6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.2.3. Giải pháp về vùng nguyên vật liệu
- Lý do đưa ra giải pháp:
CNCB cà phê Đắk Lắk có nguyên liệu đảm bảo nhu cầu chế biến ổn định lâu dài, tuy nhiên hiện nay nguyên liệu cà phê sạnh và chất lượng cao chỉ đáp ứng từ 35% nhu cầu phục vụ chế biến. Sự cạnh tranh quyết liệt của các doanh nghiệp thu mua cà phê để xuất khẩu và các cơ sở chế biến nhỏ của nông dân tự chế biến.
Nguyên nhân: Các doanh nghiệp có khả năng vốn lớn quá ít, chạy theo lợi nhuận trước mắt nên chưa đầu tư phát triển đầu tư vào vùng nguyên liệu.
- Giải pháp thực hiện :
+ Triển khai thực hiện Quy hoạch vùng nguyên liệu và sản xuất cà phê
sạch và chất lượng cao;
+ Phát huy tốt hơn vai trò Hiệp hội CNCB cà phê Đắk Lắk trong việc hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp như : cung cấp thông tin, tổ chức liên kết trong chế biến,...
- Hiệu quả của giải pháp :
Tạo nguồn nguyên liệu ổn định lâu dài, tạo cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư chế biến, đổi mới thiết bị công nghệ,...
3.2.4. Giải pháp về đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng sản phẩm
- Lý do đưa ra giải pháp :
Hiện nay chủ yếu sản phẩm CNCB cà phê vẫn là sản phẩm chế biến thô, tuy tỷ trọng có giảm nhưng vẫn chiếm tới hơn 87%. Trong khi tỷ trọng cà phê hòa tan và cà phê bột tăng nhưng rất chậm chỉ khoảng hơn 12%.
Trong từng sản phẩm như cà phê hòa tan hay cà phê bột cũng khá đơn điệu trừ Trung Nguyên.
Các chiến lược sản phẩm và Marketing của các doang nghiệp còn kém và thiếu bài bản. Việc tiến hành riêng rẽ chỉ tạo ra sự cạnh tranh nhưng không tạo ra hiệu ứng đồng điệu với nhau.
- Giải pháp thực hiện :
Nhà nước cần tổ chức và chuyển giao công nghệ xây dựng thương hiệu và chiến lược sản phẩm cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tùy theo điều kiện của mình mà lựa chọn chiến lược phù hợp. Các chiến lược sản phẩm phải đồng bộ với kế hoạch đầu tư phát triển công nghệ sản xuất, nâng cao trình độ tay nghề của lao động và vốn.
Nhà nước cần có những hỗ trợ về thông tin về tiếp cận thị trường cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp thực hiện chiến lược sản phẩm của mình. Những sản phẩm mới được giới thiệu không chỉ bản thân doanh nghiệp mà cả chính quyền địa phương.
Đa dạng hoá chủng loại sản phẩm
Mở rộng danh mục sản phẩm cà phê chế biến nhất là cả phê bột và cà phê tinh chế.
Tùy theo phân khúc thị trường có thể cho ra những sản phẩm phù hợp với họ và mang đặc trưng của họ.
Đa dạng hóa sản phẩm có thể đi cùng với hệ thống bán lẻ sản phầm này nhất là tại các cửa hàng cà phê.
- Hiệu quả của giải pháp :
+ Mang sản phẩm ngày càng nhiều đến tay người tiêu dùng, tăng số lượng khách hàng trong và ngoài nước. Thị trường càng mở rộng, càng đa dạng, phân khúc càng lớn sẽ tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm, nhiều cấp độ khác nhau đáp ứng cho từng loại khách hàng đồng thời cũng tận dụng được hết các nguồn lực sản xuất của mình.
+ Sản phẩm của doanh nghiệp có tên tuổi và được người tiêu dùng biết đến, ngày càng mở rộng thị trường và bảo vệ được lợi ích chính đáng của mình trong quá trình cạnh tranh hội nhập.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Để phát triển bền vững ngành công nghiệp chế biến cà phê, góp phần vào sự phát triển ngành công nghiệp chế biến nói chung trong những năm tới; bảo vệ môi trường, bảo đảm an sinh xã hội, đồng thời giải quyết hài hòa các lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân ở các vùng có nhà máy chế biến cà phê, tác giả có một số kiến nghị sau :
1. Đối với Trung ƣơng:
- Hỗ trợ các doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường mới
Sản phẩm cà phê xuất khẩu với sự giúp đỡ của Bộ Công Thương sẽ giúp các doanh nghiệp tăng cường công tác tiếp thị chủ động, thu thập và xử lý các thông tin thị trường, về các quy định của các nước nhập khẩu có liên quan. Thông qua hiệp hội cà phê, có thể tiến hành tổ chức hội chợ, triển lãm, hội thảo quốc tế hoặc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào hội thảo, hội chợ, triển lãm quốc tế, tham gia chuyên môn ở nước ngoài, mở văn phòng đại diện, chi nhánh ở nước ngoài,… từ đó có thể làm tốt vai trò dẫn dắt và giới thiệu thị trường cho các doanh nghiệp. Nhờ vậy mà các doanh nghiệp có thể tiếp cận được với thị trường mới và tiếp xúc với khách hàng mới.
- Thực hiện chính sách ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh cà phê xuất khẩu
Nhà nước cần ban hành những quy định cụ thể về chế độ ưu đãi cho vay vốn hoặc giữ lại vốn để các doanh nghiệp tái đầu tư nâng cấp nhà xưởng, cải tiến công nghệ sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tổ chức thực hiện linh hoạt các chính sách hỗ trợ cho các hoạt động xuất khẩu như: cấp tín dụng ưu đãi, hỗ trợ về mặt lãi suất ngân hàng, thưởng xuất khẩu hoặc giảm bớt một số loại thuế để thâm nhập thị trường mới.
- Đề nghị Bộ Tài chính xem xét, điều chỉnh tăng mức thuế suất đối với sản phẩm cà phê chưa qua chế biến hoặc chế biến chưa hoàn chỉnh nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng của các dự án chế biến sâu. Không thực hiện ưu đãi đầu tư đối với các dự án chế biến thô.
- Để hạn chế tình trạng 2 giá trong mua bán nội địa và xuất khẩu của các DN (giá tính thuế ghi trên hóa đơn và giá thực tế), tránh thất thoát trong thu thuế, đề nghị Bộ Tài chính xem xét, ban hành quy định về giá tính thuế áp dụng mua bán nội địa và xuất khẩu.
2. Đối với chính quyền tỉnh Đắk Lắk
- Các cơ quan chức năng sớm quy hoạch vùng nguyên liệu cà phê đã cấp phép cho các DN được chế biến nguyên liệu trong tỉnh đáp ứng nhu cầu cho thu mua và chế biến.
- Các cơ quan chức năng giải quyết nhanh các thủ tục cấp phép đầu tư của doanh nghiệp tạo điều kiện để doanh nghiệp ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào nhằm duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh.
- Các sở, ngành của tỉnh chủ động tiếp cận các doanh nghiệp để theo dõi, chỉ đạo và nắm tình hình hoạt động thực tế của các doanh nghiệp, đặc biệt là Sở Công Thương cần tích cực cung cấp chính xác những thông tin thị trường cho các doanh nghiệp, thực sự là cầu nối giữa thị trường với doanh nghiệp, vì thực tế nếu đầu tư vào sản xuất mà không có đầu ra thì sẽ tạo ra tình trạng không thu nhập và mất việc làm hàng loạt.
- Các cơ quan ban, ngành giúp các doanh nghiệp tiếp cận và xử lý thông tin; tích cực mở lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề của công nhân, phát triển nghề cho người lao động, tăng cường công tác quản lý, công nghệ hiện đại. Giúp các doanh nghiệp có đầu ra ổn định, nguồn nguyên vật
liệu sản xuất. Nâng cao chất lượng sản phẩm, làm tốt việc xây dựng thương hiệu, đào tạo quản trị thương hiệu và quản lý Marketing.
- UBND tỉnh xem xét, cho chủ trương Hiệp hội cà phê tham gia thăm dò thu mua cà phê tại khu vực đã quy hoạch nhằm sớm giải quyết khó khăn về nhu cầu chế biến cà phê hiện nay.
- Tăng cường công tác hậu kiểm, định kỳ và đột xuất thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý, kể cả đề nghị thu hồi giấy phép đối với các DN vi phạm trong lĩnh vực chế biến cà phê, bảo vệ môi trường.
- Nghiên cứu đề nghị các doanh nghiệp có trách nhiệm đóng góp kinh phí cho địa phương (nơi có nhà máy chế biến) sửa chữa, nâng cấp và xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nhất là các trục đường giao thông hiện đang xuống cấp nghiêm trọng do xe vận chuyển đá trọng tải lớn, tạo điều kiện cho nhân dân địa phương tham gia vào các hoạt động như trồng cây, bảo vệ môi trường, tạo việc làm và hưởng lợi từ hoạt động chế biến cà phê; đồng thời yêu cầu các DN trong quá trình chế biến phải sử dụng nước tiết kiệm, có hiệu quả, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phục hồi môi trường, môi sinh, đất đai theo quy định của pháp luật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bủi Quang Bình (2013), “Phát triển công nghiệp các tỉnh Duyên hải Miền Trung: Vấn đề và giải pháp”, Kỷ yếu hội nghị Xúc tiến đầu tư vùng DHMT tổ chức ngày 21-22/3/2013 tại Đà Nẵng trang 197-206 [2] Nguyễn Thị Kim Anh (2002), Phương hướng và các giải pháp chủ yếu
phát triển công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu tỉnh Khánh Hòa , Luận án tiến sỹ.
[3] PGS.TS. Bùi Quang Bình (2010), Kinh tế Phát triển, NXB Giáo dục. [4] PGS.TS. Bùi Quang Bình (2011), “Đẩy mạnh công nghiệp hóa và nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam”, Tạp chí Phát triển Kinh tế số 251 tháng 9/2011.
[5] Nguyễn Mạnh Dũng, “Lao động ngành chế biến nông, lâm sản Việt Nam trước hội nhập kinh tế”, đăng trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
[6] TS. Bùi Thị Minh Hằng, Định hướng và giải pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến phục vụ mục tiêu xuất khẩu trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh.
[7] Vũ Trong Lâm, Nguyễn Kế Tuấn, Nguyễn Xuân Thắng (2006), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[8] GS.TSKH. Lương Xuân Quỳ (2005), Chính sách và giải pháp nâng cao giá trị gia tăng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2015, Đề tài nghiên cứu cấp bộ (Bộ Thương mại) (2005).
[9] Nguyễn Văn Thanh (2003), “Một số vấn đề về năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh quốc gia”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 317.
[10]GS.TS Lê Thông (CB) (2004), PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ, PGS.TS Nguyễn Văn Phú, Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, NXB ĐHSP, Hà Nội 2004.
[11] TS.Lê Thế Tiệm - Viện Kinh tế Nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2001) “Nghiên cứu chính sách và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bảo quản, chế biến và tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp”.
[12] GS.TS.Nguyễn Kế Tuấn (2004), “Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản xuất khẩu” Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 2004.
[13] Tài liệu Hội thảo tài nguyên khoáng sản và phát triển bền vững ở Việt Nam của Bộ Công Thương tổ chức tháng 5/2010 : Bài viết về “Tổng quan thực trạng khai thác tài nguyên khoáng sản Việt Nam” của Viện Tư vấn Phát triển; Bài viết về “Phát triển bền vững tài nguyên khoáng sản” của Nguyễn Đức Quý; Bài viết về “Xây dựng mô hình phát triển bền vững cho ngành công nghiệp khai khoáng Việt Nam” của PGS.TS. Nguyễn Cảnh Nam và ThS. Đinh Văn Sơn.
[14] Tổng cục Thống kê (2012), Niên giám thống kê năm 2011, Nhà xuất bản thống kê.
[15]
[16] Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVII (năm 2010) [17] Các trang web Việt Nam