Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng ngoại thương lào – chi nhánh tỉnh viêng chăn (Trang 71)

- Trung và dài hạn 273.307 45.7 401.240 59,8 427.120 47 763.572 61

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

2.3.2.1. Hạn chế

Thứ nhất, tồn tại nhiều thiếu sót trong quy trình cho vay. Áp lực về thời

gian thẩm định dự án, ký kết hợp đồng và giải ngân đến từ cả hai phía, lãnh đạo ngân hàng và khách hàng vay vốn đã làm cho cán bộ tín dụng gặp phải những khó khăn. Thời gian càng ngắn cán bộ tín dụng không thể kiểm tra được đầy đủ thông tin, từ đó không đánh giá được chính xác năng lực của khách hàng vay vốn, kết quả thẩm định không được tốt. Bên cạnh đó,áp lực về thời gian còn có thể dẫn đến những thiếu sót trong quy trình cho vay như: Hồ sơ khách hàng, quá trình giả ngân, kiểm tra giám sát sau khi cấp vốn...làm giảm hiệu quả cho vay của ngân hàng.

Thứ hai, trong thực tiễn tỷ lệ nợ qúa hạn vẫn trong giới hạn cho phép, tuy

nhiên trong điều kiện cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế mà trực tiếp là các tổ chức tín dụng trên địa bàn ngày càng gay gắt, do vậy vấn đề nợ quá hạn luôn là yếu tố tiềm ẩn có tính thường trực, giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng

Thứ ba, tăng trưởng dư nợ cao nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tỷ lệ cho vay

ngắn hạn có tài sản đảm bảo của ngân hàng vẫn ở mức thấp. Điều này cho thấy rủi ro có nguy cơ gia tăng với hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng cần có những chính sách phù hợp để đưa tỷ lệ này về mức hợp lý đồng thời vẫn đảm tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn

Thứ tư, vòng quay vốn còn thấp, chưa đạt được mục tiêu đã đề ra. Vòng

quay vốn là một chỉ tiêu quan trọng, không chỉ phản ánh khả năng thu hồi nợ từ khách hàng mà còn cho thấy một nguồn vốn đầy đủ, sẵn sàng cho việc mở rộng tín dụng. Các chỉ số của chi nhánh cho thấy vẫn còn hạn chế trong khâu tính toán kỳ hạn trả gốc và lãi, chưa xác định được chính xác tốc độ quay vòng vốn trong các doanh nghiệp để có thể thiết lập nên một cơ cấu vốn tối ưu. Vòng quay vốn thấp còn cho thấy công tác thu hồi nợ vẫn còn chưa tốt.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, thông tin đầu vào để ngân hàng phân tích giúp đưa ra quyết định

tín dụng còn thiếu. Thông tin mà Ngân hàng có được nhiều khi phải lấy từ các nguồn phi chính thức nên độ tin cậy không cao. Mặt khác còn thiếu sự hỗ trợ từ phía quản lý Nhà nước về việc công bố thông tin của doanh nghiệp, đặc biệt là việc xếp loại doanh nghiệp trên thị trường đã gây ra nhiều khó khăn trong công

tác thẩm định. Chi nhánh cũng chưa có một đội ngũ cán bộ chuyên thu thập, nghiên cứu và phân tích thông tin doanh nghiệp, cập nhật thông tin thị trường nên việc kiểm tra độ chính xác về các hồ sơ doanh nghiệp còn thấp. Rủi ro trong quá trình thẩm định hồ sơ khá cao.

Thứ hai, việc thẩm định tài sản đảm bảo còn nhiều vướng mắc với tài sản

đảm bảo là bất động sản. Hiện nay chi nhánh định giá theo thực tế, việc định giá như vậy đem lại một số rủi ro nhất định khi mà giá thực tế của bất động sản được định giá cao, trong khi đó thị trường bất động sản thường xuyên biến động không lường trước được. Với tài sản không phải là bất động sản, hiện nay chi nhánh tiến hành định giá theo giá trị sổ sách, hoặc giá trị trên hóa đơn để định giá, ngân hàng không căn cứ vào xu hướng biến động của tài sản trên thị trường nên nó có thể mang lại rủi ro nếu khách hàng tìm mọi cách nâng giá hóa đơn. Một số tài sản đảm bảo là nhà cửa, đất đai của các hộ gia đình ở vùng sâu vùng xa, khi vay vốn chi nhánh khó định giá. Nguyên nhân là do cơ chế chính sách về đất đai ở Lào còn chưa đồng bộ, và cán bộ tín dụng cũng chưa am hiểu về địa phương.

Thứ ba, công tác giám sát khách hàng sau khi vay vốn hiện nay chưa thật sự

hiệu quả. Đội ngũ cán bộ tín dụng làm công tác giám sát khách hàng chưa chuyên nghiệp, chưa có sự thẩm định thường xuyên do vậy những thay đổi trong quá trình hoạt động SXKD của khách hàng chưa nắm bắt được kịp thời để có biện pháp xử lý.

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích. Sau khi nhận

các mục đích rủi ro nhưng có mức sinh lợi cao làm cho Ngân hàng khó thu hồi nợ.

Thứ hai, cơ chế, chính sách liên quan mật thiết đến các doanh nghiệp như

chiến lược phát triển vùng, ngành, các quy định liên quan đến xuất nhập khẩu, các tiêu chuẩn về môi trường…thường xuyên thay đổi, không có tính dự báo cũng có thể gây ra nhiều rủi ro cho dự án vay vốn. Việc xử lý nợ nhiều khi còn gặp khó khăn do các quy định về pháp luật thiếu và chưa đồng bộ, việc xử lý tài sản thế chấp gặp nhiều khó khăn mất nhiều thời gian gây thiệt hại lớn cho ngân hàng.

Thứ ba, nền kinh tế của Lào vẫn còn trong giai đoạn phát triển. Do vậy, áp

lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài, các ngân hàng ngoài rất lớn. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước chưa đủ tiềm lực về tài chính và công nghệ để đối đầu, dẫn tới những rủi ro trong quá trình kinh doanh thường xuyên xảy ra, khả năng trả nợ cho ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, các ngân hàng, trong đó có chi nhánh ngân hàng BCEL Viêng Chăn cũng phải gánh chịu những tác động và thách thức từ quá trình hội nhập khi mà các ngân hàng nước ngoài đang bắt đầu mở chi nhánh tại Lào.

Thứ tư, trình độ dân trí của người dân Lào vẫn còn thấp so với các nước

trong khu vực và trên thế giới. Nhu cầu vay vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất vẫn còn hạn chế do e ngại và chưa am hiểu về sản phẩm. Đây cũng là một khó khăn khiến việc đa dạng các sản phẩm cho vay của chi nhánh cũng bị cản trở, sản phẩm cho vay tiêu dùng, cho vay mua ô tô, cho vay du học….chưa thực sự phát triển.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng ngoại thương lào – chi nhánh tỉnh viêng chăn (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w