Thực trạng cho vay ngắn hạn của BCEL

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng ngoại thương lào – chi nhánh tỉnh viêng chăn (Trang 52)

- Trung và dài hạn 273.307 45.7 401.240 59,8 427.120 47 763.572 61

2.2.2. Thực trạng cho vay ngắn hạn của BCEL

Chi nhánh ngân hàng BCEL tỉnh Viêng Chăn là chỗ dựa vững chắc cho các doanh nghiệp, cá nhân khách hàng có nhu cầu vay vốn để kinh doanh. Từ khi thành lập đến nay chi nhánh đã cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Sự

gắn bó giữa ngân hàng và khách hàng tạo nên sự tin cậy trong suốt thời gian qua làm cho hoạt động của ngân hàng càng được mở rộng, tăng trưởng tín dụng tốt, tỷ lệ nợ quá hạn bắt đầu được cải thiện.

Bảng 2.4. Tình hình hoạt động cho vay tại BCEL Viêng Chăn giai đoạn 2011 – 2014

Đơn vị: Triệu KIP

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014

So sánh

2013/2012 2014/2013

Số tiền % Số tiền %

1.Doanh số cho vay 989.110 1.320.672 1.673.951 1.895.209 353.279 26,75 221.258 13,22 a/ Ngắn hạn 870.320 1.205.227 1.585.897 1.804.377 380.670 31,59 218.480 13,78 b/ Trung và dài hạn 118.790 115.445 88.054 90.832 -27.391 -23,73 2.778 3,15 2.Doanh số thu nợ 980.342 1.065.058 1.751.681 1.480427 686.623 64,47 -271.254 -15,49 a/ Ngắn hạn 860.610 944.752 1.655.941 1.401.258 711.189 75,28 -254.683 15,38 b/Trung và dài hạn 119.732 120.306 95.740 79.169 -24.566 -20,42 -16.571 -17,31 3.Tổng dư nợ 598.045 670.790 908.765 1.241.580 237.975 35,48 114.782 14,21 4.Tổng dư nợ quá hạn 18.345 25.236 115.843 8.088 90.607 359,04 -107.755 -93,02 5.Dư nợ bình quân 539.103 634.412 789.700 1.075.145 144.916 20,68 77.305 9,14

Qua bảng số liệu ta thấy các chỉ số doanh số cho vay ngắn hạn và dư nợ bình quân liên tục tăng. Cụ thể là:

2.2.1.1. Về doanh số cho vay

Nhìn chung doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng liên tục tăng qua 4 năm và tiếp tục tăng cao trong tương lai cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế. Năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn là 870.320 triệu KIP thì đến năm 2012 là 1.205.227 triệu. Năm 2013, doanh số cho vay tăng 31,59% so với năm 2012 và năm 2014 tăng 13,78%, đạt 1.804.377 triệu KIP. Nguyên nhân là do doanh nghiệp và khách hàng làm ăn ngày một hiệu quả vì thế ngày càng mở rộng quy mô hoạt động của mình. Mặt khác, do ngân hàng là nơi cung cấp nguồn vốn lý tưởng vì lãi suất hấp dẫn với khách hàng mà nhân viên ngân hàng thì lại nhiệt tình, chu đáo. Về cơ cấu, doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh số cho vay của ngân hàng và có xu hướng tăng lên, doanh số cho vay trung và dài hạn giảm xuống.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến doanh số cho vay của Ngân hàng liên tục tăng trong ba năm qua:

- Một số doanh nghiệp, hộ kinh doanh muốn mở rộng qui mô và thị trường nhưng chưa đủ vốn vì thế họ đi vay ngân hàng, mặt khác nhu cầu bổ sung vốn lưu động của các đơn vị ngày càng gia tăng

- Đội ngũ cán bộ tín dụng mở rộng tìm hiểu đối tượng về lĩnh vực cấp tín dụng nên không những chỉ giữ được khách hàng truyền thống mà còn thu hút thêm một số khách hàng mới

- Bên cạnh lãi suất cho vay ổn định (dao động từ 11 – 13%) và có ưu đãi cũng là nhân tố giúp ngân hàng hoạt động có hiệu quả

Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Khách hàng của chi nhánh trên địa bàn bao gồm các doanh nghiệp, các hộ gia đình, các tổ chức, hiệp hội…. hoạt động trong tất cả các lĩnh vực, trong đó tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp.

- Đối với DNNN: Đó là các doanh nghiệp cung ứng về phân bón, thuốc trừ sâu,

con giống, thức ăn, cung ứng máy nông cụ cho sản xuất hay các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản hàng hoá…..Đây là nhóm khách hàng nhỏ nhưng lại chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu cho vay của chi nhánh. Trong thời gian qua, do sự biến động bất thường về giá của một số mặt hàng như phân bón, thức ăn gia sóc hay nông sản đầu ra làm cho các khách hàng này gặp khó khăn, một số doanh nghiệp bị cạnh tranh bởi các nhà đầu tư Việt Nam, Trung Quốc...đã phá sản. Do vậy, mà doanh số cho vay với các đối tượng này cũng giảm đi do sự thận trọng của chi nhánh.

- Đối với các doanh nghiệp tư nhân: Đây là nhóm khách hàng có triển vọng lớn

bởi lẽ Chính phủ Lào thời gian gần đây đã không ngừng hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân, kêu gọi sự hợp tác giữa các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước…Điều này sẽ dẫn tới một nhu cầu vốn lớn để đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh. Một doanh nghiệp Lào cũng đang có xu hướng đầu tư vào các nước láng giềng như Việt Nam. Do vậy, cơ hội để chi nhánh ngân hàng Lào mở rộng đối tượng và quy mô cho vay là rất lớn, đặc biệt khi mà ngân hàng BCEL đã có uy tín từ lâu đời.

- Đối với các cá nhân, hộ gia đình: Đây là nhóm khách hàng chiếm tỷ trọng

không nhỏ trong cơ cấu cho vay, chủ yếu là vay phục vụ tiêu dùng, vay du học và đầu tư sản xuất.

Bảng 2.5. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Đơn vị: Triệu KIP

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nhà nước 576.942 47,8 7 428.985 27,05 492.775 27,31 -147.957 -25,65 63.790 14,87 Tư nhân 372.295 30,8 9 764.244 48,19 931.560 51,63 391.949 105,28 167.316 21,89 Cá thể 255.990 21,2 4 392.668 24,76 396.242 21,96 136.678 53,39 3.574 0,91 Tổng 1.205.227 100 1.585.897 100 1.804.377 100 380.670 31,59 218.480 13,78

Qua bảng số liệu ta thấy được doanh số cho vay của các thành phần kinh tế liên tục tăng qua 3 năm. Từ năm 2012 đến năm 2013 tăng 380.670 triệu KIP, năm 2014 tăng 218.480 triệu KIP. Cho vay các thành phần có xu hướng tăng nhưng mức tăng không đều qua các năm và có xu hướng chững lại.

Cho vay tư nhân có xu hướng tăng mạnh trong năm 2013, với mức tăng 105,28% và đạt 764.244 triệu KIP. Tuy nhiên, năm 2014 mức tăng chỉ còn 21,89% do hoạt động SXKD của các doanh nghiệp bị tác động mạnh bởi khó khăn của nền kinh tế, cạnh tranh do có sự gia nhập của các nhà đầu tư nước ngoài như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc…nên chi nhánh cũng thận trọng hơn trong các khoản cho vay. Doanh số cho vay tư nhân cũng giảm đáng kể do nhu cầu giảm xuống.

Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành

Về cơ bản cơ cấu cho vay ngắn hạn theo ngành có xu hướng tăng tập trung vào 3 ngành công nghiệp, thương mại và xây dựng, vì đây là những ngành đang được Nhà nước Lào tập trung đầu tư và phát triển theo tiến trình hội nhập khu vực và thế giới. Nắm bắt được tình hình này nên chi nhánh ngân hàng BCEL Viêng Chăn đã chuyển hướng chiến lược sang tập trung vào 3 ngành cơ bản, tăng tỷ trọng cho vay 3 ngành này và giảm tỷ trọng cho vay các ngành khác.

Ngành công nghiệp vẫn có doanh số cho vay cao nhất và tăng mạnh qua các năm. Năm 2012, tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp là 742.179 triệu KIP, sang năm 2013 là 1.071.591 triệu KIP, tăng 44,34%; sang năm 2014, mức tăng giảm mạnh, nhưng vẫn tăng trưởng dương với 14,87%, đạt con số cho vay 1.112.399 triệu KIP.

Bảng 2.6. Doanh số cho vay theo ngành

Đơn vị: Triệu KIP

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Công nghiệp 742.179 61,58 1.071.591 67,57 1.112.399 61,65 329.412 44,34 63.790 14,87 Xây dựng 380.370 31,56 200.299 12,63 261.274 14,48 391.949 105,28 167.316 21,89 Thương mại 40.014 3,32 130.519 8,23 346.440 19,2 136.678 53,39 3.574 0,91 Khác 42.665 3,54 183.488 11,57 84.264 4,67 140.823 330,07 -99.224 -54,08

Tổng 1.205.227 100 1.585.897 100 1.804.377 100 380.670 31,59 218.480 13,78

Cho vay ngành xây dựng tăng đột biến trong năm 2013, với mức tăng hơn 105%. Nguyên nhân do đầu tư nước ngoài vào Lào ngày càng nhiều đã giúp cho ngành xây dựng ngày một phát triển và có vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án. Đến năm 2014, đà tăng đã nhẹ nhàng hơn do các dự án bắt đầu đi vào triển khai và thi công.

Doanh số cho vay ngắn hạn đối với lĩnh vực thương mại – dịch vụ có xu hướng phục hồi trong năm 2014. Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng 19,2% năm 2014, so với mức 8,23% trong năm 2013. Điều này là phù hợp với xu hướng đẩy mạnh hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng.

2.2.1.2. Doanh số thu nợ ngắn hạn

Trong quá trình thực hiện cho vay, thu nợ là khâu chiếm vị trí quan trọng được chi nhánh đặc biệt quan tâm, nó không những thể hiện khả năng thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng mà nó còn phản ánh đến hiệu quả sử dụng đồng vốn của chi nhánh. Doanh số thu nợ tùy thuộc vào kỳ hạn trả nợ thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, thường khoản nợ được trả sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Cán bộ tín dụng đã thiết lập được quan hệ với những khách hàng đáng tin cậy, công tác thẩm định, đánh giá rủi ro được thực hiện khá tốt. Cộng thêm công tác quản lý và thu nợ, bám sát địa bàn, xử lý nợ của cán bộ tín dụng cũng đạt hiệu quả cao. Điều này được thể hiện rõ qua doanh số tín dụng khá cao trong giai đoạn 2011 – 2014.

Bảng 2.7: Doanh số thu nợ ngắn hạn trong cơ cấu dư nợ

Đơn vị: Triệu KIP

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013

Số tiền % Số tiền %

Doanh số thu nợ 1.065.058 1.751.681 1.480427 686.623 64,47 -271.254 -15,49 Ngắn hạn 944.752 1.655.941 1.401.258 711.189 75,28 -254.683 15,38 Trung và dài hạn 120.306 95.740 79.169 -24.566 -20,42 -16.571 -17,31

(Nguồn: Báo cáo tài chính chi nhánh BCEL Viêng Chăn)

Từ bảng trên cho thấy, doanh số thu nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu doanh thu cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên, trong năm 2014, doanh số thu nợ lại giảm xuống so với năm 2013, từ 1.655.941 triệu KIP xuống còn 1.401.258 triệu KIP. Doanh số thu nợ giảm xuống do một số khoản cho vay các công ty xây dựng chưa thu hồi được. Thu nợ trung và dài hạn giảm nhanh.

2.2.1.3. Dư nợ

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, chi nhánh luôn chú trọng bám sát tình hình kinh tế thực tế tại địa phương để kịp thời đưa vốn của mình đầu tư vào những lĩnh vực có hiệu quả kinh tế xã hội cao. Vì thế những năm qua, chi nhánh ngân hàng đã đầu tư vào việc mở rộng và đa dạng hóa nhiều ngành sản xuất đặc biệt là những ngành thế mạnh của vùng, góp phần vào mục tiêu chung cho sự phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, dư nợ ngắn hạn lại có xu hướng giảm xuống do nhu cầu vay vốn dài hạn của các doanh nghiệp tăng lên sau giai đoạn phục hồi do ảnh hưởng của biến động nền kinh tế.

Đơn vị: Triệu KIP Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 670.790 908.765 1.241.580 237.795 35,45 332.815 36,62 Ngắn hạn 324.738 269.730 481.645 -55.008 -16,94 211.915 78,57 Trung và dài hạn 346.052 639.035 759.935 292.983 84,66 120.900 18,9

(Nguồn: Báo cáo tài chính chi nhánh BCEL Viêng Chăn)

Tổng dư nợ của ngân hàng vào năm 2012 là 670.790 triệu KIP, trong đó phân phối đồng đều cho ngắn hạn và trung – dài hạn. Tuy nhiên từ năm 2013 trở đi, sự chênh lệch về cơ cấu dư nợ giữa hai nhóm này lại khác biệt hoàn toàn. Dư nợ cho vay ngắn hạn giảm trong năm 2013 xuống cón 269.730 triệu KIP. Mặc dù đến năm 2014 có phục hồi trở lại nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp hơn so với dư nợ trung và dài hạn. Ngoài nguyên nhân từ các doanh nghiệp còn do có nhiều ngân hàng đầu tư vào Lào như ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank)…. nên khả năng cạnh tranh đối với các ngân hàng càng cao. Ngân hàng nước ngoài có nguồn vốn mạnh nên thu hút được nhiều đối tượng đến vay hơn.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng ngoại thương lào – chi nhánh tỉnh viêng chăn (Trang 52)

w