Đổi mới thiết bị công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất và tổ chức sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển công nghiệp chế biến cà phê Tỉnh Đăk Lắk (full) (Trang 77)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.2. Đổi mới thiết bị công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất và tổ chức sản

chức sản xuất

- Lý do đưa ra giải pháp : Thiết bị công nghệ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc áp dụng các phương pháp, quy trình công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra các sản phẩm có giá trị cao hơn. Trong thời đại ngày nay, không thể tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước nếu như không có các máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại. Chính vì lẽ đó mà ở tất cả các nước, muốn đẩy mạnh ngành khai thác và chế biến cà phê đều phải quan tâm hàng đầu tới việc đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động.

Với đặc điểm của ngành chế biến cà phê, đầu tư đổi mới công nghệ là một vấn đề hết sức cấp bách nếu muốn đạt được các mục tiêu đã đề ra. Thật vậy, hiện nay năng lực thiết bị của các doanh nghiệp chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk còn rất hạn chế như thời hạn sự dụng máy móc trang thiết bị của doanh nghiệp chủ yếu trong đó cách đây 10 năm là 48.5%, trình độ tự động hóa chưa cao khi tỷ lệ bán tự động 47.7% và 21.1% là thủ công. phần lớn các doanh nghiệp mua trang thiết bị của Trung Quốc và Việt Nam 15.5%. Điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sản phẩm và gián tiếp ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Vấn đề này trở nên bức thiết hơn khi Việt Nam đã chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), khi gia nhập WTO như đặt chân vào một thương trường rộng lớn, vừa có thêm cơ hội để mở rộng giao thương, được đối xử công bằng và sòng phẳng theo những luật chơi đã được quy định trước nhưng cũng vừa chạm mặt với những thách thức gay gắt là sự cạnh tranh khốc liệt hơn cũng như hàng rào kỹ thuật (có thể là hàng rào bảo hộ sản xuất trong nước) ở những thị trường tiêu thụ lớn sẽ tinh vi hơn.

Nguyên nhân : Các doanh nghiệp còn chưa quan tâm đến việc đầu tư đổi mới công nghệ, quy mô nhỏ khả năng tích lũy vốn thấp, chưa có tầm nhìn chiến lược lâu dài về nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào trong quá trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm có giá thành hợp lý, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm và thiếu vốn

- Giải pháp thực hiện:

Để sản phẩm đảm bảo chất lượng và có thế mạnh về giá khi cạnh tranh, thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, tạo chỗ đứng cho các doanh nghiệp chế biến cà phê cả nước nói chung và Đắk Lắk nói riêng trên thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức lại sản xuất cả về thiết bị công nghệ và công tác quản lý theo kịp thời đại. Cụ thể:

- Đầu tư công nghệ phù hợp và hiệu quả. Cà phê Đắk Lắk vốn có chất lượng và danh tiếng. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp sử dụng công nghệ chưa cao trong chế biến cà phê nên sản phẩm có chất lượng chưa đáp ứng được các khách hàng khó tính (như thị trường Nhật, Mỹ,...). Do đó, các doanh nghiệp cần ứng dụng các công nghệ chế biến tạo ra các sản phẩm mà hiện nay thị trường đang ưa chuộng.

- Đổi mới công nghệ theo hướng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO hay TQM. Khi các doanh nghiệp đã đạt được các tiêu chuẩn chất lượng này thì thương hiệu sẽ được nâng lên….Vì vậy, đạt được tiêu chuẩn chất lượng ISO sẽ giúp cho các sản phẩm của doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh, dễ dàng xâm nhập vào các thị trường mới và sớm hoà nhập với tiêu chuẩn chung của thế giới.

Như vậy, các giải pháp đầu tư công nghệ trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, thoả mãn tốt hơn nhu cầu ngày càng khắt khe của người

tiêu dùng, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp khi hội nhập kinh tế quốc tế. Tuỳ theo chiến lược phát triển, mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình thời gian và hướng ưu tiên đầu tư thích hợp.

- Hiệu quả của giải pháp :

Giúp doanh nghiệp lựa chọn và quyết định đầu tư công nghệ phù hợp với năng lực của mình. Góp phần nâng cao năng suất sản xuất, giảm chi phí, giảm giá thành, tận dụng tối đa nguyên vật liệu nhằm cho ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao hơn. Máy móc, thiết bị công nghệ mới giúp các doanh nghiệp đa dạng hóa sản phẩm mà còn có tính năng bảo vệ môi trường tốt hơn.

Về tổ chức sản xuất

Lý do đưa ra giải pháp

Một phần không nhỏ các doanh nghiệp trong CNCB cà phê vẫn theo mô hình công ty tư nhân với mô hình quản lý theo kiểu gia đình. Mô hình này có những hạn chế nhất định trong tổ chức quản lý sản xuất nên khó phát triển doanh nghiệp.

Mặt khác, trong hoạt động tổ chức sản xuất của mình phần lớn các doanh nghiệp chế biến cà phê hoạt động tự thân thiếu liên kết trong nhiều trường hợp dẫn tới dậm chân nhau và cạnh tranh thiếu lành mạnh.

Giải pháp thực hiện

- Khuyến khích các doanh nghiệp khi có điều kiện có thể chuyển đổi mô hình công ty sang thành công ty TNHH và công ty cổ phần.

- Các cơ quan quản lý nhà nước cần kết hợp với Phòng Công nghiệp và thương mại Việt Nam tổ chức các đợt tập huấn và bồi dưỡng kiến thức về

quản trị doanh nghiệp cho các lãnh đạo của các công ty nói chung và công ty tư nhân và cơ sở sản xuất chế biến cà phê nói riêng.

- Tạo ra môi trường và khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức liên kết trong sản xuất chế biến cà phê cũng như hình thành hệ thống phân phối chung.

Điều kiện thực hiện:

Cần có sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và hình thành cơ chế phối hợp hoạt động trong đào tạo cho đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp;

Các doanh nghiệp phải xác định đúng tầm quan trọng của vấn đề cải thiện tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.

Hiệu quả của giải pháp

- Giúp các doanh nghiệp CNCB cà phê từng bước tạo ra và nâng cao trình độ tổ chức quản lý sản xuất doanh nghiệp theo hướng hiện đại và hiệu quả;

- Tạo ra sự lan tỏa với các doanh nghiệp của tỉnh về cài tiến tổ chức sản xuất.

Mở rộng và đẩy mạnh tổ chức tốt liên kết giữa các doanh nghiệp

- Lý do đưa ra giải pháp:

Đa số các doanh nghiệp quy mô nhỏ, năng lực sản xuất chưa đáp ứng được những đơn hàng lớn. Có những doanh nghiệp đầu tư dây chuyền công suất thiết kế rất lớn nhưng không đủ đơn hàng, chỉ sử dụng một phần công suất, hoặc trong trường hợp khi gặp các đơn hàng mà một vài doanh nghiệp không thể thực hiện trong thời gian ngắn được. Vấn đề đặt ra là phải tổ chức tốt liên kết để cùng nhau phát triển.

có nhận thức lợi ích cục bộ, cá nhân của mỗi doanh nghiệp, chưa nghĩ đến việc liên kết có thể mang lại lợi ích lớn hơn cho doanh nghiệp.

- Giải pháp thực hiện:

Tăng cường liên kết hỗ trợ phát triển cho các doanh nghiệp trong khâu chế biến để đủ năng lực về vốn, thiết bị công nghệ để chế biến các vùng nguyên liệu, tạo nguồn nguyên liệu ổn định lâu dài và giảm gây ảnh hưởng môi trường xung quanh.

Hiệp hội chế biến cà phê tỉnh Đắk Lắk là đơn vị đứng ra liên kết, cầu nối giữa các doanh nghiệp trong hiệp hội, đàm phán ký kết các hợp đồng xuất khẩu sản phẩm hay nhập khẩu nguyên liệu với quy mô lớn nhằm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp cà phê Đắk Lắk trên thị trường quốc tế. Trong tương lai, có thể đi đến sản xuất mang tính chuyên môn hóa từng loại sản phẩm nhằm phát huy tối đa khả năng của từng đơn vị thành viên.

- Hiệu quả của giải pháp:

Sẽ tạo nên sức mạnh tập thể về vốn, lúc đó nguồn vốn chung của các doanh nghiệp liên kết nhau lớn mạnh có thể đáp ứng cho những lô hàng lớn, năng lực sản xuất chung được nâng cao, có thể sử dụng hết công suất hoạt động của máy móc thiết bị dẫn đến hạ giá thành sản phẩm.

Sự tập trung sản xuất theo từng loại sản phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyên môn hóa sản xuất, từng doanh nghiệp nhỏ lẻ không cần phải đảm trách từ khâu đầu mua nguyên liệu đến khâu cuối cùng là xuất bán thành phẩm. Như vậy, sẽ giảm đáng kể các chi phí cho việc từng doanh nghiệp tìm hiểu thị trường, ký hợp đồng, lên kế hoạch sản xuất,… Bên cạnh đó các doanh nghiệp liên kết với nhau và sản xuất theo từng loại sản phẩm sẽ dẫn đến tay nghề được nâng cao hơn, sản phẩm đẹp hơn, giá thành sẽ giảm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển công nghiệp chế biến cà phê Tỉnh Đăk Lắk (full) (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)