Định hướng phát triển Ngân hàng Ngoại thương Lào (BCEL)

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng ngoại thương lào – chi nhánh tỉnh viêng chăn (Trang 75)

- Trung và dài hạn 273.307 45.7 401.240 59,8 427.120 47 763.572 61

3.1.1. Định hướng phát triển Ngân hàng Ngoại thương Lào (BCEL)

Trên cơ sở nhận định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngân hàng, để tận dụng tốt các lợi thế sẵn cso như các cổ đông chiến lược có tiềm năng tài chính vững mạnh, mạng lưới kênh phân phối rộng khắp, khả năng am hiểu thị trường trong nước…, ngân hàng Ngoại thương Lào đã đưa ra các chiến lược kinh doanh giai đoạn 2015 – 2020 như sau:

- Chiến lược thâm nhập thị trường: Chiến lược duy trì thị phần hiện tại, tập

trung giải quyết vấn đề gia tăng thị phần của ngân hàng trên các thị trường hiện có. Chiến lược này được thực hiện thông qua kế hoạch quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng….nhằm gia tăng khả năng nhận biết cũng như tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính của ngân hàng. Để thực hiện thành công chiến lược này, ngân hàng dự tính sẽ sử dụng khoảng 10% tổng chi phí quản lý hàng năm của ngân hàng cho hoạt động chiêu thị

- Chiến lược phát triển thị trường: Bên cạnh việc tập trung cho công tác đánh

trong hoạt động kinh doanh, chiến lược phát triển thị trường tập trung giải quyết vấn đề đa dạng hóa hệ thống kênh phân phối tại các thị trường mới nhằm đón đầu và chiếm lĩnh thị trường. Tiếp tục phát triển mạng lưới một cách chọn lọc trên các địa bàn trọng điểm đông dân cư, có tiềm năng phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ. Dự kiến hàng năm, sẽ mở mởi từ 20 – 30 điểm giao dịch

- Chiến lược phát triển sản phẩm: Tạo sự khác biệt cho các sản phẩm dịch vụ

của ngân hàng bằng việc ứng dụng công nghệ hiện đại để tăng tính chính xác, an toàn, bảo mật, nhanh chóng trong quá trình giao dịch. Ngân hàng sẽ chủ động đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khảo sát nhu cầu và thị hiếu của khách hàng để phục vụ cho công tác thiết kế sản phẩm nhằm tạo ra những sản phẩm dịch vụ chủ đạo, nổi bật dẫn đầu trong từng nhóm khách hàng. Sản phẩm dịch vụ tài chính của ngân hàng được thiết kế theo hướng mở, đảm bảo tính linh hoạt cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu khác biệt của khách hàng

- Đới với hoạt động tín dụng: Xây dựng lực lượng huy động vốn chuyên trách,

tập trung huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư nhất là thu hút tiền đền bù của các dự án sắp triển khai; Tăng cường các dịch vụ tiện ích để phục vụ khách hàng và nâng tỷ lệ thu dịch vụ cao hơn; Tăng cường giám sát xử lý và thu hồi nợ, bám sát địa bàn, kiên quyết xử lý triệt để, có hiệu quả và đúng quy định các khoản nợ có dấu hiệu phát sinh quá hạn; Thực hiện phân công cán bộ theo địa bàn, quản lý và kiểm tra cán bộ theo đúng chế độ giao việc, nhằm từng bước nâng cao trình độ tay nghề kể cả chuyên môn lẫn phong cách làm việc

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng ngoại thương lào – chi nhánh tỉnh viêng chăn (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w