6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.2.4. Tạo vùng nguyên liệu cho CNCB nông sản
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động – một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Đối với các doanh nghiệp chế biến nông sản, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh.Ngành chế biến nông sản có tồn tại và phát triển được hay không hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nông sản mà họ có được.
Nguyên liệu của ngành chế biến nông sản hiện nay được cung cấp từ nguồn chính là sản xuất nông nghiệp trong nước và cả nhập khẩu. Riêng CNCB cà phê thì nguyên liệu chủ yếu do sản xuất cà phê ở Tây Nguyên.
Để phát triển ổn định, nâng cao khả năng cạnh tranh, ngành chế biến nông sản cần chủ động nguồn nguyên liệu, khai thác các thị trường cung cấp một cách hữu hiệu nhằm đạt được mục tiêu sản xuất đảm bảo các yêu cầu quản lý chất lượng với chi phí thấp nhất có thể. Nguồn nguyên liệu thực sự là một yếu tố quan trọng, với đặc trưng của ngành chế biến nông sản, giải quyết được bài toán nguyên liệu là đã có được lợi thế nhất định trong quá trình phát
triển ngành chế biến nông sản.
Mô hình phát triển CNCB nông sản hiện nay thường là thực hiện liên kết giữa các doanh nghiệp CNCB nông sản và nông dân. Mô hình rất thành công đó chính là mô hình Nhà máy đường Lam Sơn Thanh Hóa. Theo Mô hình này Nhà máy sẽ bảo đảm một số điều kiện hỗ trợ nông dân trồng mía như giống, kỹ thuật, vốn … và bao tiêu sản phẩm với giá hợp lý đồng thời nông dân tham gia liên kết với tư cách là cổ đông của nhà máy và được chia lãi. Do vậy đã bảo đảm được vùng nguyên liệu duy trì sản xuất.
Như vậy vấn đề lớn nhất để xây dựng vùng nguyên liệu cho CNCB nông sản chính là giải quyết lợi ích giữa các bên.
Tiêu chí phản ánh:
- Tổng sản lượng cà phê của tỉnh - Cơ cấu sản lượng theo vùng
- Tỷ trọng diện tích cà phê sản xuất theo tiêu chuẩn sạch - Quy mô và diện tích vùng nguyên liệu trung bình