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ việc giảm dần tỷ trọng nông nghiệp để nhường chỗ cho công nghiệp và dịch vụ tăng lên cho thấy xu hướng tất yếu của một nền kinh tế đang phát triển đi lên. Đắk Lắk phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành CNCB cà phê.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (viết tắt PCI) là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam trong việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp. Chỉ số PCI được áp dụng thí điểm vào năm 2006, đến nay đã 08 năm, Đắk Lắk được đánh giá và xếp loại vào nhóm trung bình.

Bảng 2.2. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Đắk Lắk từ năm 2006 - 2013

Năm Điểm tổng hợp Kết quả xếp loại Nhóm điều hành

2006 50,33 52 Yếu 2007 51,05 51 Yếu 2008 53,33 33 Trung bình 2009 57,37 38 Trung bình 2010 57,2 38 Trung bình 2011 53,46 58 Yếu 2012 55,94 36 Trung bình 2013 57,13 38 Trung bình

Nguồn: Báo cáo của phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Chỉ số PCI là một trong những nhiệt kế quan trọng để đánh giá khả năng cạnh tranh cấp tỉnh, là một chỉ số nhằm đánh giá khả năng hội nhập của

tỉnh, cơ chế chính sách, môi trường để các nhà đầu tư quyết định vào địa phương. Các thành phần kinh tế tư nhân trong và ngoài nước có muốn đầu tư vào một ngành nghề, vào một khu vực của một nước nào cũng căn cứ trước tiên vào chính sách phát triển kinh tế của khu vực đó, kế đến là tính minh bạch.

Theo đánh giá kết quả do VCCI công bố, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2011 tỉnh Đắk Lắk đã tụt xuống ở mức đáng báo động. Từ đứng thứ 33 vào năm 2008, tụt xuống thứ 58/63 tỉnh thành trong bảng xếp loại năm 2011 (tụt 20 bậc so với năm 2010 và 20 bậc so với năm 2009). Đặc biệt, trong 05 tỉnh trong khu Tây Nguyên, Đắk Lắk đứng thứ 3. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ số PCI của tỉnh giảm mạnh là do: Chỉ số điểm tính minh bạch năm 2013 giảm 0,75 điểm so với năm 2007; Chi phí không chính thức năm 2013 giảm 1,07 điểm so với năm 2007. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như thông tin về tỉnh còn hạn chế; sự sẵn sàng của tỉnh chưa tốt và thủ tục hành chính tuy có cải thiện nhưng vẫn còn chậm.

Từ những kết quả và các nguyên nhân làm giảm chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh, Lãnh đạo tỉnh đã họp với các sở, ban, ngành chức năng tỉnh, chính quyền địa phương và doanh nghiệp nhất trí thông qua nhóm giải pháp chính, như : Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp chủ yếu nhất là cải thiện các chỉ số cạnh tranh như tính năng động; hỗ trợ doanh nghiệp, tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất, chi phí thời gian thực hiện các qui định nhà nước và thiết chế pháp lý; tăng cường giải pháp cải thiện nhóm các chỉ số giảm điểm, xếp hạng thấp và tụt điểm.

b.Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng có vai trò rất quan trọng đối với sự hoạt động và phát triển của ngành công nghiệp. Nó có thể tạo thuận lợi, là cơ sở thúc đẩy sự

phát triển công nghiệp nếu nó đảm bảo chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của công nghiệp. Ngược lại, nếu không đảm bảo các điều kiện cần thiết thì cơ sở hạ tầng có thể gây cản trở cho sự phát triển công nghiệp nói riêng, sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

Đắk Lắk là tỉnh có hệ thống giao thông tương đối thuận tiện như đường bộ và đường hàng không.

Quốc lộ 19 qua Đắk Lắk nối với các tỉnh phía Bắc và Nam của cả nước,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển công nghiệp chế biến cà phê Tỉnh Đăk Lắk (full) (Trang 31)