Ngân hàng Thương mại Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho BCEL
1.3.1. Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn của một số Ngânhàng Thương mại Việt Nam hàng Thương mại Việt Nam
1.3.1.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
Hoạt động tín dụng là một trong những lĩnh vực kinh doanh chủ đạo và được kết hợp hài hòa trong chiến lược kinh doanh chung của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Vì thế, việc mở rộng và phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở
chiến lược, định hướng kinh doanh tại từng thời kỳ và có sự kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, đặc biệt là bộ phận nguồn vốn, khách hàng, thanh toán.
Vietcombank cũng thực hành thống nhất chính sách khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu (ngoại trừ trường hợp cấp tín dụng theo chỉ định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước) phù hợp với hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường. Vietcombank cũng đưa ra các ưu đãi tín dụng dựa trên năng lực tài chính, uy tín, mức độ rủi ro và thiện chí trả nợ của bản thân khách hàng. Việc giao dịch với khách hàng được xây dựng theo mô hình một đầu mối giao dịch, tất cả các giao dịch tín dụng của một khách hàng sẽ do một bộ phận tín dụng chịu trách nhiệm phục vụ.
Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình thẩm định các khoản vay, ngân hàng Ngoại thương áp dụng cơ chế phân tách trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay. Vì vậy, bộ phận thẩm định có quyền độc lập đưa ra ý kiến đánh giá của mình trong báo cáo thẩm định. Khi tiến hành thẩm định, ngoài yếu tố pháp lý, các cán bộ thẩm định cũng làm rõ các khía cạnh, tính khả thi của dự án, tính hiệu quả và khả năng tự trả nợ của chính dự án đó. Vietcombank cũng đưa ra quan điểm tổng quát về kiểm soát rủi ro tín dụng là không tập trung cấp tín dụng quá cao cho 1 khách hàng, 1 ngành nghề/lĩnh vực, các nhóm khách hàng, ngành nghề/lĩnh vực có liên quan với nhau, 1 loại tiền tệ và tại 1 địa bàn.
1.3.1.2. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Công thương TMCP Việt Nam (Vietinbank)
Mục tiêu của VietinBank là trở thành một ngân hàng hiện đại hàng đầu Việt Nam, tiến đến đạt trình độ tương đương các ngân hàng hiện đại trong khu vực và
trên thế giới, cung cấp đa dạng sản phẩm dịch vụ (SPDV) tiện ích, tiêu chuẩn quốc tế. Để thực hiện có kết quả mục tiêu đó, VietinBank luôn coi trọng và tiên phong trong ứng dụng công nghệ hiện đại, thương mại điện tử, đáp ứng yêu cầu quản trị và kinh doanh. VietinBank đã triển khai thành công hai giai đoạn hiện đại hóa từ năm 2000 đến 2010 bằng việc triển khai hệ thống Corebanking INCAS và hệ thống quản lý ERP. Trong bất kỳ mảng kinh doanh nào và bất kỳ sản phẩm dịch vụ nào, Vietinbank cũng đang dần công nghệ hóa các sản phẩm nhằm cung cấp những sản phẩm chất lượng nhất đến khách hàng.
Khi tiến hành xét duyệt khoản vay, Vietinbank quan tâm đến các vấn đề cơ bản gồm mức thu nhập, số dư tài khoản tiền gửi, tình hình việc làm và nơi cư trú của khách hàng. Tuy nhiên để đánh giá chính xác chất lượng cho vay, Vietinbank đã đưa ra hệ thống tính điểm, xếp hạng tín dụng bao gồm nhiều tiêu thức khác nhau, mỗi tiêu thức ứng với từng mức điểm khác nhau. Nếu khách hàng không có hồ sơ cho vay hoặc có chất lượng cho vay thấp, ngân hàng yêu cầu phải có người bảo lãnh để hoàn trả khoản vay.
Tuy nhiên, Vietinbank cũng gặp không ít những khó khăn, trở ngại trong hoạt động cho vay ngắn hạn. Việc đánh giá thu nhập, thẩm định các thông tin cá nhân, hộ gia đình tương đối khó khăn so với các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp do sự phân tán và khó khăn trong khai thác thông tin cá nhân. Mặt khác, khả năng tài chính của họ thường hạn chế dẫn đến rủi ro không được thanh toán lớn gấp nhiều lần so với các khoản vay sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp đó ngân hàng có thể phát mại tài sản thế chấp để thu hồi vốn hoặc yêu cầu người bảo lãnh đứng ra thực hiện nghĩa vụ trả nợ.