Các chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn cho vay ngắn hạn

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng ngoại thương lào – chi nhánh tỉnh viêng chăn (Trang 66)

- Trung và dài hạn 273.307 45.7 401.240 59,8 427.120 47 763.572 61

2.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn cho vay ngắn hạn

Bảng 2.11: Các chỉ tiêu phản ảnh mức độ an toàn cho vay ngắn hạn

Đơn vị: Triệu KIP

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014

Nợ ngắn hạn quá hạn 5.176 14.903 78.012 4.901

Nợ xấu ngắn hạn 1,3 2,1 3,0 1,7

Dư nợ cho vay ngắn hạn 324.738 269.730 481.645 478.008

Dư nợ ngắn hạn có TSĐB 153.27

6 136.753 312.588 340.342

Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn 1,6 5,53 16,2 1,03

Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn 4.222 5.657 14.449 8.126

(Nguồn: Phòng Kế toán – quản trị BCEL Viêng Chăn) 2.3.3.1. Tỷ lệ cho vay ngắn hạn có TSĐB

Tài sản đảm bảo là một căn cứ quan trọng để ngân hàng quyết định có cho khách hàng vay vốn hay không và mức dư nợ tối đa có thể cấp cho khách hàng. Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo càng cao chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng được đảm bảo, qua đó nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng. Tỷ lệ cho vay có TSĐB và cho vay ngắn hạn có TSĐB của chi nhánh BCEL Viêng Chăn từ năm 2011 – 2014 tăng trưởng đều qua các năm. Điều này cho thấy công tác thẩm định cũng như việc đảm bảo cáo quy định an toàn khi cho vay của chi nhánh đã dần được chú ý. Tuy nhiên con số này vẫn chưa thực sự tốt khi tỷ lệ nãy vần chỉ chiếm 71,2%. Nghĩa là vẫn còn gần 30% các khoản vay vẫn nằm trong rủi ro và ngân hàng vẫn cho vay dựa trên uy tín khá nhiều. Một số doanh nghiệp là khách hàng lớn của ngân hàng, có mức dư nợ cao đã trở thành khách hàng truyền thống của ngân hàng, qua đó ngân hàng có thể cho vay mà không cần tài sản đảm bảo. Ngân hàng cần có phương án dự phòng, tính toán rủi ro và cân nhắc khi cho vay để đảm báo tránh việc không thu hồi được nợ.

2.3.3.2. Tỷ lệ nợ quá hạn

Tổng dư nợ quá hạn 2012 tăng 90.607 triệu KIP (tăng 20,68%) do ngân hàng cho khách hàng gia hạn nợ vì các sản phẩm của khách hàng bị biến động về giá nên khách hàng không thể trả nợ cho ngân hàng đúng hạn được. Năm 2014 tổng dư nợ quá hạn giảm 107.755 triệu KIP (giảm 93,02%) điều này chứng tỏ các cán bộ tín dụng đã tăng cường hoạt động thu nợ và các khách hàng vay tuy có gặp khó khăn nhưng vẫn tìm cách trả nợ cho ngân hàng để tạo được uy tín đối với ngân hàng và khi trả nợ xong thì khách hàng có thể vay lại.

Quy mô nợ quá hạn có sự thay đổi lớn. Từ năm 2011 – 2013, nợ quá hạn tăng kỷ lục. Từ mức 5.176 triệu KIP năm 2011, đã tăng lên 14.903 triệu KIP vào năm 2012 và 78.012 triệu KIP trong năm 2013. So với tổng dư nợ cho vay ngắn hạn, con số này biến đổi từ 1,6 lên 16,2. Trong khi đó, tỷ lệ cho vay tài sản đảm bảo vẫn tăng đều trong giai đoạn này. Điều này cho thấy, những rủi ro lớn của chi nhánh do các khoản vay không có tài sản đảm bảo từ trước đang là vẫn đề mà ngân hàng cần phải đối mặt. Một số doanh nghiệp là các khách hàng truyền thống của ngân hàng, do tác động từ nền kinh tế và cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Lào, đã bắt đầu có dấu hiệu kém hoạt động, lỗ liên tục nhiều năm. Do vậy, khả năng trả nợ giảm sút. Trong tình hình kinh tế Lào đang bắt đầu hội nhập, việc Lào gia nhập nhiều tổ chức kinh tế thế giới sẽ làm thay đổi bộ mặt của cả nước thì việc chi nhánh cần chú ý theo dõi tình hình HĐSXKD của các doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết để có phương án thu hồi nợ kịp thời, tránh trường hợp bị động và không đòi được nợ. Một nguyên nhân nữa khiến khả năng thu hồi nợ khó khăn hơn đó là do một số khoản cho vay tiêu dùng, đầu tư sản xuất là các hộ gia đình. Do trình độ dân trí của một số địa phương trên địa bàn tỉnh còn thấp nên khi vay vốn về, các hộ gia đình chưa có khả năng phân tích và đầu tư vốn một cách hiệu quả, dẫn tới sản xuất kinh doanh thua lỗ và không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Nắm bắt được vấn đề này, mà trong năm 2014, nợ quá hạn giảm nhanh và chỉ còn chiếm 1,03 trong tổng dư nợ cho vay ngắn hạn. Đây là một thành công lớn và nỗ lực của toàn thể cán bộ chi nhánh trong việc rút kinh nghiệm và kiểm soát các khoản vay. Tỷ lệ nợ quá hạn giảm dần chứng tỏ việc thu hồi vốn của BCEL Viêng Chăn đã trở nên tốt hơn, nâng cao hiệu quả cho vay của khoản vay. Bằng các biện pháp kiên quyết, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ trả

nợ theo pháp luật, tiếp tục xử lý tài sản đảm bảo, thu hồi nợ, ngân hàng đã thu hồi được một phần nợ quá hạn. Đồng thời thực hiện các biện pháp tín dụng chặt chẽ hơn đối với những khoản vay mới nên tỷ lệ nợ quá hạn đã đạt được mục tiêu do Ban lãnh đạo ngân hàng đưa ra.

2.3.3.3. Tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu là khoản nợ thuộc các nhóm 3,4, và 5. Tỷ lệ nợ xấu là một trong những chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thường nữa mà là nguy cơ mất vốn.

Nhìn vào bảng ta thấy, nợ xấu của ngân hàng có sự biến đổi cùng với nợ quá hạn. Nợ xấu tăng lên trong giai đoạn 2011 – 2013 và đến năm 2014 lại có sự giảm nhẹ. Nợ xấu năm 2011 là 1,3% thì đến năm 2014 là 3%, năm 2014 giảm còn 1,7%. Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn với con số như vậy là khá cao so với một chi nhánh. Những khoản nợ xấu này tập trung chủ yếu ở nguyên nhân các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, quản lý yếu kém dẫn đến thua lỗ, không thể trả nợ tiền vay cho ngân hàng đúng hạn được. Một số khoản vay tiêu dùng, vay đầu tư sản xuất của các hộ nông dân không thu hồi được, có trường hợp chi nhánh phải xóa nợ do không có khả năng đòi lại.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng ngoại thương lào – chi nhánh tỉnh viêng chăn (Trang 66)

w