Nguyên tắc phương thức và một số phương pháp chủ yếu giáo dục biến

Một phần của tài liệu Tích hợp giáo dục về biến đổi khí hậu trong dạy học phần sinh thái học sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 31)

9. Cấu trúc luận văn

1.1.2.5.Nguyên tắc phương thức và một số phương pháp chủ yếu giáo dục biến

bổ sung, mở rộng thêm những kiến thức cần thiết cho mình, hiểu biết thêm thiên nhiên, con người ở địa phương mình, khám phá thêm những kiến thức thực tế cần thiết về biến đổi khí hậu.

Các hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông rất đa dạng. Mỗi loại có nội dung riêng, được đặc trưng bởi phương pháp tiến hành và cách thức tổ chức thích hợp. Nhằm mục tiêu về giáo dục biến đổi khí hậu, có thể tiến hành các hoạt động ngoại khoá như : đố vui về hiệu ứng nhà kính, câu lạc bộ giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, thi tìm hiểu về biến đổi khí hậu toàn cầu, thi hùng biện có nội dung về biến đổi khí hậu,... Các hoạt động này được thực hiện ngoài giờ, có sự phối hơp với các tổ chức Đoàn, Đội, Hội học sinh... trong nhà trường sẽ thu được nhiều hiệu quả thiết thực.

1.1.2.5. Nguyên tắc phương thức và một số phương pháp chủ yếu giáo dục biến đổi khí hậu khí hậu

24

Mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục BĐKH phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của cấp học.

Giáo dục biến đổi khí hậu là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp vào các môn học và các hoạt động. Giáo dục biến đổi khí hậu không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục như là một bộ môn riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó là một hướng hội nhập vào chương trình. Giáo dục biến đổi khí hậu là cách tiếp cận xuyên bộ môn.

Trang bị cho HS một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về biến đổi khí hậu và kĩ năng ứng phó với BĐKH . Hệ thống kiến thức và kĩ năng được triển khai qua các môn học và các hoạt động theo hướng tích hợp nội dung qua các môn học.

Phải chú ý khai thác tình hình thực tế của từng địa phương. - Phải chú trọng thực hành, hình thành các kĩ năng, phương pháp hành động cụ thể.

-Giảm diễn giảng ở người dạy, tăng cường thảo luận ở người học - Giảm nội dung giờ giảng ở lớp, tăng giờ học ngoại khóa

- Giảm nhớ thuộc lòng, tăng khảo sát, nghiên cứu

-Giảm việc yêu cầu học sinh trả lời theo sách, tăng độc lập tư duy, giải quyết vấn đề của người học

- Vận dụng nguyên lý, tránh tiếp cận xuôi chiều lý thuyết sẵn có

- Tập trung xem xét tính hệ thống của vấn đề, tránh sa vào hiện tượng vụn vặt. - Chú ý kinh nghiệm thực tế và kĩ năng vận dụng

- Tăng cường làm việc tập thế

- Chú ý dạy học theo dự án và đề tài khảo sát nghiên cứu

Cách tiếp cận cơ bản của giáo dục biến đổi khí hậu là: Giáo dục về biến đổi khí hậu, trong môi trường và vì môi trường, đặc biệt là giáo dục vì môi trường. Coi đó là thước đo cơ bản hiệu quả của giáo dục biến đổi khí hậu .

Tận dụng các cơ hội để giáo dục biến đổi khí hậu nhưng phải đảm bảo kiến thức cơ bản của môn học, tính logic của nội dung, không làm quá tải lượng kiến thức và tăng thời gian của bài học.

* Phương thức giáo dục

Giáo dục biến đổi khí hậu là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì vậy, được triển

25

khai theo phương thức tích hợp. Nội dung Giáo dục biến đổi khí hậu được tích hợp

trong các môn học thông qua các chương, bài cụ thể. Việc tích hợp thể hiện ở 3 mức độ: mức độ toàn phần, mức độ bộ phận và mức độ liên hệ.

Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chương phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của Giáo dục biến đổi khí hậu.

Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung Giáo dục biến đổi khí hậu.

Mức độ liên hệ: Có điều kiện liên hệ một cách logic. Ở THPT có thể tích hợp Giáo dục biến đổi khí hậu ở tất cả các môn; Tuy nhiên, một số môn có cơ hội tích hợp nhiều hơn như: Sinh học, Hoá học, Địa lí, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Vật lí, Công nghệ...

* Để tiến hành có hiệu quả các hình thức nghiên cứu và giáo dục biến đổi khí hậu trong nhà trường, cần có một số điều kiện cần thiết

Nâng cao nhận thức của giáo viên về biến đổi khí hậu toàn cầu. Giáo viên là nhân tố đóng vai trò quyết định đến thành công của công tác giáo dục biến đổi khí hậu trong các trường học. Những hiểu biết của giáo viên về biến đổi khí hậu có tác động rất lớn đến nhận thức của người học.

Tăng cường công tác quản lí, chỉ đạo về giáo dục biến đổi khí hậu. Lãnh đạo nhà trường cần quán triệt việc giáo dục biến đổi khí hậu đến tứng cán bộ và giáo viên trong toàn trường, tổ chức các hoạt động thân thiện với môi trường, cải thiện môi trường tại trường học, từ đó xây dựng các tổ chức, các hoạt động gắn với giáo dục biến đổi khí hậu nói riêng và giáo dục môi trường nói chung.

Xây dựng và ban hành các qui chế, chế độ khen thưởng và đãi ngộ thoả đáng cho các cán bộ quản lí, giáo viên có thành tích về giáo dục biến đổi khí hậu.

Phải coi giáo dục BĐKH là bộ phận hữu cơ của sự nghiệp giáo dục và là một sự nghiệp của toàn dân

Giáo dục BĐKH là một thành phần bắt buộc trong chương trình giáo dục và đào tạo, và phải được thực hiện trong kế hoạch dạy học và giáo dục hiện hành. Những vấn đề về BĐKH được dạy thông qua nhiều môn học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

26

Đưa giáo đục BĐKH vào hoạt động nhà trường một cách thích hợp với trường học

Làm cho người học và người dạy thấy được nhiệm vụ cần bảo vệ môi trường xung quanh để hạn chế sự biến đổi khí hậu là ít nhất

Triển khai giáo dục BĐKH bằng các hoạt động mà học sinh là người thực hiện, học sinh bằng hoạt động của chính mình mà thu được hiệu quả thực tiễn. GV là người tổ chức hoạt động giáo dục BĐKH dựa trên chương trình quy định và tìm cách vận dụng phù hợp với từng địa phương.

* Nguyên tắc tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu vào các môn học trong trường phổ thông

Quá trình khai thác các kiến thức giáo dục BĐKH cần phải đảm bảo 3 nguyên tắc cơ bản:

Không làm thay đổi tính đặc trưng môn học, không biến bài học của bộ môn thành bài giáo dục BĐKH.

Khai thác nội dung giáo dục BĐKH có chọn lọc, có tính tập trung vào những chương mục nhất định.

Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và các kinh nghiệm thực tế các em đã có, vận dụng tối đa mọi khả năng để cho học sinh tiếp xúc trực tiếp với môi trường.

1.1.2.5. Một số phương pháp cơ bản có thể sử dụng trong giáo dục biến đổi khí hậu

Nội dung giáo dục BĐKH được tích hợp vào nội dung của phần Sinh thái học nên có thể sử dụng các phương pháp dạy học sinh học để dạy về BĐKH. Mục tiêu của giáo dục BĐKH không chỉ hình thành cho HS kiến thức về bản chất, nguyên nhân, biểu hiện và hậu quae của BĐKH, mà còn hình thành cho các em mối quan tâm, thái độ đúng đắn, các kĩ năng cần thiết, từ đó mới có thể hình thành hoặc có chuyển biến trong hành vi của các em đối với BĐKH. Để dạt được mục tiêu, đó thì phải sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm. Đây cũng đồng thời là việc làm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và năng cao chất lượng dạy học bộ môn Sinh học. Các phương pháp dạy học theo hướng tích cực dưới đây có thể sử dụng trong tích hợp giáo dục BĐKH qua dạy học Sinh học

27

- Phương pháp nghiên cứu tình huống (case study)

Phương pháp nghiên cứu tình huống là một kĩ thuật giảng dạy trong đó những thành tố chính của một tình huống nghiên cứu được trình bày cho học sinh với mục đích minh họa hoặc tạo kinh nghiệm giải quyết vấn đề.

Phương pháp nghiên cứu tình huống là một phương pháp giảng dạy dựa vào những ví dụ thực tế ( Marsick, 1990), được dùng để thúc đẩy hành động, tăng trưởng và phát triển (Galbraith & Zelenak, 1991)

- Phương pháp thuyết trình

Thuyết trình là phương pháp dạy học truyền thống, chủ yếu dùng lời nhưng vẫn có tính tích cực nếu thuyết trình nêu vấn đề hoặc thuyết trình giải quyết vấn đề, kết hợp với sự minh họa của các phương tiện trực quan. Trong dạy học tích học giáo dục BĐKH thuyết trình có thể sử dụng một cách hiệu quả trong trường hợp GV giải thích những khái niệm trừu tượng, chẳng hạn giải thích vai trò của hệ sinh thái trong đời sống tinh thần của con người, đó chính là cảnh đẹp của thiên nhiên giúp con người thư giãn sau giờ làm việc căng thẳng,…

Thuyết trình với đặc trưng dùng lời nói còn có ưu điểm là GV có thể truyền cảm xúc vào lời nói khi kể những câu chuyện về môi trường cho HS. HS có thể thấy được sự lo lắng của cả nhân loại đến những tác hại mà thiên nhiên mang lại cho con người. HS có thể thấy được sự bình yên khi được sống trong môi trường trong lành do thiên nhiên mang lại: HS cũng có thể đồng cảm lên án những hành động tàn phá rừng, buôn bán, săn bắn những động vật quý hiếm,…

- Phương pháp đóng vai

Là phương pháp được đặc trưng bởi một hoạt động với các nhân vật giả định, mà trong đó, các tình thế trong thực tiễn cuộc sống được thể hiện thành những hành động có tính kịch. Trong vở kịch này, các vai khác nhau do chính học sinh đóng và trình diễn. Các hành động có tính kịch được xuất phát từ chính sự hiểu biết, óc tưởng tượng và trí sáng tạo của các em, không cần phải qua tập dượt hay giàn dựng. Phương pháp đóng vai được tiến hành theo các bước

+ Tạo không khí để đóng vai + Lựa chọn vai

28

+ Nếu thấy ý đồ của mình được thực hiện, thì giáo viên có thể cho ngừng diễn, sau đó hướng dẫn học sinh thảo luận về các cách giải quyết vấn đề của vai diễn và đánh giá vở diễn

- Phương pháp thảo luận

Thảo luận là phương pháp học sinh tọa đàm, trao đổi với nhau xoay quanh một vấn đề được đặt ra dưới dạng câu hỏi, bài tập hay nhiệm vụ nhận thức. Trong phương pháp này, học sinh giữ vai trò tích cực, chủ động tham gia thảo luận, giáo viên giữ vai trò nêu vấn đề, gợi ý, kiến thiết và tổng kết

- Phương pháp đàm thoại

Giáo viên nêu ra những câu hỏi để học sinh trả lời hoặc có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên. Rèn cho học sinh bản lĩnh tự tin, khả năng diễn dạt một vấn đề trước tập thể, đồng thời khơi gợi lòng ham muốn hiểu biết của học sinh, tạo cho các em một không khí học tập chủ động, tích cực.thông qua đó HS lĩnh hội được kiến thức trong bài và những kiến thức thực tiễn liên quan đến bài học.

+Vấn đáp – tái hiện: là những câu hỏi yêu cầu HS nhớ lại những kiến thức đã học hoặc đã biết. Vấn đáp – tái hiện thường chỉ được sử dụng trong bài dạy với mục đích gợi ý, dẫn dắt HS trong khi học bài mới hoặc được dùng để liên hệ kiến thức đã học và kiến thức mới, hoặc trong khâu củng cố kiến thức.

+Vấn đáp – tìm tòi bộ phận: là những câu hỏi mà câu trả lời phải có chứa đựng kiến thức mới, chưa biết. Các câu hỏi cần đa dạng, ở các mức độ tư duy khác nhau theo đánh giá của Bloom. GV nên đặt câu hỏi kích thích HS tư duy ở mức độ cao

- Phương pháp trực quan (sử dụng tranh hình, tư liệu, thí nghiệm,…) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có thể gọi đầy đủ phương pháp này là “ phương pháp dạy học sử dụng phương tiện trực quan”. Phương tiện trực quan bao gồm mọi dụng cụ, đồ dùng, thiết bị kĩ thuật từ đơn giản đến phức tạp dùng trong quá trình dạy học, với tư cách là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan (sự vật và hiện tượng), nguồn phát ra thông tin về sự vật và hiện tượng đó, làm cơ sở để tạo thuận lợi cho sự lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, kỹ xảo về hiện thực đó cho học sinh

- Hoạt động ngoại khóa

Giáo viên tổ chức với sự tham gia của học sinh trình diễn ảo thuật, đó vui sinh học, kịch vui sinh học

29

Tác dụng của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa:

+ Ôn lại và vận dụng một số kiến thức sinh học gắn với đời sống

+ Kích thích sự sáng tạo của học sinh sáng tác các kịch bản để trình diễn + Rèn luyện cho học sinh cách thức tổ chức các sinh hoạt khoa học

Với những hoạt động ngoại khóa, giáo viên nên đóng vai trò cố vấn, còn để học sinh tự động thiết kế

- Phương pháp dạy học dự án

Dạy học sự án là một hình thức dạy học, trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm có thể giới thiệu được

- Thiết kế Modum giáo dục biến đổi khí hậu

Modum giáo dục biến đổi khí hậu là một chuỗi các việc làm được thiết kế nhằm khai thác nội dung bài giảng để đạt được mục tiêu giáo dục biến đổi khí hậu đề ra trong khi vẫn tuân thủ các tiến trình của một bài giảng thông thường.

- Thiết kế website giáo dục biến đổi khí hậu

Thiết kế websites có nội dung giáo dục biến đổi khí hậu. websites có nhiều điểm mạnh, giúp bổ sung kiến thức cho học sinh, linh động, hấp dẫn, tiện dụng, góp phần nâng cao hứng thú học tập.

Vì mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, không có phương pháp nào vạn năng, nên khi sử dụng để tích hợp kiến thức giáo dục biến đổi khí hậu cần cân nhắc, chọn lựa phương pháp phù hợp, đa dạng để có thể đem lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Tích hợp giáo dục về biến đổi khí hậu trong dạy học phần sinh thái học sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 31)